Vì sao một doanh nghiệp trồng thanh long tiêu chuẩn toàn cầu ở tỉnh Bình Thuận thua lỗ hơn 18 tỷ đồng?
Ngày 29/11, trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Công Kính, giám đốc Công ty TNHH-XNK Cao Thành Phát (Km 30 huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận), cho biết từ tháng 4/2021 dịch Covid-19 bùng phát đến nay, rồi giá xăng dầu, giá phân bón tăng cao khiến doanh nghiệp trồng thanh long của ông đã thua lỗ hơn 18 tỷ đồng.
Tỉnh Bình Thuận đang là địa phương có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất cả nước. Ảnh Hiệp hội Thanh long Bình Thuận.
Doanh nghiệp trồng và xuất khẩu thanh long kêu cứu
Theo ông Kính, doanh nghiệp của ông trồng thanh long đạt chuẩn toàn cầu-GlobalGAP, trước đây xuất khẩu hàng nghìn tấn sang thị trường châu Âu, Mỹ, Australia, Canada và những thị trường khác mang lại doanh thu rất lớn. Nhưng do dịch Covid, thị trường trong nước và xuất khẩu bị thu hẹp, nhưng phí vận chuyển trái thanh long xuất khẩu lại tăng. Kèm theo đó là giá xăng dầu, vật tư nông nghiệp, giá phân bón lại tăng, giá điện cũng không hề giảm…nên thu không đủ chi.
Theo ông Kính, lỗ nặng nhất là đường xuất khẩu thanh long qua Canada, châu Âu…Trước đây chỉ khoảng 21 ngày (từ lúc đóng hàng lên tàu) phía đối tác sẽ nhận được và đưa vào thị trường phân phối. Nhưng khi bùng phát dịch Covid, thời gian kéo lên từ 60 đến 80 ngày phía đối tác mới nhận được thanh long. Do quá trễ nên trái thanh long bị hư, có những lô hàng hư đến 80%…
“Thua lỗ nặng, nhưng chúng tôi vẫn phải tiếp tục đầu tư và phải trả lương cho hơn 100 lao động làm việc thường xuyên để duy trì vụ mới. Nếu không, cây thanh long sẽ hư và doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Chúng tôi đã kêu cứu lên Hiệp hội thanh long tỉnh Bình Thuận nhờ kiến nghị các cơ quan chức năng và nhà nước, xem xét giảm giá điện và ngân hàng khoanh nợ để chúng tôi có đủ sức chống chọi với Covid-19…”, ông Nguyễn Công Kính than!
Trao đổi với PV, ông Trần Đình Trung, Giám đốc HTX Thanh long Thuận Tiến (xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc) cùng chung tâm trạng”cầu cứu” như đồng nghiệp.
Theo ông Trung, cũng như những hộ nông dân khác trong vùng, gia đình ông cũng vay vốn ngân hàng để vừa trồng thanh long, vừa kinh doanh trái thanh long. Mỗi năm HTX Thanh long Thuận Tiến xuất khẩu từ 800- 1.000 tấn trái thanh long đạt chuẩn GlobalGAP sang thị trường các nước…
Hợp đồng cung cấp và giá bán thanh long luôn ký trước với các đối tác từ 1-3 năm. Nhờ đó, doanh thu ổn định, có tiền trả lãi ngân hàng…Nhưng do Covid-19, giá vận chuyển xuất khẩu thanh long biến động, giá vận chuyển tăng gần gấp đôi nhưng giá bán thanh long vẫn “giậm chân tại chổ” khiến HTX bị lỗ nặng…
Video đang HOT
Chăm sóc thanh long tại HTX Thanh long Thuận Tiến (xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc). Ảnh: Đình Trung.
M ong chia sẻ với doanh nghiệp thanh long
Ngày 29/11, ông Võ Huy Hoàng- Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho biết, đã biết chuyện doanh nghiệp Cao Thành Phát bị lỗ hơn 18 tỷ đồng trong thời gian qua. Theo ông Hoàng, không chỉ riêng gì doanh nghiệp này mà nhiều doanh nghiệp khác và người trồng thanh long cũng bị thua lỗ tương tự.
“Chính vì thế, hiệp hội đã tiếp tục gửi phản ánh những khó khăn của người trồng thanh long bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 lên các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận và đề nghị xem xét tháo gỡ và chia sẻ với doanh nghiệp. Hiệp hội cũng đề nghị ngành ngân hàng cần có những cách làm linh hoạt, có giải pháp hỗ trợ tín dụng, tài chính giảm lãi suất cho vay, cấp tín dụng mới trong năm 2021 – 2023 để giúp các doanh nghiệp, HTX thanh long khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh trong vụ tới…”, ông Võ Huy Hoàng nói.
Chăm sóc thanh long tại HTX Thanh long Thuận Tiến (xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận). Ảnh: Đình Trung.
Cụ thể Hiệp hội Thanh long Bình Thuận đề nghị:
Ngân hàng khoanh nợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay thêm vốn để phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm lãi suất cho vay.
Miễn giảm các loại thuế, chậm nộp thuế phát sinh trong năm 2020; Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dài hạn như: miễn giảm, kéo giãn, khoan nợ và gian hạn thuế. Miễn giảm tiền thuê đất, giảm 50% thuế TNDN phải nộp của năm 2021 và giảm 30% thuế TNDN 3 năm liền kể từ khi công bố hết dịch. Giảm 50% thuế GTGT trong 2 năm kế tiếp 2022 – 2023..
Kiến nghị hỗ trợ giảm 40% tiền điện 6 tháng cuối năm 2021 cho các doanh nghiệp, HTX sản xuất- kinh doanh thanh long xuất khẩu.
Giá phân bón tăng cao, nông dân ở nơi này của tỉnh Đắk Nông ủ những thứ gì để bón cho cây cà phê?
Hiện nay, giá các loại vật tư nông nghiệp liên tục tăng cao, khiến người sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Đắk Nông gặp nhiều khó khăn.
Trước thực tế đó, nhiều hộ nông dân đã kết hợp các biện pháp kỹ thuật, sử dụng phân vi sinh để giảm chi phí đầu tư.
Theo ông Trần Văn Kiên, phường Nghĩa Đức (TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông), trong 3 năm qua, giá phân bón liên tục tăng cao. Riêng năm nay, giá các loại phân tăng từ 20-40% so với năm ngoái.
Cụ thể, phân NPK 16-16-8 có giá 890.000 đồng/bao, tăng gần 400.000 đồng so với niên vụ cà phê 2019; phân DAP giá 1,2 triệu đồng/bao, tăng 300.000 đồng; Kali đỏ 860.000 đồng/bao, tăng 520.000 đồng...
Điều này khiến chi phí sản xuất của gia đình ông tăng cao. Do đó, ông buộc phải chuyển đổi cách thức sản xuất, chăm sóc cây trồng để giảm bớt chi phí đầu tư.
Ông Nguyễn Thành, thị trấn Kiến Đức (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông) sử dụng xác bã đậu nành ủ phân bón giúp giảm được chi phí đầu tư
Cụ thể, thay vì chuyên bón phân hóa học cho vườn cà phê, gia đình ông đã chuyển sang một phần phân hữu cơ. Gia đình ông cũng làm cành, vặt chồi, xạc cỏ...kỹ càng hơn để vườn cây bớt tiêu hao lượng phân, nước tưới.
Còn ông Nguyễn Văn Tuân, ở thị trấn Đắk Mil (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông), cho biết, nguồn thu chính của gia đình ông phụ thuộc vào 2 ha cà phê.
Những năm về trước, khi mà vườn cây còn sung sức, bình quân mỗi vụ, ông thu về hơn 8 tấn cà phê `nhân.
Vài năm gần đây, ông phải cắt giảm lượng phân bón để giảm chi phí sản xuất, nên năng suất vườn cà phê cũng giảm xuống.
Trước thực tế này, ông đã thay đổi cách chăm sóc vườn cà phê. Ông tự tạo nguồn phân hữu cơ để bón cho vườn cây.
Ông còn áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cà phê theo sự hướng dẫn của ngành Nông nghiệp. Nhờ đó, vụ mùa năm nay, vườn cà phê đã bảo đảm năng suất, chi phí chăm sóc không còn cao như trước.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Đắk Nông, thời gian qua, nhiều hộ nông dân đã sử dụng các loại vật liệu hữu cơ như vỏ cà phê, bã đậu nành, rỉ mật mít, xác cá nước ngọt... để làm phân bón chăm sóc cây trồng.
Cách làm của bà con là tự ủ theo quy trình được ngành Nông nghiệp tập huấn, hướng dẫn và đã qua thực nghiệm trước đó.
Phân bón hữu cơ ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây còn có tác dụng cải thiện chế độ mùn, điều hòa dung dịch đất, giảm rửa trôi, giảm bốc hơi, tăng hiệu quả sản xuất.
Ông Nguyễn Thành ở thị trấn Kiến Đức (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông) cho biết, nhờ ủ phân hữu cơ, nên gia đình ông giảm được chi phí đầu tư rất nhiều. Vườn cây được bón phân hữu cơ cũng sinh trưởng, phát triển mạnh, ít nấm bệnh.
Cũng theo ông Thành, chi phí để tạo 1 kg phân hữu cơ chỉ mất khoảng 2.000 đồng, trong khi phân hóa học lên tới 9.000 đồng/kg. Thậm chí, chất lượng phân hữu cơ còn tốt hơn, mang lại nhiều tác dụng hơn.
Lãnh đạo Sở NNPTNT cho biết, trước khó khăn do giá vật tư nông nghiệp, trong đó có giá phân bón tăng cao, ngoài việc tăng cường sử dụng nguồn phân hữu cơ, nông dân cần áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật trong canh tác.
Trong đó, đối với sản xuất lúa, ngô, rau màu, bà con cần đẩy mạnh sử dụng các loại giống mới, ứng dụng chương trình "3 giảm, 3 tăng", "1 phải, 5 giảm"... để bảo đảm hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí.
Trong sản xuất cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái, bà con cần chú trọng các chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng thuốc bảo vệ theo phương pháp "4 đúng". Từ đó, có thể duy trì chăm sóc vườn cây tốt, không tốn nhiều chi phí.
Nông dân tỉnh Bến Tre áp dụng cách đơn giản này để đối phó với giá phân bón tăng gấp đôi Đang vào thời điểm rước đòng cho 7 công lúa (0,7ha), ông Trần Văn Tư ở xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri (tỉnh Bến Tre) lo lắng vì giá phân bón tăng cao gần gấp đôi so với vụ lúa năm trước. Ông Tư cho hay, hiện nay giá phân bón hỗn hợp NPK loại 3 màu có giá hơn 900 ngàn đồng/bao...