Vì sao mất điện thoại thường hay dễ mất tiền ngân hàng?
Dạo gần đây có một số trường hợp người dùng bị mất điện thoại và mất tiền ngân hàng ngay sau đó.
Lý do vì sao và làm thế nào để hạn chế?
Vì sao mất điện thoại thường hay mất tiền ngân hàng?
Đa số chúng ta đều sử dụng điện thoại để lưu trữ các dữ liệu quan trọng nhưng lại thờ ơ trong việc bảo mật, ví dụ như đặt mật khẩu đơn giản, không thiết lập màn hình khóa, ghi chú mật khẩu trên điện thoại, chia sẻ thông tin cá nhân lên Facebook…
Do đó, khi kẻ gian lấy được điện thoại, họ có thể mày mò để mở khóa thiết bị và chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn.
Cách bảo mật điện thoại để tránh mất tiền ngân hàng. Ảnh: MINH HOÀNG
Cách bảo mật điện thoại đơn giản nhưng hiệu quả
Với sự phát triển của công nghệ, tội phạm mạng ngày càng tinh vi và sử dụng nhiều biện pháp để vượt qua các tính năng bảo mật trên điện thoại.
Dù không thể ngăn chặn 100%, nhưng nếu áp dụng những cách dưới đây, bạn có thể hạn chế được việc bị mất tiền ngân hàng, ví điện tử… nếu chẳng may làm rớt hoặc mất điện thoại.
1. Đặt mật khẩu màn hình khóa
Màn hình khóa là lớp bảo mật đầu tiên mà bạn nên kích hoạt, giúp hạn chế việc bị người khác lén mở điện thoại.
Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào Settings (cài đặt) – Password and security (mật khẩu và bảo mật) – Lock screen (màn hình khóa), sau đó lựa chọn hình thức bảo mật tương ứng, đơn cử như mã PIN, hình vẽ, khuôn mặt, mật khẩu…
Lưu ý, tên và vị trí các tùy chọn có thể thay đổi tùy vào thiết bị bạn đang sử dụng.
Video đang HOT
Cách thiết lập màn hình khóa trên Android. Ảnh: MINH HOÀNG
Đối với iPhone, người dùng chỉ cần tìm đến phần Settings (cài đặt) – Face ID and Passcode (Face ID và mật mã) hoặc Touch ID and Passcode (Touch ID và mật mã) – Turn Passcode On (bật mật mã), sau đó đặt mật mã để bảo vệ điện thoại.
Đặt mật khẩu màn hình khóa trên iPhone. Ảnh: MINH HOÀNG
Lưu ý, bạn không nên sử dụng ngày tháng năm sinh của bản thân, bạn bè, cha mẹ… hoặc những con số liên quan để tránh dễ bị dò ra.
2. Giảm thời gian chờ khóa màn hình
Thông thường, điện thoại sẽ tự động khóa màn hình sau 1 phút, tuy nhiên, nếu cảm thấy mức thời gian này quá lâu, bạn có thể giảm xuống bằng cách truy cập vào Settings (cài đặt) – Lock Screen (màn hình khóa) – Sleep (ngủ) – 15 seconds hoặc 30 seconds (khóa màn hình sau 15 hoặc 30 giây).
Cách giảm thời gian chờ khóa màn hình trên Android. Ảnh: MINH HOÀNG
Nếu đang sử dụng iPhone, người dùng chỉ cần vào Settings (cài đặt) – Display and Brightness (màn hình và độ sáng) – Auto-lock (tự động khóa) – 30 seconds (30 giây).
Giảm thời gian chờ khóa màn hình trên iPhone. Ảnh: MINH HOÀNG
3. Không cho tắt mạng trên điện thoại
Khi kẻ gian lấy được điện thoại, họ có thể truy cập vào Control center (trung tâm điều khiển) ngay từ màn hình khóa để tắt 4/5G hoặc bật Airplane mode (chế độ máy bay). Điều này khá nguy hiểm bởi bạn sẽ không thể theo dõi và xác định được vị trí iPhone bị mất.
Để ngăn chặn, bạn hãy truy cập vào Settings (cài đặt) – Face ID & Password (Face ID và mật khẩu) hoặc Touch ID & Password (Touch ID và mật khẩu), sau đó tắt tùy chọn Control Center (trung tâm điều khiển). Kể từ lúc này, không một ai có thể truy cập vào Control Center (trung tâm điều khiển) ngay từ màn hình khóa.
Cách ngăn chặn kẻ gian tắt mạng trên iPhone từ màn hình khóa. Ảnh: MINH HOÀNG
4. Đặt mã PIN cho SIM
Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào Settings (cài đặt) – Security and Privacy (bảo mật và quyền riêng tư), chọn SIM cần bảo vệ và kích hoạt tùy chọn Lock SIM (khóa thẻ SIM). Lúc này, bạn sẽ được yêu cầu nhập mã PIN mặc định vào khung trống.
Cách đặt mã PIN cho thẻ SIM trên Android. Ảnh: MINH HOÀNG
Cụ thể, mã PIN mặc định của Viettel sẽ là 0000, VinaPhone là 1234, MobiFone là 1111 hoặc 0000, ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với nhà mạng để được hỗ trợ.
Cuối cùng, người dùng chỉ cần nhập mã PIN mới khung trống để bảo vệ thẻ SIM. Kể từ lúc này, mỗi khi gỡ SIM và chuyển sang máy mới hoặc khởi động lại điện thoại, bạn sẽ được yêu cầu nhập thêm mã PIN trước khi sử dụng điện thoại.
Đối với iPhone, người dùng chỉ cần truy cập vào Settings (cài đặt) – Cellular (di động) – SIM PIN (PIN của SIM) – SIM PIN. Sau đó nhập mã PIN mặc định của nhà mạng và đặt mã PIN mới tương tự như trên.
Cách đặt mã PIN cho SIM khi sử dụng iPhone. Ảnh: MINH HOÀNG
Như vậy Kỷ Nguyên Số đã hướng dẫn xong 4 mẹo nhỏ đơn giản giúp hạn chế việc bị mất tiền ngân hàng, ví điện tử và các tài khoản quan trọng… sau khi bị mất điện thoại.
Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.
Nguy cơ mất tiền trong tài khoản ngân hàng vì bị chiếm quyền sử dụng SIM điện thoại
Một số ngân hàng vừa phát đi cảnh báo về nguy cơ mất tiền trong tài khoản ngân hàng do bị chiếm quyền sử dụng SIM điện thoại.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải cho biết, cùng với sự phát triển của công nghệ, lợi dụng chính sách chuyển đổi, nâng cấp SIM miễn phí của các nhà mạng viễn thông tại Việt Nam, một số đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo để cướp quyền sử dụng SIM điện thoại, từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng, ví điện tử... của khách hàng.
Theo đó, các đối tượng tự xưng là cán bộ công ty viễn thông, liên hệ với khách hàng qua điện thoại, tin nhắn và đề nghị hỗ trợ nâng cấp, chuyển đổi SIM 4G/5G miễn phí.
Các cuộc gọi giả mạo đề nghị hỗ trợ nâng cấp, chuyển đổi SIM 4G/5G miễn phí để lừa đảo khách hàng.
Các đối tượng này yêu cầu cung cấp mã OTP do nhà mạng gửi về số điện thoại của khách hàng hoặc hướng dẫn khách hàng tự nhắn tin SMS từ chính điện thoại của mình theo cú pháp quy định của nhà mạng và dãy ký tự "SerialSIM" do đối tượng gian lận cung cấp. Nếu thực hiện theo các cấu trúc tin nhắn, SIM điện thoại mà khách hàng đang sử dụng sẽ bị ngắt, không sử dụng được. Đồng thời, đối tượng sẽ thành công chiếm đoạt được SIM của khách hàng và dễ dàng thực hiện các hành vi gian lận tiếp theo.
Các đối tượng gian lận sử dụng số điện thoại vừa chiếm đoạt được để kích hoạt các dịch vụ ngân hàng, nhận mã OTP, chuyển tiền, nạp ví, thanh toán mua hàng,... chiếm đoạt tiền của nạn nhân.
Trước tình trạng này, các ngân hàng khuyến cáo khách hàng cần liên hệ ngay với đường dây nóng của ngân hàng để khóa dịch vụ khẩn cấp nếu đã thực hiện theo hướng dẫn và SIM điện thoại không còn sử dụng được.
Bảo mật thông tin SIM điện thoại bằng cách thiết lập mã PIN cho SIM (theo hướng dẫn của nhà mạng viễn thông).
Người dùng cũng cần cảnh giác với các cuộc gọi, tin nhắn từ số lạ với các nội dung: hỗ trợ nâng cấp SIM miễn phí hoặc thông báo trúng thưởng. Không truy cập vào đường link lạ được gửi kèm trong tin nhắn, không thực hiện nhắn tin theo cú pháp được hướng dẫn bởi người lạ.
Tuyệt đối giữ bí mật thông tin cá nhân. Không bao giờ cung cấp mật khẩu, PIN, các mã xác thực OTP, mã kích hoạt,... cho bất kỳ ai dưới bất kỳ hình thức nào.
Theo lời khuyên, người dùng chỉ nên thực hiện thay đổi, nâng cấp SIM tại điểm giao dịch của nhà mạng viễn thông hoặc thông qua ứng dụng của nhà mạng.
2 mẹo giúp bạn hạn chế mất tiền khi sử dụng điện thoại Để tránh việc con trẻ mua nhầm các ứng dụng có phí trên iPhone hoặc Android, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ sau đây để ngăn chặn. Các bậc cha mẹ thường có thói quen đưa điện thoại, máy tính bảng cho con trẻ chơi để rảnh tay làm việc khác. Tuy nhiên, nếu không biết cách kiểm soát, trẻ có thể...