Vì sao Microsoft bán mảng di động cơ bản Nokia?
Microsoft không cần đến điện thoại cơ bản, bởi chiến lược của họ đang xoay quanh Windows 10, và mảng feature phone cũng không đem lại nhiều lợi nhuận.
Thương vụ chuyển nhượng nhãn hàng điện thoại cơ bản của Nokia cho thấy quyết tâm của CEO Satya Nadella từ Microsoft. Chiến lược của ông thay đổi hoàn toàn so với thời Steve Ballmer, người đã lao tâm khổ tứ để mua về Nokia.
Mảng điện thoại cơ bản khó nằm trong chiến lược xoay quanh Windows 10 của Microsoft bởi các thiết bị này thiếu sức mạnh phần cứng, theo Wall Street Journal. Trong khi Microsoft không thể rời bỏ hệ điều hành này.
“Tương lai (của mảng di động trên Microsoft) bắt buộc phải gắn với Windows 10″, J.O.Gownder, nhà phân tích tại công ty nghiên cứu Forrester nói với WSJ.
Nokia trở thành “hàng thừa” trong hệ sinh thái của Apple. Ảnh: WSJ.
Năm ngoái, Microsoft cắt giảm gần 80% đầu tư vào thương vụ 9,4 tỷ USD này, ngưng việc 7.800 nhân công chủ yếu trong mảng điện thoại di động. Họ vẫn không bỏ cuộc đua di động, nhưng các chiến lược của Microsoft dần xoay quanh Windows 10, hệ điều hành xuất hiện ngày càng nhiều trên smartphone, PC, tablet và cả các hệ thống chơi game.
Microsoft cũng tập trung nhiều hơn vào trí tuệ nhân tạo, dựa trên dữ liệu thu thập từ smartphone và các thiết bị thông minh khác. Trong hội nghị nhà phát triển vào tháng 3, họ giới thiệu trợ lý ảo thông minh Cortana, có thể kích hoạt bằng giọng nói để đặt phòng, thức ăn dựa vào dữ liệu cá nhân và sở thích người dùng.
Video đang HOT
CNET cũng đánh giá cao các mảng khác của Microsoft. HoloLens của họ đang là một trong những thiết bị thực tế tăng cường cao cấp nhất hiện tại, Surface Pro là một thành công, và họ đạt nhiều thành tựu với AI, chatbots. Không có mảng điện thoại đầy cạnh tranh, Microsoft vẫn sống ổn về mặt tài chính lẫn thương hiệu.
Nhiều chuyên gia cũng đồng tình với điều này, Carolina Milanesi, chuyên viên phân tích tại Creative Strategies nói với CNET: “Khi nói về thiết bị, Microsoft cần tập trung vào AR và VR, dẫn đầu mảng này để không phải theo sau các tên tuổi khác”.
Microsoft vẫn cần điện thoại, nhưng không phải điện thoại cơ bản. Ảnh: NerdAffilliate.
Phát ngôn viên của Microsoft cũng từng tuyên bố họ vẫn “cam kết với thị trường Windows Phone tiềm năng” và sẽ tiếp tục phát triển phiên bản mobile cho hệ điều hành này, cũng như đẩy mạnh đầu tư vào bảo mật và các tính năng quản lý.
Thực tế, Microsoft đang dẫn đầu mảng điện thoại cơ bản. Họ bán được hơn 15,7 triệu chiếc trên toàn cầu chỉ trong quý 1/2016, vượt xa 13,1 triệu điện thoại cơ bản từ Samsung, số liệu từ IDC.
Nhưng Microsoft không thực sự thu được nhiều tiền từ phân khúc này, bởi biên độ lợi nhuận của điện thoại cơ bản là rất thấp, Mr.Gownder nói. Ngược lại, Foxconn lại sở hữu hệ thống sản xuất quy mô lớn, lực lượng nhân công phù hợp hơn để “vắt kiệt” lợi nhuận từ điện thoại giá rẻ.
Với Nokia, thương vụ này là bước đệm để trở lại thị trường cơ bản, vương quốc một thời của họ. Hãng đang mong muốn đặt dấu ấn thương hiệu lên các thị trường mới nổi bằng điện thoại giá thấp, và rất khai thác sâu hơn các thị trường này trong tương lai, với những thiết bị Android.
Lê Phát
Theo Zing
Chương mới của Nokia
Khi duyên nợ giữa Microsoft và thương hiệu của Nokia kết thúc trong hôm nay, một chương mới đang mở ra cho thương hiệu Phần Lan.
Ngay sau khi Microsoft bán lại mảng di động cơ bản cho FIH (Foxconn) và HMD Global, Nokia công bố, họ sẽ thông qua quyền sử dụng thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ dành cho công ty mới mở tên HMD Global. Đơn vị này sẽ sản xuất và bán một loạt thiết bị smartphone và tablet Android.
HMD Global đóng trụ sở tại Phần Lan và được dẫn dắt bởi Arto Nummela, một nhân viên kỳ cựu của Nokia, người đã chuyển tới Microsoft khi công ty này mua lại mảng di động của Nokia.
Công ty mới đã ký một hợp đồng với Microsoft nhằm thâu tại quyền sử dụng thương hiệu Nokia trên điện thoại cơ bản cùng vài quyền liên quan đến thiết kế. Nummela sẽ là CEO của công ty này khi việc chuyển nhượng hoàn tất dự kiến vào cuối tháng 6.
Nhiều khả năng Nokia sẽ trở lại với smartphone trong năm tới. Ảnh: The Verge.
Mức độ liên quan của Foxconn trong thương vụ này cũng đáng chú ý. Nhánh con của họ là FIH Mobile là công ty sẽ tiếp quản mảng điện thoại cơ bản Nokia sau khi mua lại với giá 350 triệu USD từ Microsoft. HDM Global và FIH đã kịp ký một thảo thuận hợp tác nhằm "thúc đẩy xây dựng việc kinh doanh toàn cầu cho các thiết bị di động và tablet thương hiệu Nokia".
Tablet Nokia N1 đã được Foxconn và Nokia hợp tác lắp ráp trong quá khứ. Hiện tại, dù HMD tuyên bố hoàn toàn độc lập, dường như có nhiều dính líu trong mối quan hệ phức tạp trên, theo The Verge.
Nokia cũng sẽ có nhân sự trong ban lãnh đạo của HMD Global và họ sẽ đẩy mạnh "thiết lập các yêu cầu thương hiệu bắt buộc cùng các điều khoản liên quan đến doanh số".
Trường hợp lý tưởng mà họ đang hướng đến là công ty phần cứng mới sẽ tiếp nhận tất cả kỹ thuật thiết kế từ Nokia và nguồn lực sản xuất từ Foxconn, thông qua FIH Mobile.
Chiến lược này cũng phối hợp tốt với những nỗ lực của chính Nokia trong mảng thiết bị đeo, sau khi họ mua lại Withings.
Còn nhiều chuyện hậu trường chưa được công bố, nhưng rõ ràng mục tiêu khách hàng đang rất rõ ràng: Điện thoại cơ bản của Nokia sẽ trở lại cùng một loạt smartphone và tablet Android thương hiệu Nokia hoàn toàn mới.
Giấc mơ về những chiếc Android Nokia vẫn chưa lụi tàn.
Lê Phát
Theo Zing
Microsoft bán mảng điện thoại cơ bản Nokia cho Foxconn Microsoft vừa thông báo đã đạt thoả thuận bán mảng feature phone cho Foxconn với giá 350 triệu USD. Mảng di động cơ bản mang thương hiệu Nokia thuộc về Foxconn. Ảnh: Phonearena. FIH Mobile và HMD Global là hai tên tuổi đứng tên trong thoả thuận mua lại mảng điện thoại cơ bản từ Microsoft. FIH Mobile thuộc Foxconn, còn HMD Global...