Vì sao Nga không thể “buông bỏ” đông nam Ukraine?
Vì các nhà máy chế tạo trang thiết bị quân sự cho Nga, đó là khẳng định của trang BusinessInsider khi bình luận về các động thái can thiệp của Matxcơva ở Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự một lễ vinh danh trong lĩnh vực khoa học và văn hóa ở điện Kremlin, Nga, 12/06/2012.
Vùng đông và nam Ukraine, nơi lực lượng ly khai đang đấu tranh đòi liên bang hóa, có hơn 50 nhà máy đã được xây dựng để sản xuất linh kiện quân sự đặc biệt cho Matxcơva trong hơn 2 thập kỷ qua. Đó là kết luận của một bài báo được đăng tải trên tờ Bloomberg, một hãng tin chuyên về kinh tế của Mỹ.
Sản lượng sản xuất của các nhà máy này cung cấp đến 30% số thiết bị mà Nga cần để chế tạo vũ khí. Mức phụ thuộc này không thể ngay lập tức được thay thế và nội địa hóa tại Nga, và nó trở thành bài toán vô cùng đau đầu với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Hiện nay, tất cả các hợp đồng cung cấp linh kiện sản xuất vũ khí sang Matxcơva của Ukraine đã dừng lại kể từ sau sự sáp nhập của Crimea vào Liên bang Nga.
Tờ Bloomberg cũng từng lưu ý rằng Nga sẽ “đấu tranh mà không có 400 động cơ máy bay quân sự nhập khẩu từ Ukraine mỗi năm hay 10 triệu USD trả cho Ukraine để cung cấp hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa cho mình”.
Theo nhận định trên, BusinessInsider kết luận, đó là lý do đúng đắn nhất giải thích tại sao Tổng thống Nga muốn giữ tầm ảnh hưởng của điện Kremlin ở khu vực đông và đông nam Ukraine.
“Có được vùng phía đông và nam Ukraine là lợi thế lớn cho Nga nhìn từ quan điểm quân sự và kinh tế”, ông Mikhail Barabanov, Tổng biên tập của tạp chí Moscow Defense Brief nói trên tờ Bloomberg, “Nga sẽ có quyền kiểm soát các công ty quốc phòng rất quan trọng và có giá trị”.
Hiện các khu vực muốn ly khai ở phía đông Ukraine đang nắm trong tay phần lớn nhất của lượng vũ khí ở châu Âu. Hơn một triệu vũ khí bao gồm súng trường, súng máy, và vũ khí hạng nặng cũng như hàng triệu viên đạn được lưu trữ trong một cơ sở được Liên Xô xây dựng vào những năm 1950.
Hơn nữa, cảng Oktyabrsk ở phía tây nam Ukraine là điểm trung chuyển vũ khí quan trọng của Nga đối với thế giới. Ngành công nghiệp này, thông qua “Mạng lưới Odessa”, không chỉ có giá trị kinh tế với Nga mà còn giúp Kremlin có thêm vị thế quan trọng trong việc phát huy sức mạnh trong một cuộc chiến tranh ủy nhiệm như ở Syria.
Tờ báo phương Tây kết luận, với lý do đó, Nga đầu tư rất lớn cho quân ly khai “đang gây bất ổn” ở phía nam và phía đông Ukraine.
Video đang HOT
Bản đồ tình hình ly khai ở Ukraine
Hãng tin Reuters cung cấp bản đồ thông tin tóm lược về tình hình ly khai ở Ukraine từ đầu tháng Năm tới nay.
Tại vùng phía đông:
Ngày 1/5: Lực lượng biểu tình thân Nga tràn vào tòa nhà văn phòng công tố viên ở Donetsk.
Ngày 2/5: Lực lượng biểu tình thân Nga bắn rơi 2 trực thăng của quân đội Ukraine. Trong khi đó, tại Odessa, 42 người đã chết trong một cuộc đụng độ giữa phe ủng hộ liên bang hóa và phe thân chính phủ.
Ngày 3/5: Quân đội Ukraine giành lại quyền kiểm soát trụ sở công an ở Kramatorsk.
Ngày 4/5: Ở Odessa, hàng ngàn người bao vây trụ sở cảnh sát, yêu cầu thả tự do cho các nhà hoạt động đòi liên bang hóa Ukraine. 67 người đã được thả.
Ngày 5/5: Lực lượng tự vệ thân Nga bắn rơi 1 trực thăng của quân đội Ukraine
Theo Infonet
Tu-160 bay sang Crimea, Ukraine rút khỏi Kramatorsk, thả người biểu tình Odessa
Sau khi hàng loạt máy bay tiêm kích và máy bay ném bom Nga ồ ạt xuất hiện ở Crimea, chiều tối ngày 4/5, quân đội Ukraine bất ngờ rút ra khỏi Kramatorsk, đồng thời cũng đã thả 67 nhà hoạt động ở Odessa.
Kênh 5 truyền hình Ukraine Pravda tối ngày 4/5 đưa tin, quân đội Ukraine đã triệt thoái khỏi những vị trí đã chiếm ở Kramatorsk trở về căn cứ, cách trung tâm thành phố khoảng 15km. Tuy nhiên, kênh truyền hình này không cho biết lý do của cuộc rút quân đột ngột nêu trên.
Trước khi rút lui, trong 2 ngày phát động chiến dịch "chống khủng bố", quân đội Ukraine đã huy động hàng ngàn binh sĩ cùng sự hỗ trợ của trực thăng chiến đấu, xe tăng đã mở các cuộc tập kích vào lực lượng ly khai tại thành phố Kramatorsk thuộc tỉnh Donetsk.
Cùng ngày, truyền thông khu vực dẫn lời một chỉ huy của lực lượng tự vệ địa phương tại thành phố Kramatorsk thừa nhận, lực lượng ly khai và tự vệ quân chỉ còn kiểm soát trung tâm thành phố và một số vùng lân cận. Đụng độ ác liệt giữa tự vệ địa phương và an ninh Ukraine từ rạng sáng 4/5 đã làm thêm 7 thành viên tự vệ thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
Kênh truyền hình Russia-24 tối ngày 4/5 cũng đưa tin về vụ rút quân của lực lượng an ninh Ukraine nhưng xuất phát từ nguyên nhân khác. Họ cho biết, lực lượng dân quân đã phản công và buộc quân đội Ukraine phải rút về khu vực sân bay Kramatorsk.
Kênh truyền hình Nga còn cho biết thêm, lực lượng dân quân Donbass phối hợp với nhân dân vùng này đã giành lại quyền kiểm soát một số thành phố và thị trấn quan trọng ở miền Đông Ukraine như Konstantinovka, Slavyansk, Andreyevka và Kramatorsk.
Bộ 3 máy bay ném bom chiến lược Nga: Tu-95MS và Tu-22M3 (trái) và Tu-160 (phải)
Còn ở khu vực Odessa, trước sức ép của hàng ngàn người dân biểu tình bao vây tòa nhà Sở Nội vụ, với thái độ vô cùng căm phẫn, cảnh sát Odessa phải thả một nhóm lớn gồm 67 nhà hoạt động chống chính phủ, sau khi bắt giam họ hôm 2/5. Cùng được thả còn có cả những người sống sót bị giữ lại sau vụ hỏa hoạn hôm 2/5 ở tòa nhà Công đoàn.
Hãng thông tấn Nga Itar-Tass cho biết có hơn 1.000 người đã phong tỏa sở cảnh sát tại thời điểm đó. Trong khi đó một hãng tin của Pháp cho rằng, có khoảng hơn 3.000 người biểu tình. Cảnh sát chống bạo động có mặt ở đây đã buộc phải đứng yên, trong khi những người biểu tình hô vang khẩu hiệu "Anh hùng!" và "Tự do!".
Việc thả tự do cho một số nhà hoạt động không làm xoa dịu đám đông. Một số người biểu tình đã cố gắng để xâm nhập vào bên trong tòa nhà, la lớn: "Phát xít, phát xít!" và đòi trả tự do cho gần 100 người biểu tình nữa vẫn tiếp tục bị giam giữ.
Trước đó, Bộ Nội vụ Ukraine thông báo rằng họ đã bắt giữ 160 người "tham gia tích cực nhất vào các hoạt động gây bất ổn công cộng" và buộc tội họ "làm rối loạn" và "là mối đe dọa hoặc bạo lực đối với việc thực thi pháp luật".
Người dân Odessa bao vây trụ sở Sở Nội vụ Odessa
Bộ này cũng đổ lỗi cho "Nga là kẻ chủ mưu xúi giục, cựu Tổng thống Ukraine Yanukovych là người cung cấp tiền, những người biểu tình chống chính phủ đã khởi xướng bạo lực hôm 2-5 và thậm chí cáo buộc họ ném bom xăng từ tầng trên xuống tầng dưới, gây cháy lớn, cướp đi sinh mạng của 42 nhà hoạt động của chính họ!?"
Theo tờ RT, đã có bằng chứng rõ ràng về việc những người theo phe ủng hộ Kiev đã bắn vào những người trong các lều trại của phe chống chính phủ, dồn họ vào trong tòa nhà và ném "Bom xăng Molotov" gây ra vụ cháy tòa nhà Công đoàn. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông phương Tây có vẻ "vẫn đang mơ hồ về nguyên nhân của thảm kịch này".
Quyền Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk cũng đã có những động thái xoa dịu cơn giận giữ của người dân Odessa khi tuyên bố, Kiev sẽ chuyển giao nhiều quyền lực hành chính hơn cho chính quyền khu vực đồng thời đảm bảo thêm về việc sử dụng tiếng Nga.
Theo hãng tin Itar-Tass, trong chuyến thăm Odessa hôm 4/5 - 2 ngày sau khi diễn ra vụ hỏa hoạn, quyền Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk hứa hẹn "sẽ theo đuổi con đường phân cấp quyền lực" thông qua việc sửa đổi Hiến pháp Ukraine và cung cấp thêm nhiều bảo đảm liên quan đến việc sử dụng tiếng Nga và các ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số khác.
Người dân Odessa bao vây trụ sở Sở Nội vụ Odessa
Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Nga tỏ vẻ nghi ngại về các cam kết của ông này vì đây không phải là lần đầu tiên giới chức Kiev hứa hẹn như vậy. Cuối tháng 4 vừa qua, nội các Ukraine cũng từng ra tuyên bố trong đó cam kết sẽ "lắng nghe tất cả các yêu cầu hợp pháp của cả phía Đông và phía Tây của Ukraine".
Các động thái này của Kiev diễn ra trong bối cảnh, bắt đầu từ lúc 16h ngày 4-5, đã có tổng cộng 43 lượt máy bay chiến đấu Nga xuất hiện trên bầu trời nước Cộng hòa Crimea. Các máy bay này bay thành đội hình biên đội rõ ràng với các máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30, máy bay vận tải Il-76 và tiếp dầu Il-78 với máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và Tu-95MS.
Sự xuất hiện của những tiêm kích và máy bay ném bom này đã dấy lên sự quan ngại khi liên hệ chúng với những phát biểu giận dữ và cứng rắn của Moscow trong bối cảnh gần 100 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Trong số này, có cả công dân Nga và thường dân Ukraine thảm tử dưới tay quân đội Ukraine và Tổ chức cực đoan Pravyi Sector trong các vụ thảm sát ở Slavyansk và Odessa.
Đặc biệt là 2 loại máy bay ném bom Tu-160/Tu-95 của Nga gây ra sự lo lắng nhất bởi vì chúng có khả năng mang các tên lửa hành trình siêu xa, tầm bắn 10.000km, đồng thời có khả năng gắn các đầu đạn hạt nhân chiến thuật.
Với tầm bay 14.000-16.000km và tầm phóng của tên lửa hành trình, chúng có khả năng tấn công tất cả các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine chứ không chỉ khu vực đông nam nước này.
Theo ANTD
Chuyên gia vũ khí Mỹ "sốc" trước quân phục đặc biệt của lính Nga Các chuyên gia vũ khí Mỹ vô cùng ngạc nhiên trước sức mạnh của vũ khí, quân phục cá nhân mới của lính Nga và khẳng định đó là một lợi thế lớn nếu lính Nga tham gia tác chiến ở Ukraine. Cụ thể, theo bài viết "Tactical advantage: Russian military shows off impressive new gear" (Lợi thế chiến thuật: quân đội Nga...