Vì sao mua hàng ở sàn TMĐT Mỹ không cần đồng kiểm?
Do đặc thù thị trường khác nhau, một số khái niệm như đồng kiểm, thu tiền hộ ( COD) ở Việt Nam lại không tồn tại trên các sàn thương mại điện tử ở Mỹ.
Mua iPhone nhận gạch đá không phải câu chuyện mới, nhưng thời gian gần đây dư luận lại nổi sóng vì những trường hợp mua đồ đạc giá trị nhận phải cục đá, miếng sắt. Từ đây, không ít độc giả thắc mắc tại sao các nước như Mỹ không cần chính sách đồng kiểm nhưng vẫn có thể kiểm soát hiệu quả việc giao hàng.
Trước hết, điểm đầu tiên dễ nhận thấy nhất là việc mua hàng ở các sàn thương mại điện tử Mỹ đều áp dụng hình thức trả trước. Và thông thường, khoản thanh toán này đều được hoàn trả (refund) rất dễ dàng nhờ chính sách ưu tiên cho người mua. Chẳng hạn với các món hàng được bán và vận chuyển bởi Amazon, khi người dùng nhận được gạch đá, họ chỉ việc hoàn trả lại đúng gói hàng (cân nặng và bao bì) là sẽ được hoàn tiền về thẻ tín dụng trong vòng 3-5 ngày làm việc.
Amazon thường trừng phạt nặng nề người bán mà không cần cung cấp bằng chứng
Thời gian hoàn tiền là khác nhau với các loại thẻ khác nhau nhưng nhìn chung với các mặt hàng FBA (Fulfillment by Amazon), tức được lấy tại kho của chính Amazon, người tiêu dùng được bảo đảm tuyệt đối trong việc nhận và trả hàng. Thậm chí, ngay cả khi lỗi ở người tiêu dùng, Amazon vẫn quy trách nhiệm cho người bán (seller) và trừng phạt họ rất nặng nề. Tiền hàng bị giữ lại vì vi phạm chính sách, dẫn tới người bán không dám mạo hiểm lừa dối khách hàng.
Video đang HOT
Đó là câu chuyện về các mặt hàng FBA, vậy còn những thương nhân bán hàng trên chợ (Marketplace) thì sao? Lúc này, người tiêu dùng liệu có ở thế yếu? Câu trả lời vẫn là không. Amazon quản lý rất chặt chẽ những đánh giá (review) sản phẩm và sản phẩm chỉ cần nhận những đánh giá 1-2 sao liên tục trong thời gian ngắn, người bán sẽ gặp rắc rối to.
Ngay cả khi Amazon làm ngơ với những đánh giá 1-2 sao này, người Mỹ vẫn có đủ cách để đòi lại công bằng bởi Hoa Kỳ có khoảng 5 đạo luật bảo vệ người tiêu dùng với 8 quyền lợi cơ bản. Đó là ở cấp độ liên bang, ở mỗi tiểu bang lại có những đạo luật riêng mà các sàn thương mại điện tử cần tuân thủ khi ship hàng đến người mua ở nơi đó.
Kho hàng ở Mỹ kiểm soát an ninh rất gắt gao.
Vì thế ở Mỹ, thay vì người tiêu dùng sợ bị lừa, chính người bán hàng mới là những người sợ bị lừa (scam). Bởi lúc này người bán phải đau đầu đối phó với những người tiêu dùng thừa thông minh và các cơ quan thực thi pháp luật cùng hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng luôn đứng về phía người mua.
Cuối cùng, như đã biết, điều kiện làm việc trong các kho hàng ở Amazon là hết sức ngặt nghèo. Người lao động phải làm việc không ngừng nghỉ trong 10-12 tiếng mỗi ngày, có thiết bị đeo tay để đo đạc thời gian làm việc trên mỗi đơn hàng, kiểm tra an ninh trước và sau khi kết thúc ca làm việc.
Điều tương tự cũng diễn ra với Walmart hay dịch vụ chuyển phát của Bưu chính Hoa Kỳ (USPS), nên gian lận một cách cố ý là rất khó xảy ra. Do đó, chuyện mua hàng ở Mỹ không cần thiết phải bao gồm đồng kiểm, bởi mọi công đoạn đã có sự tự động hóa và tham gia rất cao của máy móc.
Chọn mua hàng trên sàn thương mại điện tử dễ dàng hơn nhờ QR Code
QR Code trên TMĐT được giới thiệu tại Techfest 2020, cho thấy tiềm năng hỗ trợ người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm.
QR Code (Quick Response code) - còn gọi là mã phản ứng nhanh hoặc mã vạch ma trận (Matrix-barcode) - có thể chứa đựng được rất nhiều thông tin như địa chỉ website (URL), thông tin liên hệ, tin nhắn, thẻ ngân hàng, địa chỉ email hay tin nhắn SMS. Tại Việt Nam, ứng dụng QR Code đang dần trở thành xu hướng công nghệ được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Ngân hàng, viễn thông và thương mại điện tử (TMĐT) là những lĩnh vực tiên phong ứng dụng QR Code trong dịch vụ của mình.
Ông Nguyễn Văn Chính - Vice CEO công ty Cổ phần iCheck, giới thiệu ứng dụng của QR code trong ngành TMĐT tại Hội thảo "Thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số thành công trên nền tảng thương mại điện tử" (TECHFEST 2020)
Ngày 27/11 vừa qua, ứng dụng QR Code trong TMĐT được ông Nguyễn Văn Chính - Vice CEO Công ty Cổ phần iCheck giới thiệu tại Hội thảo "Thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số thành công trên nền tảng thương mại điện tử" - thuộc chuỗi hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST VIETNAM 2020 với chủ đề "Thích ứng - Chuyển đổi - Bứt phá". Nhiều ứng dụng của QR Code đã được giới thiệu với các đơn vị doanh nghiệp, báo chí tham gia sự kiện.
Cụ thể, ứng dụng của QR Code trong TMĐT rất đa dạng, từ tra cứu thông tin sản phẩm, thanh toán cho tới kết nối khách hàng với nhà sản xuất. Chỉ bằng thao tác quét QR Code đơn giản, khách hàng có thế dễ dàng tiếp cận thông tin sản phẩm và đặt mua hàng. Nhiều sàn TMĐT lớn như Tiki, Shopee đã ứng dụng QR Code trong thanh toán, kiểm soát mã vận đơn, chia sẻ thông tin bán hàng.
Đặc biệt, ứng dụng QR Code để thực hiện thanh toán và mua sắm ảo đang cho thấy tiềm năng rất lớn. Công nghệ này tận dụng ưu thế của thiết bị di động cá nhân nhằm mang lại một phương thức thanh toán và tiếp cận sản phẩm mới tiện lợi cho cả người bán và người mua. Đối với doanh nghiệp bán hàng online, ứng dụng QR Code giúp mở rộng kênh bán hàng bằng việc tích hợp mã QR lên website, fanpage, in trên bao bì sản phẩm, các tài liệu quảng cáo, điểm bán hàng, biến các bề mặt quảng cáo thành các gian hàng thực thụ, giúp giảm chi phí bán hàng. Từ đó người tiêu dùng có thể tìm kiếm và chọn mua sản phẩm trên đa kênh và liên kết trực tiếp với gian hàng online của doanh nghiệp.
Tra cứu thông tin sản phẩm bằng quét mã QR trên ấn phẩm quảng cáo
Bên cạnh đó, thông qua việc số hóa thông tin sản phẩm bằng QR Code, doanh nghiệp có thể tích hợp nhiều tính năng khác nhau như truy xuất thông tin, chống giả, bảo hành điện tử, chống tràn vùng... Doanh nghiệp chỉ cần một nền tảng hỗ trợ là có thể tiếp cận thông tin khách hàng quét mã (vị trí, thời gian quét, thông tin sản phẩm được quét). Nhờ vậy, doanh nghiệp dễ dàng quản lý thông tin lô hàng, thông tin khách hàng mua sản phẩm, điểm bán để đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác hơn.
Sản phẩm Công ty Cổ phần iCheck
Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp giúp doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả, iCheck hiện đang cung cấp giải pháp QR Code tích hợp 5 trong 1 (chống giả, bảo hành điện tử, chống tràn vùng lấn tuyến, loyalty và truy xuất nguồn gốc) nhằm giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí và tối ưu quá trình vận hành. Những chia sẻ thú vị của đại diện iCheck về QR Code và ứng dụng của công nghệ này trên thế giới và Việt Nam, đã thu hút sự chú ý của các đơn vị báo chí, doanh nghiệp tham gia sự kiện.
Epic Games và Apple, ai đúng ai sai? Chia sẻ doanh thu là một quy tắc kinh doanh rất phổ biến, trong đó 30% cũng là tỷ lệ thường thấy trong ngành nội dung số. Chủ đề phổ biến nhất trong giới công nghệ gần đây là cuộc chiến giữa Epic Games với Apple và Google. Nguyên nhân là bởi vì Epic đã thêm phương thức thanh toán mua hàng trong...