Vì sao NetEase chiến thắng Tencent trong năm 2019?
Khép lại năm 2019, trên cuộc đua song mã giữa hai đại diện làm game đến từ Trung Quốc, nếu quan sát kỹ chúng ta có thể nhận ra NetEase là đơn vị giành được ưu thế trước gã khổng lồ Tencent.
NetEase được thành lập năm 1997, trước Tencent 1 năm. Nhưng thời gian đầu khởi nghiệp, hãng này khá chật vật và thường bị bỏ sau đối thủ Tencent.
Theo thống kê mới nhất, hoạt động kinh doanh video game của NetEase tạo ra 79% doanh thu trong quý III 2019, thấp hơn so với Tencent. Tuy nhiên, ở quý IV, hãng game có trụ sở tại Quảng Châu, Trung Quốc, lại bứt tốc vươn lên và chiếm lĩnh ưu thế. Xét tổng thể cả năm 2019, NetEase có thể kiêu hãnh với thành tựu của mình.
Mới đây, giá cổ phiếu của NetEase đã tăng gần 40%. Trong khi đó, cổ phiếu của Tencent tăng chưa đến 10%. Một kết quả chênh lệch quá lớn! Vậy nguyên nhẫn nào dẫn đến kết quả trên, hay nói cách khác điều gì làm NetEase vươn lên?
1. NetEase đầu tư quảng cáo, marketing có hiệu quả
Nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong khoảng 3 thập kỷ gần đây và cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang làm trầm trọng thêm khủng hoảng này. Sự chậm lại đó khiến nhiều công ty cắt giảm ngân sách quảng cáo, chi phí PR.
Sự kiểm soát chặt chẽ hơn của chính phủ đối với các công ty game khiến các nhà sản xuất lao đao. Nhưng với NetEase, hãng đã khôn ngoan khi chọn đầu tư marketing cho thị trường nước ngoài. Còn Tencent vẫn đang loay hoay với mớ bòng bong trong nước.
Nhiều nền tảng quảng cáo, mạng xã hội hàng đầu bao gồm Baidu, Weibo và Tencent phải vật lộn với tốc độ tăng trưởng chậm trong các quý gần đây. Doanh thu quảng cáo của Yahoo chiếm 73%, giảm 9% trong quý trước. Doanh thu quảng cáo của Weibo là 88%, chỉ tăng 1% trong quý III. Tencent cho hay, sự chậm chạp trong việc giảm doanh số quảng cáo trên có khả năng ảnh hưởng tới doanh thu cho ngành game nói chung.
2. NetEase và những “con át chủ bài” tầm cỡ quốc tế
NetEase vẫn là nhà phát hành trò chơi lớn thứ hai tại Trung Quốc, sau Tencent. Tuy nhiên, riêng thị trường quốc tế, Tencent vẫn “không có cửa” so với công ty của Đinh Lỗi. Bằng chứng là các game Onmyoji Arena, Rules of Survival, Knives Out, Identity V, gần đây là MARVEL Super War… đã giúp thương hiệu của NetEase mạnh hơn bao giờ hết và đến gần hơn với cộng đồng gamer quốc tế.
Tencent phát hành 3 trong số 10 trò chơi iOS có doanh thu cao nhất tại Trung Quốc, theo App Annie. Nhưng NetEase sở hữu đến 4 game bao gồm: Onmyoji, Immortal Conquest và hai tựa game từ nhượng quyền Fantasy Westward Journey (Tây Du Ký). Trong khi đó, trò chơi battle royale Knives Out là một trong những game iOS có doanh thu cao nhất tại Nhật Bản.
Doanh thu trò chơi của NetEase đã tăng 11% trong quý trước. NetEase vẫn có một hệ thống trò chơi “ăn khách” để thúc đẩy tăng trưởng như Cyber Hunter, Xuan Yuan Sword: Dragon Upon the Cloud, Bloom & Blade, Activision Blizzard’s World of Warcraft Classic hay Diablo Immortal…
3. Tín hiệu tăng trưởng
Các nhà phân tích dự đoán doanh thu của Tencent sẽ tăng 15% trong năm nay và 22% trong năm tới. Đây là mức tăng trưởng hợp lý cho cổ phiếu giao dịch với mức thu nhập gấp 26 lần. Tencent cũng trả tỷ lệ cổ tức kỳ hạn là 0,6%.
Trong khi đó, bạn có biết NetEase đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 130% trong năm nay (nhờ các khoản giảm giá và thoái vốn) và dự báo khả quan trong năm 2020. NetEase gần đây cũng đã phê duyệt cổ tức đặc biệt, tăng tỷ lệ này lên 2,4%.
Cả Tencent và NetEase vẫn đang chạy đua trọng cuộc chiến truyền kiếp của hai thương hiệu hàng đầu. Cho dù sự thắng thế của ai thì đó vẫn là những công ty Trung Quốc hùng mạnh nhất hiện nay. Không chỉ ở mảng game, lĩnh vực giải trí như ca nhạc, phim, gần đây là văn học mạng, cả hai đều tạo được dấu ấn trong năm qua.
Theo Game4V
Vì sao các game 'bom tấn' ít được NPH Việt đưa về nước?
Vấn đề chậm hoặc không mua được những game được cho là "bom tấn" vốn nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo game thủ. Nguyên nhân đến từ đâu?
Cho đến nay, riêng mảng game mobile Việt Nam, đến 90% sản phẩm phát hành đến từ Trung Quốc. Số khác đến từ Hàn Quốc và một số nước khác. Từ lâu, mối quan hệ phân phối giữa các nhà sản xuất đại lục và đơn vị phát hành ở Việt Nam trở nên gắn bó, khăng khít. Nhiều tựa game hay, đặc sắc của Trung Quốc, theo thời gian, sẽ được mua và phát hành ở Việt Nam như một quy trình mặc định.
Tuy nhiên, không phải lúc nào điều đó cũng diễn ra "thuận buồm xuôi gió", hay nói cách khác không phải bao giờ việc đàm phán và mua game về Việt Nam cũng diễn ra suôn sẻ, dễ dàng và nhanh chóng. Cộng đồng game thủ trong nước vẫn luôn ngao ngán vì sao nhiều tựa game đặc sắc ở Trung Quốc mãi vẫn chưa xuất hiện ở Việt Nam. Thực sự, vấn đề này có nhiều nguyên nhân, như một số điểm dưới đây để bạn đọc có thể tham khảo.
1. Game bom tấn có thời gian phát triển tương đối lâu
Phần lớn những game đặc sắc, được xếp vào hàng bom tấn sẽ có thời gian phát triển thử nghiệm và kiểm định khá lâu và khắt khe. Nói vậy không có nghĩa là những game không hay là những trò chơi ra mắt nhanh chóng. Những nhà làm game lớn như Tencent, NetEase hay Perfect World có quy trình làm game và phát hành diễn ra tiêu tốn nhiều thời gian, đặc biệt những trò chơi được cho là trọng điểm của họ.
Chẳng hạn hai sản phẩm Võ Lâm 2 Mobile, Thiên Nhai Mobile của Tencent đã thử nghiệm từ năm 2017, 2018 đến nay vẫn chưa "ra lò". Ngay cả khi ra mắt, họ vẫn cần thời gian vận hành và kiểm định để nhanh chóng khắc phục lỗi phát sinh của sản phẩm. Vậy nên, NPH Việt Nam dù có muốn ẵm về vẫn cần phải quan sát, theo dõi và kiếm tra bằng cách nào đó sản phẩm "hot" như vậy đã hoàn thiện hay chưa.
2. Không phải cứ game bom tấn là sẽ thành công ở Việt Nam
Thực tế chứng minh, không ít sản phẩm thành công vang dội ở Trung Quốc nhưng khi phát hành ở Việt Nam lại trở thành... "bom xịt". Dù có nhiều nét tương đồng song tính chất thị trường game đại lục và thị trường Việt Nam vẫn có sự chênh lệch nhất định, như về quy mô, thị hiếu, tính cách game thủ...
Việc phát hành game suy cho cùng là một hoạt động kinh doanh. Các NPH Việt không thể chủ quan, nhập game về một cách tràn lan, ồ ạt dù cho game mobile đó đang là "bá chủ" ở Trung Quốc. Công ty phát hành game có thể giàu lên hay thua lỗ liên quan máu thịt đến việc chọn game mua về. Việc phát hành tại thị trường trong nước là câu chuyện khác so với những gì diễn ra ở quốc gia phía Bắc kia.
3. Kinh phí bản quyền game bom tấn không nhỏ
Có thể còn nhiều điều nằm trong bí mật, chỉ có những người trong cuộc làm ăn với nhau mới biết song không thể phủ nhận sản phẩm game cũng có giá riêng của nó. Hàng chất lượng tất nhiên giá cả sẽ cao hơn đồ bình thường bậc trung. Một tựa game hay, đồ họa khủng, tính năng hấp dẫn (tùy theo mức độ) sẽ có giá khác nhau.
Để có thể sở hữu trò chơi "làm mưa làm gió" ở thị trường nước ngoài về Việt Nam, NPH Việt cần bỏ ra một số vốn rất lớn, tùy theo sản phẩm từng thang bậc. Đó là chưa kể kinh phí để họ đầu tư vận hành hệ thống server, sự kiện online - offline ở Việt Nam. Vậy nên, vấn đề lâu hoặc không thể sở hữu game hay của NPH trong nước chúng ta cần xem đến khía cạnh này.
Thực tế còn nhiều yếu tố khác tác động đến việc đám phán, thương lượng để mua game về Việt Nam. Các nhân tố như truyền thống hợp tác, thời điểm sở hữu, tính chất thị trường trong nước... cũng ảnh hưởng đến việc mua game bom tấn phát hành trong nước. Do đó, thay vì nôn nóng và phàn nàn, chúng ta nên kiên nhẫn cũng như có cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn về vấn đề này.
Theo Game4V
Game sinh tồn của Tencent lại "nhá hàng", bản đồ siêu đẹp Tựa game chuẩn bị ra mắt Code: Live thể loại sinh tồn đang được cộng đồng game thủ mong đợi. Tencent mới đây lại khiến fan "dậy sóng" với hình ảnh map trong game. Chuẩn bị cho màn ra mắt tới đây, tựa game thể loại sinh tồn thế giới mở Code: Live (Tencent) đã mở đăng ký trước cho game thủ. Hiện...