Vì sao nàng bỗng chán ‘chuyện ấy’?
Nếu bỗng nhiên ham muốn “chuyện ấy” giảm sút hoặc bạn gặp trở ngại như khô và đau âm đạo,… hãy tìm cách xử lý để tránh hệ lụy sau này.
ảnh minh họa
Nguyên nhân: Hiện tượng khô âm đạo có thể là kết quả của quá trình biến đổi hormone xảy ra khi mãn kinh hoặc thời kì cho con bú. Một nghiên cứu trên 1000 phụ nữ tuổi mãn kinh được đăng trên tạp chí Menopause vào tháng 1 năm 2010 cho thấy, số phụ nữ ở thời kì mãn kinh bị khô âm đạo chiếm đến một nửa.
Giải pháp: Có thể sử dụng các loại gel bôi trơn trước và trong khi “yêu”. Ngoài ra có thể dùng thêm các chất làm ẩm cho âm đạo. Hai loại này có thể dùng song song, gel bôi trơn dùng khi làm “chuyện ấy”, còn chất làm ẩm dùng để dưỡng ẩm hàng ngày cho âm đạo.
Nếu bạn cần một biện pháp hiệu quả hơn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc không chứa estrogen, giúp giảm bớt sự khô và đau do mãn kinh.
Nguyên nhân: Khi lượng hormone sinh dục nữ trong thời kì tiền mãn kinh suy giảm, ham muốn tình dục cũng theo đó mất dần. Hiện tượng này không chỉ là vấn đề ở phụ nữ lớn tuổi mà một nửa số phụ nữ ở độ tuổi từ 30 đến 50 cũng bị thiếu ham muốn nghiêm trọng.
Video đang HOT
Theo kết quả khảo sát trên 1000 phụ nữ thì ham muốn thấp có thể là kết quả của một số vấn đề: bệnh tiểu đường, huyết áp thấp, các vấn đề tâm lý như trầm cảm hoặc đơn giản là cuộc sống không hạnh phúc. Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí The Journal of Sexual Medicine, một số loại thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc tránh thai cũng có thể là các tác nhân gây hại cho sức khỏe tình dục.
Giải pháp: Không có giải pháp duy nhất và triệt để nào có thể làm tăng cường ham muốn tình dục, do đó hãy đến gặp bác sĩ để có lời khuyên đúng đắn nhất. Nếu vấn đề nằm ở tâm lý, bạn sẽ được tham gia tâm lý trị liệu. Nếu vấn đề là ở bệnh lý, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn.
3. Đau khi quan hệ tình dục
Nguyên nhân: Theo một nghiên cứu công bố vào tháng 4 năm 2015 trên Tạp chí The Journal of Sexual Medicine, có khoảng 30% số phụ nữ nói rằng họ bị đau khi quan hệ tình dục. Theo hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, đau có thể là do khô âm đạo, hoặc có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe, như u nang buồng trứng hoặc chứng nội mạc tử cung. Đau đớn cũng có thể liên quan đến co thắt âm đạo, một hiện tượng mà âm đạo bị co thắt không kiểm soát được khi có vật lạ xâm nhập.
Giải pháp: Bạn nên trao đổi với bác sĩ để loại trừ các vấn đề về sức khỏe như u nang buồng trứng, viêm nội mạc tử cung hoặc co thắt âm đạo. Nếu không phải do những nguyên nhân trên, bác sĩ của bạn có thể đề nghị trị liệu vật lý vùng xương chậu, dùng thuốc uống, hoặc phẫu thuật để điều trị tận gốc nguyên nhân gây đau đớn. Bạn cần nhớ rằng, đôi khi, bạn phải thử nghiệm nhiều phương pháp chữa trị để có thể tìm được phương pháp phù hợp nhất với mình.
Nguyên nhân: khoảng 5% số phụ nữ tiền mãn kinh gặp phải các vấn đề liên quan đến cực khoái. Ngoài nguyên nhân do thay đổi hormone, không đạt được cực khoái có thể có nguyên nhân là do lo âu, do “màn dạo đầu” chưa đủ, hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh.
Giải pháp: Cũng giống như các dạng rối loạn chức năng tình dục khác, việc trao đổi với bác sỹ về các nguyên nhân trước khi quyết định điều trị là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, việc ổn định tâm lý và thả lỏng bản thân trong lúc quan hệ cũng sẽ giúp bạn dễ đạt được cực khoái hơn. Bạn cũng có thể thử sử dụng máy tạo rung để tăng thêm cảm xúc nếu cần.
Theo Eva
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ngừng làm 'chuyện ấy'
Các chị em thường truyền tai nhau là kiêng làm "chuyện ấy" một thời gian sẽ giúp "cô bé" khít hơn...
Đã bao lâu kể từ lần cuối bạn làm "chuyện chăn gối"? Ngoài việc bỏ lỡ những trải nghiệm vui vẻ, ngừng làm chuyện ấy trong thời gian dài cũng có những tác động không tốt đối với cơ thể bạn. Bạn có thể mắc các hội chứng tâm lý và sinh lý sau đây.
Trầm cảm và lo lắng
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Archives of Sexual Behavior, những người đột ngột ngừng quan hệ tình dục có nhiều khả năng bị thất vọng và trầm cảm. Một trong những nguyên nhân là do một số hợp chất có xong tinh dịch như melatonin, serotonin, và oxytocin có đặc tính kích thích tinh thần, nâng cao tâm trạng khiến bạn thấy hạnh phúc.
Khoa học đã chứng minh phụ nữ ít làm "chuyện ấy" dễ bị trầm cảm. (Ảnh minh họa)
Căng thẳng thần kinh
Khoa học đã chứng minh làm "chuyện ấy" giúp giảm căng thẳng, khiến bạn thấy bình tĩnh và ít lo lắng. Trên thực tế, nghiên cứu của Scotland cho biết "kiêng yêu" có thể khiến bạn căng thẳng trong những tình huống như nói chuyện với bạn bè về "chuyện ấy". Ngoài ra, tình dục khiến cơ thể tiết ra hoocmon khiến bạn cảm thấy tự tin và thoải mái hơn. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người không quan hệ tình dục có xu hướng bị huyết áp cao trong những tình huống căng thẳng.
Miễn dịch kém
Ít ai nghĩ rằng có mối tương quan giữa việc làm "chuyện ấy" và bệnh cảm lạnh hay cảm cúm. Tuy nhiên nghiên cứu tại đại học Wilkes-Barre University, Pennsylvania cho thấy những người quan hệ tình dục hai lần/tuần có hệ miễn dịch tốt hơn 30 % so với những người không thường xuyên "yêu".
Có ai ngờ được bạn thường xuyên bị cảm lại là do... không chịu "yêu". (Ảnh minh họa)
Giảm ham muốn tình dục
Rõ ràng khi bạn ít làm "chuyện ấy" thì bạn càng có xu hướng không cần nó nữa. Một khi cơ thể đã quen với việc bạn không quan hệ tình dục thì nó tự thích ứng và giảm ham muốn của bạn xuống. Ngoài ra các loại hoocmon kích thích tình dục cũng không được tiết ra nhiều.
Khô âm đạo
Các chị em thường truyền tai nhau là kiêng làm "chuyện ấy" một thời gian sẽ giúp "cô bé" khít hơn. Điều này không hề sai vì các cơ âm đạo không phải làm việc thường xuyên sẽ tự co lại. Nhưng bên cạnh đó, không làm chuyện ấy nhiều cũng khiến "cô bé" bị khô, mất nhiều thời gian kích thích hơn khi muốn "nhập cuộc" lại.
"Cô bé" mà khô khốc thì bạn cũng chẳng còn muốn "yêu". (Ảnh minh họa)
Theo Vân Anh (Theo Femina) (Khám Phá)
8 dấu hiệu bệnh phụ khoa cực nguy hiểm Đau khi quan hệ tình dục có thể do nhiều nguyên nhân, nếu tiếp diễn sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. 1. Quan hệ tình dục gây đau đớn Theo Infertility, sex không hề gây đau đớn. Bạn thấy khó chịu khi quan hệ là chuyện bình thường, nhưng nếu thường xuyên bị đau, hãy cho bác sĩ biết. Quan hệ...