Vì sao một số ngân hàng điều chỉnh kế hoạch lên sàn?
Tính đến thời điểm này, không ít ngân hàng đã phải lùi kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán vì COVID-19 khiến thị trường tài chính toàn cầu lao đao, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Một số chuyên gia ngân hàng cho rằng: Việc lên sàn ở thời điểm này có thể sẽ gây bất lợi cho giá cổ phiếu ngân hàng.
Một trong những yêu cầu của Thủ tướng với ngành ngân hàng trong tái cơ cấu giai đoạn 2016 – 2020 là bắt buộc các ngân hàng thương mại (NHTM) phải niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM (giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa được niêm yết) để đảm bảo tính minh bạch.
Trong số 31 ngân hàng đang hoạt động trên thị trường, hiện mới có 18 cổ phiếu ngân hàng được giao dịch trên sàn chứng khoán, trong đó 10 cổ phiếu được giao dịch trên sàn HoSE gồm: VCB, CTG, BID, TCB, MBB, VPB, HDB, EIB, STB, TPB; 3 cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX là ACB, SHB, NVB và 5 cổ phiếu niêm yết trên sàn UPCoM là: LPB, VIB, VBB, BAB, KLB.
Trong khi một số ngân hàng đang muốn chuyển sàn giao dịch từ HNX sang HoSE như ACB, SHB, một vài ngân hàng khác đang lên sàn “dang dở” như: MSB, VietCapital Bank, OCB thì nhiều ngân hàng vẫn chưa thấy có động tĩnh nào rõ ràng về việc sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán trong năm nay.
Theo cập nhật mới nhất từ ABBank, ngân hàng sẽ thay đổi kế hoạch dự kiến niêm yết. Theo đó, lộ trình lưu ký và niêm yết được điều chỉnh tạm ngừng để đợi hoàn thành thủ tục pháp lý về trụ sở mới. Phía ABBank cũng chưa thông báo chính thức kế hoạch niêm yết trở lại.
Trước đó tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2019, các cổ đông ABBank đã rất kỳ vọng việc ngân hàng sẽ sớm niêm yết trên sàn HoSE để tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu. Việc chuyển địa điểm trụ sở chính ra Hà Nội của ABBank cũng đã được đồng ý từ năm 2019. “Trường hợp công tác niêm yết chưa thể thực hiện được trong năm nay, ABBank sẽ hoàn thành đăng ký lưu ký tập trung cổ phiếu tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch trên UPCoM phù hợp với lộ trình yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước”, đại diện ABBank nói.
Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị OCB Trịnh Văn Tuấn, ngân hàng sẽ niêm yết trên sàn HOSE năm nay sau khi chốt xong room ngoại (nới rộng không gian đầu tư cho nhà đầu tư ngoại). Tuy nhiên theo lãnh đạo OCB, cũng phải chọn thời điểm thị trường thích hợp để cổ phiếu OCB lên sàn giá tăng, đảm bảo được quyền lợi tốt nhất cho các cổ đông.
“Về cơ bản, thủ tục đã hoàn tất và ngân hàng cũng mong sớm đưa cổ phiếu lên UPCoM, song khả năng kế hoạch lên UPCoM sẽ phải tạm hoãn do dịch bệnh”, ông Ngô Quang Trung, Tổng giám đốc Ngân hàng Bản Việt nói.
Video đang HOT
Tại ĐHĐCĐ mới đây, HĐQT MSB đã trình cổ đông thông qua việc rút lại hồ sơ niêm yết cổ phiếu sàn HoSE. Trước đó cuối năm 2019, MSB từng nộp hồ sơ đăng ký niêm yết 1.175 tỷ cổ phiếu lên HoSE với mã chứng khoán MSB. Tuy nhiên, kế hoạch này bị hoãn lại bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có sự ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Theo ông Huỳnh Bửu Quang – Phó Chủ tịch HĐQT MSB, cuối năm 2019, ngân hàng đã nộp hồ sơ nhưng có thể do khối lượng hồ sơ lớn cho nên chưa xử lý kịp. Sang đầu năm 2020 lại xuất hiện dịch COVID-19 khiến nền kinh tế ảnh hưởng nặng nề. Do đó, kế hoạch niêm yết của MSB phải hoãn lại. Tuy nhiên, lãnh đạo MSB cam kết với cổ đông chắc chắn sẽ niêm yết khi điều kiện thị trường thuận lợi.
Các cổ đông của SCB cũng vừa thông qua phương án đăng ký giao dịch trên UPCoM năm 2020 – 2021. SCB dự kiến niêm yết chính thức trên sàn sau năm 2022. Như vậy, kế hoạch lên sàn của SCB sẽ chậm hơn khoảng 2 năm so với mốc đề ra trước đó của cơ quan quản lý.
Ông Võ Tấn Hoàng Văn – Tổng giám đốc SCB cho hay: Trong mấy tháng qua không thể tả hết sự khó khăn của ngành ngân hàng. Rất nhiều doanh nghiệp xin ngân hàng tái cơ cấu, gia hạn nợ, nợ xấu gia tăng. Về phía ngân hàng cũng phải cân đối để hỗ trợ doanh nghiệp. “Những tháng còn lại năm nay chắc chắn sẽ còn khó khăn và sẽ thể hiện rõ trong số liệu tài chính vào cuối năm nay”, ông Võ Tấn Hoàng Văn nói.
Tuy nhiên, trong số các ngân hàng lùi niêm yết thì LienVietPostBank (LPB) vẫn thông báo sẽ niêm yết trên sàn HoSE năm nay. Theo báo cáo của HĐQT gửi cổ đông của ngân hàng, LPB sẽ hoàn thành việc chuyển đăng ký giao dịch cổ phiếu từ hệ thống giao dịch UPCoM sang niêm yết tại HoSE nhằm nâng cao hình ảnh và nhận diện thương hiệu của ngân hàng trong cộng đồng nhà đầu tư trong nước, quốc tế cũng như các khách hàng đang giao dịch tại ngân hàng; nâng cao tính thanh khoản của cổ phiếu. Theo LPB, việc niêm yết sẽ đem lại lợi ích tối đa cho cổ đông khi chỉ số VN-Index mang tính đại diện cao cho thị trường chứng khoán và thường được các quỹ đầu tư sử dụng làm tham chiếu đo lường hiệu quả đầu tư.
Theo chuyên gia ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu – Cố vấn cao cấp của Công ty VFL, việc niêm yết trên sàn sẽ giúp các ngân hàng tiếp cận được với số lượng nhà đầu tư rộng rãi hơn, từ đó có nhiều điều kiện để tăng thêm vốn, không chỉ là từ các cổ đông hiện hữu, các nhà đầu tư cá nhân mà còn có thể thu hút cả những nhà đầu tư quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh các ngân hàng đang phải “chạy đua” để đáp ứng tiêu chuẩn về tỷ lệ an toàn vốn theo quy định thì lên sàn sẽ là giải pháp hữu hiệu để tăng vốn.
“Việc các ngân hàng chậm niêm yết trên thị trường chứng khoán có thể có nhiều lý do. Trước hết, các ngân hàng khi lên sàn sẽ gặp áp lực công khai báo cáo tài chính. Khi lên sàn, báo cáo tài chính phải chuẩn mực, phải có kiểm toán độc lập nên những ẩn số về nợ xấu, trích lập dự phòng, lợi nhuận… sẽ được công khai. Đặc biệt, những ngân hàng có kết quả kinh doanh chưa tốt, việc công bố thông tin hoạt động sẽ làm khó cho ngân hàng trong kinh doanh. Đó là lý do khiến không ít ngân hàng thời gian qua ‘ngại’ lên sàn”, TS Nguyễn Trí Hiếu nói.
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, một số ngân hàng cũng chưa thực sự thành công trong việc tái cơ cấu theo Đề án đã được phê duyệt; hiệu quả hoạt động của ngân hàng bị hạn chế sẽ khiến niêm yết trên sàn không thuận lợi để định giá tốt cổ phiếu.
Ngoài ra, yếu tố khách quan là diễn biến thị trường chứng khoán vẫn chưa thực sự tích cực. Bên cạnh đó, một số ngân hàng còn chờ bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại để tăng sức hấp dẫn của cổ phiếu, sau đó mới niêm yết; một số ngân hàng có những vấn đề nội bộ như thay đổi nhân sự cấp cao…cũng ảnh hưởng đến lộ trình lên sàn.
Đồng loạt chốt lãi ngàn tỷ, ngân hàng đốt nóng cuộc đua
Bất chấp ảnh hưởng đại dịch Covid-19, hàng loạt ngân hàng đã đặt mục tiêu lãi ngàn tỷ đồng trong năm 2020.
Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2020 với mục tiêu đưa tổng tài sản đạt 110.918 tỷ đồng (tăng 8,2%); dư nợ tín dụng đat 69.646 ty đông (tăng 10,5%); lợi nhuận trước thuế đạt 1.358 tỷ đồng (tăng 10,5% so với 2019); kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3% tổng dư nợ theo quy định của NHNN.
Nnăm 2019, ABBANK đã đath lợi nhuận trước thuế đạt 1.229 tỷ đồng, tăng 328,2 tỷ đồng. Tổng thu nhập đạt 3.618,3 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2018.
Theo đại diện ABBank, lợi nhuận ban đầu được ban lãnh đạo ngân hàng kỳ vọng thu về năm nay là hơn 1.500 tỷ đồng, nhưng do phải hạ lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp nên lợi nhuận được điều chỉnh về 1.358 tỷ đồng.
Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHB) đặt mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng và huy động vốn trong năm nay lần lượt là 15% và 16%. SHB cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 17.558 tỷ đồng lên 19.314 tỷ đồng trong quý III năm nay.
Ngân hàng này dự kiến tổng tài sản đạt 408.448 tỷ đồng vào cuối năm nay, tăng 11,8% so với năm 2019. SHB phấn đấu đạt lợi nhuận trước thuế năm 2020 là 3.268 tỷ đồng, tăng 8% so với số thu thực tế năm 2019.
Năm 2020, SHB cũng lên kế hoạch chuyển sàn niêm yết cổ phiếu SHB từ HNX sang HOSE ngay trong năm nay.
Năm 2020, ngân hàng TPBank muốn tăng tổng tài sản lên 180 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2019; vốn điều lệ tăng 19% lên 10.199 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2,5% và lợi nhuận trước thuế 4.068 tỷ đồng, tương đương mức tăng khiêm tốn 5%.
Năm 2019, TPBank đạt lợi nhuận trước thuế 3.868 tỷ đồng, tăng 71,3% so với năm trước và vượt gần 22% so với kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu ở dưới 1,3% và ngân hàng đã tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC.
Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với mục tiêu tăng tài sản thêm 8% lên 170.000 tỷ đồng, nợ xấu ở mức dưới 3% theo quy định và xử lý dứt điểm dư nợ trái phiếu VAMC. Lợi nhuận trước thuế đặt ra cho năm 2020 là 1.439 tỷ đồng, cao hơn 12% so với năm trước.
Ngân hàng này cũng đặt mục tiêu năm nay, sau khi xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu cũ, sẽ chi trả cổ tức với tỷ lệ 10% cho cổ đông.
Theo báo cáo của Sacombank tại Đại hội cổ đông thường niên, năm 2019, ngân hàng này ghi nhận lợi nhuận trước thuế riêng lẻ gần 3.037 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2018 và lợi nhuận sau thuế đạt gần 2.366 tỷ đồng.
Tổng giám đốc Sacombank cho biết, năm 2020, nhà băng này đặt kế hoạch tổng tài sản đạt 498.400 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2019. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.573 tỷ đồng, kiểm soát nợ xấu dưới 3%.
Còn tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), năm 2019 códoanh thu cũng tăng mạnh tới 24%, nằm trong top 2 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất nhóm cổ phần tư nhân (hơn 10.000 tỷ đồng).
Năm 2020, VPbank đã đặt mục tiêu tăng trưởng 25% đạt mức 13.500 - 14.000 tỷ đồng. Nhưng do dịch bệnh Covid-19, Ban lãnh đạo ngân hàng này đã quyết định điều chỉnh kế hoạch trong năm 2020 sẽ tăng tổng tài sản thêm 12,7% lên hơn 425 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận gần như tương đương năm trước ở mức 10.214 tỷ đồng.
Thù lao của các sếp ngân hàng 'khủng' đến cỡ nào? Nhân viên, lãnh đạo ngân hàng xưa nay vẫn được coi là nhóm có mức thu nhập cao so với nhiều ngành nghề khác. Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông VPBank, VietinBank, Sacombank,... cho thấy mức thù lao của các vị lãnh đạo là khá khủng. Đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng VPBank diễn ra cuối tháng 5 đã...