Vì sao Mỹ tấn công mảng ít được biết đến của Huawei?
HiSilicon trở thành mục tiêu tiếp theo của Chính phủ Mỹ trong tham vọng ‘ kìm hãm’ gã khổng lồ công nghệ Huawei.
Trong tuần qua, chính phủ Mỹ đã ban hành những nguyên tắc mới nhắm trực tiếp vào mảng sản xuất chip bán dẫn của công ty con Huawei là HiSilicon, ngăn chặn công ty này tiếp cận các nguồn cung cấp linh kiện từ Mỹ.
Sau quyết định đưa Huawei vào danh sách thực thể năm 2019, đây là cuộc tấn công gây thiệt hại lớn nhất mà Mỹ từng dành cho Huawei. Ngoài ra, nước đi này mang tính chiến lược với mục tiêu gây ảnh hưởng tới các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Sau 5G, công nghệ sản xuất chip là mảng mà Mỹ đang tấn công Huawei. Ảnh: Reuters.
Ngay sau đó, Huawei Technologies đã tố cáo các hành động của Chính phủ Mỹ và gọi đây là những hành động “tùy tiện và nguy hiểm”.
Niềm tự hào của Huawei
HiSilicon được thành lập vào năm 2004, là công ty chuyên cung cấp các sản phẩm chip bán dẫn cho Huawei và nhiều công ty Mỹ, Hàn Quốc hay Nhật Bản.
Sự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển đã giúp thúc đẩy công nghệ của HiSilicon. Trong giai đoạn gần đây, công ty với hơn 7.000 nhân viên này đã trở thành trung tâm chiến lược của Huawei, giúp gã khổng lồ công nghệ thống trị mảng kinh doanh điện thoại thông minh toàn cầu và thế hệ mạng viễn thông mới 5G.
Video đang HOT
Các sản phẩm nổi bật của HiSilicon như bộ xử lý smartphone Kirin được đánh giá không thua kém các sản phẩm do Apple hay Qualcomm sản xuất, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trên toàn cầu.
Việc nhắm tới các công ty sản xuất chip sẽ khiến HiSilicon, đơn vị thiết kế chip của Huawei gặp nhiều khó khăn.
Năm 2019, HiSilicon đã góp phần rất lớn cho Huawei phát triển mảng viễn thông 5G sau khi chính phủ Mỹ cắt bỏ nguồn cung cấp chip bán dẫn của nước này. Trong báo cáo của Huawei, khoảng 8% trong số 50.000 trạm 5G được công ty này bán ra năm 2019 sử dụng chip bán dẫn của HiSilicon.
Theo tờ Reuters, những quy tắc kiểm soát xuất khẩu của Mỹ nhằm mục đích chặn nguồn cung của HiSilicon trong hai mảng quan trọng là các phần mềm thiết kế chip bán dẫn từ các công ty Mỹ bao gồm Cadence Design Systems Inc và Synopsys Inc, đồng thời hạn chế năng lực sản xuất của các nhà máy TSMC.
“Trước những lệnh cấm mới, HiSilicon sẽ rơi vào tình huống không thể sản xuất chip bán dẫn, thậm chí sẽ mất đi khả năng dẫn đầu trong lĩnh vực này”, Stewart Randall, chuyên gia nghiên cứu ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc nhận xét.
Huawei đang dần mất đi lợi thế so với các đối thủ trong nước, trong khi mảng kinh doanh quốc tế vốn đã “điêu đứng” trước lệnh cấm sử dụng các phần mềm tiện ích của Google.
Theo một số nguồn tin, Huawei đã lường trước được những nước đicủa Mỹ và tích trữ sản phẩm chip bán dẫn. Rất có thể những lệnh cấm mới của Chính phủ Mỹ sẽ chưa thể tác động được đến khả năng hoạt động của công ty khi chưa đủ hiệu lực 120 ngày. Các quan chức chính phủ Mỹ cũng lưu ý rằng HiSilicon vẫn có thể sử dụng các phần mềm thiết kế đã mua bản quyền.
HiSilicon đang ngồi trên đống lửa
Gần như tất cả các nhà máy sản xuất chip bán dẫn trên toàn cầu – bao gồm các xưởng sản xuất hàng đầu như Tập đoàn Sản xuất Quốc tế của Trung Quốc – mua thiết bị từ cùng các nhà cung ứng tại Mỹ, do các công ty như Applied Materials Inc, Lam Research Corp hay Tập đoàn KLA làm ra.
Những quy tắc mới của Mỹ sẽ yêu cầu các công ty trong nước phải có giấy phép trước khi cung cấp các sản phẩm chip bán dẫn cho Huawei. TSMC sẽ không thể làm chip và bán trực tiếp cho HiSilicon, nhưng công ty gia công này vẫn có thể bán cho khách hàng của HiSilicon.
“Việc chuyển giao dây chuyền sản xuất chip bán dẫn ví như những ca ghép tim vậy”, Dan Hutcheson, Giám đốc nghiên cứu của VLSI cho biết. Ông cũng lưu ý rằng các dây chuyền sản xuất chip là những hệ thống công nghệ phức tạp cần phải được hiệu chỉnh và phối hợp tốt với nhau.
Huawei có thể phải quay lưng với chính công ty con của mình, tìm mua chip của các công ty như Samsung nếu họ không thể thoát khỏi gọng kìm của Mỹ.
Tiến sĩ Doug Fuller thuộc Đại học Hong Kong cho rằng Huawei có thể vượt qua quy tắc mới này bằng cách yêu cầu các nhà cung cấp giao hàng trực tiếp cho khách hàng của họ, mặc dù chính phủ Mỹ cũng sẽ cảnh giác với cách lách luật này.
Ngoài ra, Huawei và chính phủ Trung Quốc có thể nỗ lực xây dựng các dây chuyền sản xuất mà không cần đến sự bắt tay với các công ty Mỹ, bằng cách đầu tư vào các đối thủ cạnh tranh mới của Trung Quốc hay mua từ các công ty Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Tuy nhiên, nước đi này có thể khiến chất lượng sản phẩm Huawei kém đi.
Huawei thậm chí có thể quay lưng với HiSilicon và quay trở lại mua từ các nhà cung cấp ở nước ngoài, không phụ thuộc vào Mỹ. Rất có thể, theo tiến sĩ Fuller dự đoán, Samsung sẽ là đối tác sắp tới của Huawei Technologies.
Huawei sẽ mất lợi thế nếu không có chip riêng
Động thái mới nhất của Chính phủ Mỹ liên quan đến tập đoàn công nghệ Huawei Technologies Co Ltd của Trung Quốc là trực tiếp nhằm vào HiSilicon, bộ phận sản xuất chip của tập đoàn này.
Biểu tượng Huawei. Ảnh: AFP/TTXVN
Được thành lập năm 2004, HiSilicon sản xuất chip chủ yếu cho Huawei và là người đến sau khi lĩnh vực sản xuất chip toàn cầu do các công ty của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm ưu thế. Cũng như hầu hết các công ty công nghệ khác, Huawei phụ thuộc vào chip từ các nguồn khác.
Tuy nhiên, việc đầu tư lớn cho nghiên cứu và phát triển đã đưa đến những tiến bộ nhanh chóng của HiSilicon và trong những năm gần đây, công ty với 7.000 lao động này đóng vai trò quan trọng trong sự lớn mạnh của Huawei để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh và mạng 5G hàng đầu thế giới.
Dòng chip Kirin của HiSilicon hiện được cho là ngang tầm với chip của Apple Inc và Qualcomm Inc, một ví dụ hiếm hoi về một sản phẩm bán dẫn của Trung Quốc có khả năng cạnh tranh trên toàn cầu.
HiSilicon cũng là nhân tố quyết định đối với vai trò dẫn đầu của Huawei về công nghệ 5G, khi Mỹ ngăn chặn sự tiếp cận của tập đoàn này đối với một số sản phẩm chip của nước này trong năm ngoái.
Hồi tháng Ba, Huawei cho biết 8% trong số 50.000 trạm gốc 5G đã bán trong năm 2019 không sử dụng công nghệ của Mỹ mà sử dụng bộ vi mạch xử lý của HiSilicon.
Tuy nhiên, quy định kiểm soát xuất khẩu mà Mỹ công bố trong tuần trước nhằm ngăn chặn sự tiếp cận của HiSilicon đối với các thiết bị thiết yếu trong sản xuất chip.
Theo nhà phân tích về lĩnh vực sản xuất chip của Trung Quốc thuộc Intralink, Stewart Randall, với những hạn chế mới, HiSilicon sẽ không thể sản xuất chip hoặc nếu sản xuất thì sẽ mất lợi thế đi đầu.
Giới phân tích cho rằng, nếu không có chip riêng, Huawei sẽ mất lợi thế trước các đối thủ sản xuất điện thoại thông minh ở trong nước. Doanh số bán ở nước ngoài của tập đoàn này đã giảm sút do lệnh cấm sử dụng phần mềm của Google.
Một số ý kiến cho rằng Huawei có chip dự trữ và quy định mới của Mỹ sẽ chưa có hiệu lực trong vòng 120 ngày. Các quan chức Mỹ cũng nhấn mạnh rằng các giấy phép có thể được cấp cho một số công nghệ. HiSilicon có thể sử dụng các phần mềm thiết kế đã có được.
Huawei: 'Sự sống còn' là từ khóa ưu tiên Huawei thừa nhận quy định hạn chế xuất khẩu chip bán dẫn mà Mỹ đưa ra mới đây sẽ gây thiệt hại lớn cho công ty. "Việc kinh doanh của chúng tôi chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng", Guo Ping, Chủ tịch luân phiên của Huawei, cho biết. "Hiện tại, 'sự sống còn' là từ khóa quan trọng đối với Huawei". Chủ tịch...