Vì sao Nga không đổi Syria lấy 15 tỉ USD?
Ngày 11/8, Điện Kremlin bác bỏ tin tức cho rằng ông Putin đã thảo luận với Hoàng tử Arab Saudi về Syria và hợp đồng vũ khí 15 tỉ USD.
Ông Putin trước đó đã có buổi hội đàm tại Thủ đô Moscow với Giám đốc cơ quan tình báo Arab Saudi, Hoàng tử Bandar bin Sultan, vào ngày 31/7, một buổi gặp gỡ không được thông tin với báo giới.
Sau cuộc gặp này làm dấy lên thông tin việc Arab Saudi yêu cầu Nga thôi ủng hộ Syria, đổi lại, Nga sẽ có một hợp đồng vũ khí trị giá 15 tỉ USD và nhiều ảnh hưởng với thế giới Arab.
Tuy nhiên, ngày 11/8, Ông Yury Ushakov, cố vấn chính sách ngoại giao cấp cao của ông Putin phát biểu trước báo giới: “Ông Putin không thảo luận về bất kỳ thỏa thuận nào”
Các nhà ngoại giao của Arab cũng tiết lộ với báo chí trong buổi hội đàm ngày 31/7, ông Putin đã trực tiếp bác bỏ đề xuất ngừng hỗ trợ chính phủ Syria để đổi lấy thỏa thuận mua bán vũ khí lớn với Arab Saudi từ phía Hoàng tử Bandar bin Sultan.
Một nhà ngoại giao châu Âu thường xuyên đi lại giữa Beirut và Damascus (xin giấu tên trước truyền thông) đã mô tả về ông Putin trong cuộc gặp gỡ ấy như sau: “Tổng thống Nga đã lắng nghe người đối thoại với ông một cách lịch sự, cuối cùng, ông Putin nói với người đó rằng đất nước của ông sẽ không thay đổi chiến lược”.
Video đang HOT
Người dân Syria xuống đường hoan ngênh sự ủng hộ của Nga cho chính quyền Assad tại Thủ đô Damascus cuối năm 2012
Nga vốn là cường quốc ủng hộ chế độ của Tổng thống Syria Bashar al Assad mạnh mẽ nhất. Sự hậu thuẫn của Nga đã hạn chế rất nhiều quyết tâm can dự trực tiếp vào cuộc nội chiến từ Israel, Arab Saudi, cũng như Mỹ và đồng minh. Nhiều nhà phân tích trên thế giới đã dự đoán, nếu Assad thiếu sự hậu thuẫn của Nga, chế độ này sẽ sụp đổ một cách nhanh chóng.
Về bản hợp đồng trị giá 15 tỉ USD, đây là một số tiền không nhỏ, riêng số tiền này đã bằng với doanh thu buôn bán vũ khí của Nga trong cả năm 2012, bằng doanh thu trong 2 năm của Rosoboronexport (tập đoàn xuất khẩu vũ khí lớn nhất nước Nga).
Đồng thời, Arab Saudi cũng đưa ra nhiều thỏa thuận đi kèm như quyền lợi của Nga với chính quyền mới sau khi Assad bị lật đổ, và việc kinh doanh trên thị trường châu Âu của Nga sẽ không bị ảnh hưởng. Với lời mời của Arab Saudi, thì đây là một món lợi khiến bất cứ quốc gia nào cũng phải suy nghĩ.
Nhưng xét lại, Nga và Syria có mối quan hệ đồng minh từ nhiều năm nay, hơn nữa vị trí địa lý của Syria có tính ảnh hưởng sâu sắc đến việc kinh doanh khí đốt của Nga với châu Âu.
Các nước vùng Vịnh muốn chuyển dầu của mình vào châu Âu bằng đất liền buộc phải đi qua lãnh thổ của Syria. Nếu Syria không ủng hộ Nga, quyền lợi của cường quốc này tại thị trường EU sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong khi EU đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu và tránh lệ thuộc vào nước Nga.
Vào năm 2009, ông Assad đã từ chối một thỏa thuận với Qatar bao gồm rất nhiều tỉ USD vốn đầu tư và quyền lợi, để đổi lại việc xây dựng một đường ống dẫn dầu trên đất liền chạy từ vùng Vịnh, qua Syria để đến châu Âu nhằm bảo vệ lợi ích của Nga.
Việc Nga từ chối thẳng thửng, không cần một chút xem xét trước lời đề nghị của Arab Saudi cho thấy, với nước Nga, Syria đang nắm giữ một lợi ích gấp nhiều lần 15 tỉ USD.
Theo Báo Đất Việt
Ngoại trưởng Nga: Không thể phế truất Tổng thống Syria
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov - Ảnh: AFP
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 13.1 cho biết việc phế truất Tổng thống Syria Bashar al-Assad không nằm trong các thỏa thuận quốc tế về cuộc khủng hoảng ở Syria và điều đó cũng không thể thực hiện được.
"Việc phế truất Tổng thống Syria không nằm trong bản thông cáo chung Geneva (được các cường quốc thế giới nhất trí hồi tháng 6.2012) và không thể thực hiện được vì nó không chịu sự quyết định của bất cứ người nào", AFP dẫn lời ông Lavrov nói với báo giới.
Ông Lavrov thừa nhận rằng ông Assad, trong một bài phát biểu hiếm hoi hôm 6.1, đã thể hiện quan điểm muốn giải quyết cuộc khủng khoảng Syria với phe đối lập trong hòa bình, nhưng vẫn chưa đủ thuyết phục phe đối lập.
Và ông Lavrov kêu gọi cả hai bên dàn xếp để có những buổi hòa đàm nghiêm túc.
Các cường quốc thế giới hồi tháng 6.2012 nhất trí một thông cáo chung Geneva, theo đó đề cập đến vấn đề chuyển giao quyền lực cho một chính quyền lâm thời ở Syria, nhưng không hề nêu rõ số phận của ông Assad.
Tuy nhiên, Nga không ủng hộ thông cáo này khi cho rằng người dân Syria có quyền tự quyết định tương lai đất nước của họ, và chỉ trích phương Tây đang ủng hộ phe đối lập.
Các nước phương Tây và Ả Rập, cũng như phe đối lập ở Syria, lại cho rằng thông cáo Geneva chỉ có thể được thực hiện khi ông Assad từ chức.
Hôm 12.1, Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả Rập về Syria, ông Lakhdar Brahimi, đã kết thúc một buổi hội đàm với các đại diện chính phủ Nga và Mỹ, nhưng không đạt được bước đột phá nào trong việc tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Syria.
BBC ngày 3.1 dẫn số liệu của Liên Hiệp Quốc cho hay hơn 60.000 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột đẫm máu tại Syria kể từ tháng 3.2011.
Mới đây, bà Marine Le Pen, lãnh đạo đảng Mặt trận Quốc gia Pháp xuất hiện trong một đoạn video của đài truyền SAMA TV (Syria), lên tiếng chỉ trích các nước phương Tây và vùng Vịnh "ngầm" chi viện cho phe đối lập Syria nhằm lập đổ ông Assad.
Theo TNO
"Chính quyền Syria chỉ còn tính từng ngày" Trong bối cảnh tình hình Syria đang diễn biến phức tạp với các vụ bạo lực đẫm máu ngày càng nghiêm trọng, Mỹ và các nước phương Tây tiếp tục gia tăng sức ép và cảnh báo chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sắp sụp đổ. Nhiều nước đang cân nhắc việc rút công dân khỏi Syria. Hàng triệu người dân Syria...