Vì sao máy bay quân sự Indonesia liên tiếp gặp nạn?
Một máy bay Hercules của không quân Indonesia vừa gặp nạn lúc chiều nay. Vài phút sau khi cất cánh, máy bay đâm xuống khu dân cư thành phố Meidan, thủ phủ của Bắc Sumatra.
The Jakarta Post cho hay, vụ việc trên chỉ là tai nạn mới nhất trong một chuỗi các vụ tai nạn liên quan tới máy bay quân sự của quân đội Indonesia. Vụ việc lại một lần nữa làm dấy lên những câu hỏi về bảo dưỡng.
Dưới đây là danh sách các vụ tai nạn liên quan tới máy bay quân sự trong vài năm gần đây. Đa phần các vụ tai nạn liên quan tới các máy bay đã hoạt động trên 20 năm.
9/11/2013: Một trực thăng Mi-17 của quân đội đã đâm xuống Pujungan thuộc quận Malinau, bắc Kalimantan, gần biên giới Indonesia và Malaysia. 13 người thiệt mạng và 7 người sống sót sau tai nạn. Trực thăng gặp nạn khi đang chuyển hàng từ Tarakan ở bắc Kalimantan tới cho lực lượng an ninh biên giới ở Malinau.
11/10/2013: Thời tiết xấu buộc một chiếc trực thăng của lục quân Indonesia – chiếc Mi-17 do Nga sản xuất, hạ cánh cách đường băng 600m ở quận Okbibab. Trực thăng bị hư hại song không có thương vong.
24/8/2013: Quân đội Indonesia cho hay, cửa của một trong số các trực thăng huấn luyện của nước này đã rơi xuống khu dân cư ở Penjaringan, Bắc Jakarta. Không ai bị thương song cánh cửa máy bay làm hỏng một chiếc ô tô và một ngôi nhà.
Video đang HOT
4/7/2013: Một tàu lượn của không quân Indonesia gặp nạn ở Subang, khiến phi công duy nhất trên tàu lượn thiệt mạng. Chỉ huy căn cứ không quân Suryadharma cho hay, phi công mất kiểm soát.
11/6/2013: Một trực thăng huấn luyện – chiếc Hughes 300C, của trung tâm huấn luyện bay của lục quân đâm xuống đường băng ở căn cứ không quân Ahmad Yani, trung Java. Trực thăng bị hư hại nặng song không có vụ nổ nào xảy ra.
6/1/2012: Một máy bay huấn luyện, chiếc T-34 Charlie, đâm xuống Kedungsari ở Magelang, Trung Java, làm 1 người chết.
21/6/2012: Một chiếc Fokker 27A2708 của không quân Indonesia đã đâm xuống một khu nhà ở Rajawali, gần sân bay Halim Perdanakusuma, Đông Jakartam. Có 10 người bỏ mạng, gồm 7 hành khách trên máy bay và 3 cư dân dưới mặt đất.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Vì sao Vạn Lý Trường Thành đang dần biến mất?
Khoảng 30% Vạn Lý Trường Thành đang dần biến mất theo thời gian do điều kiện tự nhiên bất lợi và những hành động thiếu ý thức của con người, bao gồm lấy trộm gạch để xây nhà.
Một đoạn của Vạn Lý Trường Thành bị tàn phá vì mưa bão. (Ảnh: Telegraph)
Vạn Lý Trường Thành không phải là một công trình bị phá hủy đơn lẻ mà trải dài hàng ngàn dặm trên tại nhiều khu vực, từ Sơn Hai quan ở bờ biển phía đông tới Gia Dục quan nằm trên sa mạc Gobi ở phía tây.
Kiến trúc được UNESCO công nhận là di sản thế giới này bị phá hủy nhiều tới nỗi ước tính về tổng chiều dài của nó dao động trong khoảng từ 9.000 -21.000km, còn phụ thuộc vào phần bị biến mất.
Vạn Lý Trường Thành được bắt đầu xây dựng lần đầu vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên nhưng gần 6.300km được xây dựng vào thời nhà Minh (1368-1644), bao gồm đoạn được du khách viếng thăm nhiều nhất ở phía bắc Bắc Kinh.
Trong số đó, 1.962km của công trình này đã bị tàn phá qua nhiều thế kỷ, Beijing Times đưa tin. Một số đoạn đã bị mưa gió bào mòn trong khi cây cối mọc trên bờ tường khiến tình trạng đổ nát xảy ra nhanh hơn, bài báo trích dẫn một cuộc khảo sát năm ngoái của Hiệp hội Vạn Lý Trường Thành.
"Mặc dù một số bức tường được xây bằng gạch và đá, nhưng chúng không thể trụ vững trước sự bào mòn của tự nhiên", tờ báo trích lời Dong Yaohui, phó chủ tịch của Hiệp hội cho biết.
Vạn Lý Trường Thành thường chứng kiến tình trạng quá tải trong các dịp lễ, tết. (Ảnh: Reuters)
Những hành vi thiếu ý thức của du khách và người dân địa phương cũng đang góp phá hủy công trình nhân tạo dài nhất trên thế giới, Beijing Times nhấn mạnh. Những người dân nghèo tại huyện Lulong, tỉnh Hà Bắc thường xuyên dỡ gạch về xây nhà và những tấm gạch lát với các ký tự tiếng Hán được người dân đem bán với giá 30 NDT (gần 5 USD) một tấm.
Theo các quy định, người nào lấy trộm gạch từ Vạn Lý Trường Thành có thể bị phạt tới 5.000 NDT (805 USD), theo Global Times.
"Tuy nhiên không có tổ chức cụ thể nào để thực thi các quy định này", Jia Hailin, một quan chức bảo vệ di sản văn hóa tại Hà Bắc nói.
"Tình trạng phá hủy chỉ có thể được báo cáo lên các nhà chức trách cấp cao hơn và rất khó để xử lý khi nó xảy ra ở giữa địa phận hai tỉnh".
Các hoạt động khám phá Vạn Lý Trường Thành, vốn đưa nhiều lượng khách tới công trình vượt quá sức chịu đựng của nó cũng góp phần hủy hoại di sản thế giới này, Beijing Times cho biết thêm.
Sầm Hoa
Theo_VietNamNet
Ai ở ĐNÁ quan tâm tổ hợp áp chế President-S Nga? Với tổ hợp áp chế quang điện tử President-S, các loại máy bay quân sự sẽ có khả năng vô hiệu hóa bất kỳ tên lửa phòng không vác vai nào. Với tổ hợp áp chế quang điện tử President-S, các loại máy bay quân sự sẽ có khả năng vô hiệu hóa bất kỳ tên lửa phòng không vác vai nào. Tờ...