Vì sao Mỹ muốn nhúng tay vào Syria

Theo dõi VGT trên

Quyết định trang bị vũ khí cho quân nổi dậy ở Syria của Tổng thống Obama nhấn sâu sự dính líu của Mỹ vào cuộc xung đột ở khu vực, khiến Mỹ đối đầu gay gắt với Nga.

Quyết định trang bị vũ khí cho quân nổi dậy chắc chắn sẽ làm căng thẳng thêm trong quan hệ của Mỹ với Nga, một nước đồng minh kiên định của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Quyết định này cũng sẽ là một bước đáng chú ý ảnh hưởng tới cuộc nội chiến tàn bạo và bế tắc đã làm 93.000 người thiệt mạng và hàng triệu người ly tán. Người ta sợ rằng kho vũ khí hóa học của ông Assad, được cho là lớn nhất thế giới, có thể rơi vào tay các nhóm Hồi giáo cực đoan hoặc bị ông mang ra sử dụng nếu bị dồn vào chân tường.

Vì sao Mỹ muốn nhúng tay vào Syria - Hình 1

Tổng thống Barack Obama từng cảnh báo chính quyền Syria về giới hạn đỏ. Ảnh: AP

Quyết định của Obama đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách của Mỹ, vốn lâu nay vẫn tìm cách tránh bị lôi kéo vào cuộc xung đột về mặt quân sự. Mối lo ngại chủ yếu của Mỹ là việc các vũ khí Mỹ viện trợ có thể rơi vào tay các chiến binh có liên hệ với al-Qeada đang ở cùng phe với lực lượng nổi dậy.

Tuy nhiên, niềm tin của Mỹ được làm rõ khi Nhà Trắng ngày 13/6 nói rằng họ có những bằng chứng riêng cho thấy ông Assad đã sử dụng vũ khí hóa học chống lại lực lượng nổi dậy. Trong quá khứ ông Obama cũng đã nói rằng sử dụng vũ khí hóa học sẽ vi phạm giới hạn đỏ, dẫn đến sự can thiệp mạnh hơn của Mỹ.

Quyết định can thiệp của Washington đưa ra vào thời điểm quân nổi dậy gặp một số thất bại về quân sự và sự dính líu ngày một gia tăng của lực lượng Hezbollah có căn cứ tại Lebanon cùng chiến đấu với quân chính phủ. Hezbollah đã đóng vai trò chủ chốt trong việc chiếm lại được thị trấn chiến lược Qusair từ tay quân nổi dậy hồi đầu tháng này.

Quân nổi dậy sẽ nhận được gì từ Mỹ?

Hiện vẫn chưa rõ tổng thể gói viện trợ do Nhà Trắng đưa ra. Tuy nhiên chính phủ Mỹ có thể cung cấp cho quân nổi dậy một loạt các loại vũ khí, bao gồm các loại vũ khí hạng nhẹ, súng trường tấn công, súng phóng lựu đạn vác vai và những loại tên lửa chống tăng khác.

Các chỉ huy lực lượng nổi dậy nói rằng họ cần các loại tên lửa chống tăng và phòng không để chống lại hỏa lực vượt trội của quân chính phủ được bắn ra từ máy bay và xe bọc thép.

Tuy nhiên Tổng thống Obama phản đối việc đưa quân Mỹ vào chiến trường Syria và lo ngại rằng các loại vũ khí có sức công phá lớn có thể bị rơi vào tay các nhóm khủng bố. Do đó Mỹ ít có khả năng viện trợ các loại vũ khí hiện đại và cần nhiều thời gian huấn luyện cho lực lượng nổi dậy.

Lực lượng nào đang chiến đấu?

Về phương diện khu vực, cuộc xung đột ở Syria là cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa một bên là người Shiite Iran và một bên là phần lớn người Sunni nắm quyền lực ở Saudi Arabia, được các nước Arab nhỏ ở Vùng Vịnh ủng hộ, trong đó có Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ, nước không phải là thành viên các quốc gia Arab.

Cùng với lực lượng Hezbollah, Assad thuộc phe cánh với Iran. Ở trong nước, ông nhận được sự ủng hộ chủ yếu từ các bộ tộc thiểu số của Syria, bao gồm những người Alawite, những người theo một nhánh đạo Hồi dòng Shiite, cũng như những người theo đạo Thiên chúa và Shiite. Các nước bên ngoài ủng hộ ông Assad gồm có Nga và Trung Quốc.

Hầu hết quân nổi dậy là người Sunni. Phương Tây và Mỹ cho đến nay đứng về phía này, ủng hộ phe đối lập về chính trị và cung cấp viện trợ nhân đạo và khí tài phi sát thương.

Bên nào đang giành lợi thế?

Video đang HOT

Do tình trạng đào ngũ, lực lượng của chính quyền đang bị căng mỏng. Đó chính là lý do chính tại sao quân chính phủ mất kiểm soát một loạt khu vực rộng lớn ở phía bắc và đông của đất nước trong thời gian đầu của cuộc chiến. Tuy nhiên chính phủ vẫn bám chắc ở thủ đô, Damascus, và một số thành phố khác, đặc biệt là những thành phố đông dân cư ở phía tây của đất nước.

Tiếp tục phát huy thắng lợi ở Qusair, chính quyền được lực lượng Hezbollah hậu thuẫn đã giành được một số thắng lợi trên chiến trường trong mấy tuần gần đây. Lực lượng ủng hộ Assad giờ đây đang tìm cách đánh bật quân nổi dậy ra khỏi các thành phố như Homs và Aleppo, những thành phố lớn nhất ở Syria. Quân nổi dậy hy vọng vũ khí của Mỹ sẽ đem lại cho họ một động lực mới.

Khi nào cuộc chiến kết thúc?

Vì sao Mỹ muốn nhúng tay vào Syria - Hình 2

Người nổi dậy chống chính quyền cầm biểu ngữ ăn mừng chiến thắng trong cuộc tuần hành ở thị trấn Hass, tỉnh Idlib, phía bắc Syria hôm 14/6. Ảnh: AP

Cả hai bên đều không có được một cú đòn quyết định kể từ khi nổ ra cuộc nổi dậy chống lại chế độ của ông Assad, tháng 3 năm 2011. Chiến sự có thể còn kéo dài trong nhiều tháng hay nhiều năm.

Được Nga và Iran ủng hộ, Assad giờ đây vẫn tỏ ra cương quyết nắm quyền lực, thậm chí dù ông ta không có khả năng chiếm lại toàn bộ Syria. Một số người dự đoán Syria sẽ bị chia thành các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ và các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của quân nổi dậy và chiến sự sẽ âm ỉ hàng năm trời.

Sự sụp đổ của chế độ hiện thời là khả năng đang ngày càng xa vời trong bối cảnh hiện nay và cũng không bảo đảm tình trạng chiến sự sẽ kết thúc. Những người ủng hộ chế độ Assad sẽ không từ bỏ vũ khí và quân nổi dậy hiện bị chia rẽ giữa những phần tử ôn hòa được phương Tây ủng hộ; những thành phần cực đoan Salafis và những kẻ trung thành với al-Qaida. Họ có thể tiếp tục chiến đấu giành quyền kiểm soát sau khi chế độ hiện hành bị sụp đổ.

Tuy nhiên, thất bại của chính quyền Assad có thể hạn chế được ảnh hưởng của Iran trong thế giới Arab, làm suy yếu lực lương Hezbollah ở Lebanon và củng cố thêm cho người thiểu số Sunni do người Shiite năm quyền ở Lebanon và Iraq. Trong một kịch bản về tập hợp liên minh khu vực, nhóm chiến binh Hamas của Palestine năm ngoái đã rời bỏ phe Iran vì Assad đã đàn áp quân nổi dậy, những người Sunni cùng dòng của mình.

Hành động này có gây căng thẳng Đông-Tây?

Nga hiện là nước cung cấp vũ khí chủ yếu cho chế độ ở Syria. Nga liên tiếp tuyên bố rằng họ sẽ tôn trọng những hợp đồng trao các tên lửa tiên tiến cho Syria, kể cả các hệ thống têm lửa phòng không, bất chấp lời kêu gọi của phương Tây ngừng các cuộc chuyển giao như vậy.

Các quan chức Nga tuần trước đã làm giảm mối đe dọa về một cuộc chạy đua vũ trang. Được hỏi liệu Nga có trả đũa đối với quyết định viện trợ vũ khí của Mỹ cho quân nổi dậy, cố vấn đối ngoại của Tổng thống Puttin, Yuri Ushakov, nói rằng hai bên không ganh đua nhau ở Syria.

Trong khi đó, quân nổi dậy có thể nhận được vũ khí từ các nguồn khác của phương Tây. Tháng trước, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định đã hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Syria, cho phép các nước thành viên có thể tự quyết định trang bị vũ khí cho quân nổi dậy. Anh và Pháp đã hối thúc thông qua biện pháp này, mặc dù chính hai nước này lúc đó nói rằng những vụ chuyển giao như vậy không phải sẽ diễn ra ngay.

Vũ khí hóa học

Số lượng vũ khí hóa học của chính phủ Syria là một ẩn số lớn của cuộc xung đột.

Chính quyền Obama nói rằng chính phủ Syria đã tiến hành nhiều cuộc tấn công quy mô nhỏ với vũ khí hóa học, giết chết đến 150 người. Các kết quả được công bố tuần trước được chứng tỏ bằng các mẫu vật Pháp gửi đến Mỹ, giúp họ xác định rằng chính phủ Assad sử dụng vũ khí hóa học.

Các chuyên gia nói rằng Assad có lẽ đã thử khủng bố quân nổi dậy và dân thường, trong khi không gây ra một lượng thương vong lớn đến mức có thể tạo ra một cớ cho sự dính líu rộng lớn hơn của phương Tây.

Cho đến nay người ta tin rằng chế độ Assad vẫn kiểm soát được kho vũ khí hóa học của mình. Israel đã nói rằng họ sẽ tấn công để ngăn vũ khí hóa học đến tay Hezbollah, lực lượng không đội trời chung với Israel.

Tình hình khu vực hiện nay ra sao?

Chiến sự liên tiếp lan sang các nước láng giềng Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Jordani và cao nguyên Golan hiện nằm trong sự kiểm soát của Israel, dấy lên sự lo ngại về cuộc xung đột lan ra cả khu vực.

Lebanon, nước vẫn còn lo ngại bởi cuộc nội chiến kéo dài 15 năm của mình kết thúc vào năm 1990, đang ngày càng bị kéo vào cuộc chiến. Sự dính líu của lực lượng Hezbollah ở Syria đã gây ra vụ nã pháo bắn trả của quân nổi dậy ở Syria vào các căn cứ của lực lượng Hezbollah trên đất Lebanon.

Máy bay chiến đấu của Israel đã ba lần tấn công các vụ vận chuyển vũ khí cho lực lượng Hezbollah bên trong Syria, và quan chức Israel đe rằng họ sẽ tiến hành nhiều vụ tấn công mới với các vụ chuyển giao vũ khí trong tương lai. Cho đến nay chính quyền Assad đã không trả đũa, nhưng họ nói rằng họ sẽ có đòn quyết định chiến lược nếu Israel tấn công lần nữa.

Cuộc xung đột đã thúc đẩy tăng đột biến cuộc chiến phe phái tại Iraq khi chính phủ người Shiite nắm quyền phải đấu tranh để ngăn chăn việc nổ ra các cuộc bạo lực giữa lúc có một làn sóng bất ổn từ người Sunni. Nhiều người Syria đã thiệt mạng ở Iraq và các tay súng đã được tôi luyện người Iraq đang hoạt động dọc ngang biên giới chung.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng liên tiếp đánh trả quân đội Syria vì các vụ quân Syria bắn pháo và cối vào trong lãnh thổ của họ. NATO đã chuyển các cỗ pháo phòng không đến khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Trong tháng 5 vừa qua hai chiếc xe được cài bom bị nghi là của Syria đã giết chết trên 50 người tại một thị trấn biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo VNE

Mỹ làm tiêu tan Hội nghị Geneva-2?

Mỹ tuyên bố sẽ cung cấp vũ khí có hạn chế cho lực lượng nổi dậy ở Syria, điều này sẽ làm tiêu tan những hy vọng vốn đã quá mỏng manh của Hội nghị Geneva-2?

Tổng thống Mỹ lần đầu tiên công bố sẽ cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy ở Syria, quyết định này được đưa ra ngay sau khi Washington lần nữa tuyên bố rằng, chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học trong các cuộc giao tranh, mặc dù trước đó, Liên Hiệp Quốc đã cho rằng lực lượng sử dụng vũ khí này là phe nổi dậy.

Đồng thời sẽ xem xét việc thành lập vùng cấm bay giới hạn 25 km dọc biên giới với Jordan, một đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực.

Trước mắt, chi tiết của "kế hoạch quân sự" vào Syria chưa được đưa ra, tổng thống Obama sẽ phải tham khảo ý kiến của Quốc Hội Mỹ cũng như các nhà lãnh đạo G8 tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước công nghiệp phát triển tại Bắc Ireland vào ngày 17-18 tới đây.

Tuy nhiên, theo Phó trợ lý Tổng thống Mỹ về an ninh quốc gia, Ben Rhodes, viện trợ quân sự "sẽ khác cả về quy mô và vật chất mà cái được gọi là Hội đồng quân sự tối cao Quân đội giải phóng Syria đã yêu cầu".

Mỹ làm tiêu tan Hội nghị Geneva-2? - Hình 1

Lực lượng nổi dậy Syria

Trước đó, phe đối lập ở Syria đã yêu cầu Mỹ và các đồng minh phương Tây cung cấp cho họ những vũ khí tiên tiến, bao gồm cả tên lửa phòng không. Tất cả điều này xảy ra trong bối cảnh Nga có kế hoạch chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho các nhà chức trách Syria như là một phần của hợp đồng trước khi xẩy ra cuộc nội chiến và những thắng thế trên chiến trường của quân đội Chính phủ, đẩy phe nổi dậy vào "con đường cùng'.

Về vấn đế này, các nhà lập pháp Nga đã cáo buộc Washington đã làm sai lệch thông tin về việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria, nghi ngờ Hoa Kỳ đang chuẩn bị tất cả cho kịch bản Iraq và Tổng thống Obama đa đi theo "vết xe đổ" của cựu tổng thống George W. Bush khi can thiệp vào Iraq.

Đánh giá về vấn đề này, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm An ninh Quốc tế IMEMO, Vladimir Sotnikov cho rằng, bây giờ Washington chưa muốn can thiệp trực tiếp vào Syria và với phương trâm đó, giải quyết bài toán cuộc nội chiến ở Syria, có thể chỉ là ủng hộ phe đối lập.

"Không giống như Iraq, Syria quả thật có sở hữu vũ khí hóa học. Nhưng theo tôi, lựa chọn ưu tiên hàng đầu đối của Washington là cung cấp vũ khí cho các nhóm đối lập chống chế độ Bashar al-Assad, còn phương án can thiệp quân sự được "đẩy" cho đồng minh của mình là NATO, các nước thành viên Châu Âu, được cho là rất muốn chế độ Assad bị lật đổ", Vladimir Sotnikov cho biết.

Theo ông, can thiệp trực tiếp của người Mỹ bây giờ là không thể. Trước hết và là điều quan trọng nhất, là vị thế của Nga và Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc. Khi không có sự ủy nhiệm của Liên Hiệp Quốc thì sự can thiệp là không thể và tất nhiên Nga, Trung Quốc chắc chắn sẽ phản đối vấn đề này.

Cũng theo vị chuyên gia này, Washington dù có muốn tham gia vào cuộc đối đầu với Nga, đặc biệt là với Trung Quốc nếu chưa hoàn toàn giải quyết được vấn đề rút quân đội Mỹ khỏi Afghanistan và tình hình bất ổn ở Iraq, thì việc can thiệp quân sự trực tiếp vào Syria vẫn còn bỏ ngỏ.

Các chuyên gia quân sự Mỹ thì cho rằng Hoa Kỳ chưa chuẩn bị để tham gia vào cuộc nội chiến này, thậm chí là hoạt động mở màn tương tự như ở Lybia và thực hiện kịch bản Iraq bởi vì nó sẽ tiêu tốn vật chất và nguồn lực lớn hơn rất nhiều.

Đồng thuận với ý kiến này, chuyên gia Vladimir Sotnikov cho rằng, hoạt động này sẽ rất tốn kém cho Washingnton. Nó sẽ "đắt" hơn nhiều so với những gì người Mỹ tham gia vào cuộc xung đột ở Lybia, Afghanistan và đặc biệt là tại Iraq. Chắc chắn người đóng thuế Mỹ sẽ không sẵn sàng cho cái gọi là "cuộc phiêu lưu quân sự" mới.

Cũng theo chuyên gia, trên thực tế, cuộc can thiệp quân sự vào Syria là một cuộc phiêu lưu khó đoán trước được kết quả, bởi vì có khả năng khu vực này sẽ trở nên không thể kiểm soát. Cuộc thánh chiến sẽ gia tăng và trong trường hợp này là sự tham gia các nhóm Hồi giáo cực đoan. Vấn đề này người Mỹ chắc chắn phải tính đến. Điều nguy hiểm là mối đe dọa sẽ gia tăng không chỉ đối với quân đội Mỹ mà còn cả trên lãnh thổ Hoa Kỳ.

Về vấn đế này, NATO đang lo ngại về những các buộc của Mỹ và "lúng túng" vì chia rẽ. Theo Tổng thư ký Anders Fogh Rasmussen, việc sử dụng vũ khí hóa học là "hoàn tòan không thể chấp nhận và vi phạm luật pháp quốc tế". Tuy thế, Liên minh sẽ không đưa ra quan điểm nào kể cả việc thành lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Syria.

Ông nhấn mạnh, "liên quan đến NATO, việc bố trí hệ thống tên lửa Patriot sẽ bảo vệ một cách hiệu quả không phận Thổ Nhĩ Kỳ trước các cuộc tấn công bằng tên lửa có hay không sử dụng vũ khí hóa học".

Theo các chuyên gia, NATO có hai lựa chọn, cung cấp và không cung cấp vũ khí cho phe đối lập tại Syria. Một số nước không tham gia vào việc này cho rằng không thấy sự cần thiết. Ngược lại, Pháp và Anh cho rằng phải hành động ngay.

Tuy thế, Nhà Trắng vẫn mong muốn "cuối cùng, giải pháp chính trị vẫn là lựa chọn tốt nhất cho sự việc này. Chúng ta có nghĩa vụ, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, để cố gắng thiết lập các cuộc đàm phán chính trị. Quá trình Geneva vẫn là mô hình để đạt được mục tiêu này", và Mỹ "vẫn theo đuổi" một cuộc họp tại Geneva-2", Ben Rhodes nói.

Hy vọng, "mong muốn" và mục tiêu theo đuổi của Nhà Trắng sẽ trở thành hiện thực và số người bị chết trong cuộc xung đột đẫm máu ở Syria chỉ dừng lại con số dưới 100.000 người.

Theo vietbao

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
20:03:45 14/11/2024
Một người thắng 85 triệu USD nhờ đặt cược ông Trump đắc cử
21:20:22 14/11/2024
Ông Trump tuyên bố lập một bộ 'chấn động', do 2 tỉ phú lãnh đạo
19:08:44 14/11/2024
Nghị sĩ Mỹ đề xuất chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc
13:55:44 15/11/2024
Lấy lòng "Bộ trưởng" Elon Musk, các hãng đổ xô quay lại X để quảng cáo
06:14:22 15/11/2024
Nhân viên Mật vụ Mỹ lén đưa tình nhân đến nhà cựu Tổng thống Obama
19:25:09 14/11/2024
Ông Trump chọn người chống vaccine làm Bộ trưởng Y tế, cổ phiếu hãng vaccine rớt giá mạnh
13:18:15 15/11/2024
Châu Âu bị bủa vây bởi dịch bệnh sởi
17:19:54 15/11/2024

Tin đang nóng

Rầm rộ tin đồn Kỳ Duyên bị 1 thí sinh chơi xấu ngay trước chung kết Miss Universe
15:10:11 16/11/2024
Lộ bằng chứng Angelababy hẹn hò ông trùm, quyền lực hơn cả chồng cũ Huỳnh Hiểu Minh?
12:57:14 16/11/2024
Thành tích nào cho Kỳ Duyên tại đấu trường Miss Universe 2024?
13:07:01 16/11/2024
MC Kỳ Duyên: "Tôi và chị Hồng Đào đều hận đàn ông giống nhau"
16:07:28 16/11/2024
Diva Hồng Nhung: "Sáng hôm đó, tôi bị cả nước tấn công"
12:52:31 16/11/2024
Hay tin công ty chồng bị cháy, tôi hối hả chạy vào bệnh viện thì phát hiện ra chồng ngoại tình và bí mật về chiếc nhẫn ở ngăn tủ
15:06:45 16/11/2024
Nhiều lần theo dõi chồng, chị vợ 'chết đứng' khi thấy cận mặt của ả tình nhân sau lớp khẩu trang
15:12:26 16/11/2024
Drama gia đình: Vợ cũ kéo vali đòi nhà, đòi con, mẹ chồng phơi bày thái độ gây sốc
15:35:06 16/11/2024

Tin mới nhất

Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump

14:14:39 16/11/2024
Ông Nicolas Bidault, Trưởng phòng báo chí Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ, khẳng định với tờ Izvestia rằng theo truyền thống, chính sách đối ngoại của Thụy Sĩ luôn sẵn sàng đóng vai trò trung gian khi các bên liên quan đồng thuận.

Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine

13:58:20 16/11/2024
Theo hãng tin AFP, khi đồng ý tham gia xây dựng lại các khu chung cư bị phá hủy ở thị trấn Gostomel ngoại ô Kiev, ông Gruyaert không ngờ rằng mình sẽ gặp phải những yêu cầu bất thường từ chính quyền địa phương.

Nga bán được tiêm kích "bóng ma bầu trời" Su-57 đầu tiên cho nước ngoài

06:00:05 16/11/2024
Nga thông báo đã tìm được khách hàng nước ngoài đầu tiên mua tiêm kích hiện đại nhất của nước này, Su-57, nhưng không tiết lộ cụ thể bên mua.

Độc đáo nghi lễ Xaybath tại Boun Thatluang - Lễ hội Phật giáo lớn nhất trong năm của Lào

05:08:15 16/11/2024
Đây cũng là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Philippines sơ tán người dân tránh bão Man-yi

04:59:46 16/11/2024
Đây là cơn bão thứ 6 mà Philippines phải đối mặt chỉ trong 1 tháng qua và hoạt động sơ tán người dân đã được thực hiện ngay trong ngày 15/11.

Philippines chao đảo khi 5 cơn bão lớn tấn công chỉ trong 3 tuần

22:08:37 15/11/2024
Tần suất bất thường của những cơ bão khiến người dân vốn đã phải vật lộn với hậu quả của những trận mưa lớn và lũ lụt trước đó không có nhiều thời gian để chuẩn bị cho trận bão tiếp theo.

Anh tiến tới dừng cấp phép cho các mỏ than mới

22:07:26 15/11/2024
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Công đảng đang đẩy mạnh kế hoạch đưa nước này trở thành quốc gia đi đầu về năng lượng sạch.

Hungary kêu gọi chính quyền đương nhiệm Mỹ chấm dứt hỗ trợ quân sự cho Ukraine

22:00:58 15/11/2024
Ông Orban đã đưa ra tuyên bố trên trong chương trình buổi sáng của Đài phát thanh Kossuth. Ông lưu ý rằng tại Mỹ, cuộc tranh luận về các chính sách tương lai liên quan đến xung đột Ukraine vẫn đang diễn ra.

EU 'bật đèn xanh' cho phép sử dụng thuốc Leqembi điều trị Alzheimer

21:29:52 15/11/2024
Trước đó, vào tháng 7, EMA đã từ chối phê duyệt Leqembi do lo ngại về tác dụng phụ nghiêm trọng như sưng não. Tuy nhiên, sau khi đánh giá kỹ lưỡng hơn, Ủy ban các sản phẩm thuốc dùng cho người (CHMP) thuộc EMA đã thay đổi quyết định.

Australia thử nghiệm xe đẩy hàng sử dụng công nghệ AI

20:11:03 15/11/2024
Ông Ben Levinson, Trưởng phòng Chiến lược số, phân tích và chuyển đổi của Coles, cho rằng công nghệ này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, thanh toán nhanh hơn và quản lý ngân sách của mình .

TikTok triển khai công cụ quảng cáo AI trên toàn cầu

20:09:28 15/11/2024
Andy Yang, Giám đốc sản phẩm sáng tạo của TikTok, cho biết công cụ này này trao quyền cho các nhà quảng cáo và giúp họ kết nối với cộng đồng của quảng cáo với sức mạnh của AI thế hệ mới.

Canada: Nhân viên bưu chính bắt đầu đình công trên toàn quốc

19:42:06 15/11/2024
Các yêu cầu được CUPW đưa ra là mức lương công bằng, điều kiện làm việc an toàn, quyền nghỉ hưu với cuộc sống an nhàn và mở rộng các dịch vụ tại bưu điện công cộng.

Có thể bạn quan tâm

Phản ứng của Mạc Hồng Quân khi vợ siêu mẫu trở lại sàn diễn sau nhiều năm rời showbiz

Sao thể thao

18:46:39 16/11/2024
Gần 1 thập kỷ trước, Kỳ Hân và Mạc Hồng Quân là cặp đôi được công chúng dành nhiều sự quan tâm vào thời điểm mới công khai chuyện hẹn hò.

Lên mạng bán lốp xe rồi lừa tiền cọc

Pháp luật

18:21:43 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã di lý đối tượng Bùi Văn Hồng (SN 1988), từ xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh về địa phương để điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hạt Dẻ lột xác thật rồi, nhìn bức ảnh này mà choáng!

Sao việt

18:12:02 16/11/2024
Nếu Lọ Lem mỗi lần lộ diện là mỗi lần được khen xin như nàng thơ thì bé Hạt Dẻ nhà MC Quyền Linh và doanh nhân Dạ Thảo lại biến hoá rất đa dạng.

Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu

Tin nổi bật

17:40:30 16/11/2024
Ngày 16/11, một lãnh đạo xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) xác nhận, trên khu vực vùng biển thuộc địa bàn xã vừa xuất hiện một đàn cá heo bị mắc cạn.

Thông điệp Tarot ngày 17/11/2024 cho 12 cung hoàng đạo: Thiên Bình bốc lá Ace of Swords, Song Tử bốc lá King of Pentacles

Trắc nghiệm

17:31:13 16/11/2024
Khám phá những thông điệp từ những lá bài Tarot tới 12 Cung Hoàng Đạo trong ngày 17/11/2024 nhé.Bạch Dương (21/3 - 19/4)Kim Ngưu (20/4 - 20/5)Song Tử

Bữa tối mà nấu 3 món tuy đơn giản nhưng ngon miệng và bổ dưỡng này sẽ cho thấy tâm huyết và tình yêu thương của bạn

Ẩm thực

17:25:55 16/11/2024
Trong cuộc sống bận rộn, việc chuẩn bị bữa tối cho gia đình một cách chu đáo chính là một loại hạnh phúc và một cách thể hiện tình yêu thương.

Từng sống hoang phí, cô nàng tiết kiệm thêm 5 triệu/tháng chỉ nhờ thay đổi 1 thói quen

Netizen

16:54:04 16/11/2024
Không cần phải giải thích nhiều thì ai cũng hiểu tầm quan trọng của lối sống tiết kiệm. Một quỹ tiết kiệm đủ lớn giúp bạn giảm thiểu áp lực về tài chính và dự phòng cho các trường hợp biến cố trong tương lai.

Tùng Dương ra mắt album "Multiverse", kết hợp cùng MONO, Tăng Duy Tân

Nhạc việt

16:10:48 16/11/2024
Với Multiverse , Tùng Dương tiếp tục khai thác những câu hỏi sâu sắc về bản chất con người, sự sinh tồn và những khát khao không giới hạn của con người

Con trai Britney Spears hàn gắn với mẹ sau vụ từ mặt, visual tuổi 18 gây sốt

Sao âu mỹ

16:04:43 16/11/2024
Ngày 16/11, tờ Page Six đưa tin mối quan hệ giữa Britney Spears và con trai đã được cải thiện. Nữ ca sĩ và con út Jayden James đã chính thức hàn gắn tình mẹ con với nhau khoảng thời gian xa cách.

Khám phá vẻ đẹp Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười

Du lịch

15:52:13 16/11/2024
Trong không gian xanh mát và yên bình, đồng loạt hàng trăm cánh chim bay lượn, những tổ chim lúc lỉu trên cành tràm cao vài chục mét..., Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang)