Vì sao mặt bằng giá BĐS các tỉnh vệ tinh Tp.HCM đang bị đẩy lên cao?
Tại khu vực Bình Dương, so với năm 2019, giá căn hộ bình quân từ 25-30 triệu đồng/m2 đa bị đẩy lên mức từ 30-35 triệu đồng/m2, thâm chí 37-38 triệu đồng/m2 (tăng khoảng 15%).
Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, do sự khan hiếm nguồn cung từ Tp.HCM nên giá BĐS tại các tỉnh vệ tinh đã bị đẩy lên cao bất chấp thời kỳ dịch Covid -19.
Tại các tỉnh phía Nam, việc đầu tư Sân bay Long Thành của Chính Phủ tại Đồng Nai và Tp.HCM đề xuất phát triển Thành phố Đông Sài Gon cộng với hàng loạt cầu đường kết nối không gian phát triển các tỉnh Miền Đông Nam Bộ với Tp.HCM đã tạo nên làn sóng thực sự sôi động cho thị trường BĐS các tỉnh Miền Đông Nam Bộ trong thời gian qua.
Tại Bình Dương: Các Thành phố trực thuộc tỉnh này có lợi thế giao thoa với Tp.HCM (Thành phố Đông Sài Gon) và đang có tiềm lực phát triển kinh tế như Thuân An, Dĩ An thực sự đa trở thành mảnh đất màu mơ để phát triển loại hình Dự án nhà ở chung cư có giá phù hợp (loại sản phẩm mà Tp.HCM hiện đang khan hiếm và tiêu thụ rất tốt).
Bởi sự khan hiếm nguồn cung từ Tp.HCM nên giá căn hộ tại đây cũng đa bị đẩy lên nhanh chóng, bất chấp thời kỳ Covid 19. So với năm 2019, giá căn hộ tại Bình Dương bình quân từ 25-30 triệu đồng/m2 đa bị đẩy lên mức từ 30-35 triệu đồng/m2 , thâm chí 37-38 triệu đồng/m2 (tăng khoảng 15%).
Lượng giao dịch tuy không lớn, ty lệ hấp thụ chỉ đạt khoảng 25%. Nhưng có thể nói, tiềm năng loại sản phẩm này là rất lớn, rất có khả năng phát triển mạnh trong năm 2021.
Video đang HOT
Tại Đồng Nai: Với lợi thế tiếp giáp Đông Tp.HCM và có sự tăng trưởng kinh tế vưng mạnh, đặc biệt là sự đầu tư sân bay Long Thành đa khiến Đồng Nai tăng trưởng phát triển các dự án đất nền. Đồng thời đẩy giá đất tăng mạnh. Nếu trong năm 2019, giá đất bình quân tại Đồng Nai dao động trong khoảng 12-14 triệu đồng/m2 thi ngay đầu năm 2020 bị đẩy mạnh lên bình quân 22 triệu đồng/m2 . Sau khi vấp phải các hoạt động quản lý của chính quyền địa phương, cộng với khủng hoảng do dịch bệnh, giá đất hiện tại đa giảm còn 15-18 triệu đồng/m2.
Tại Bà Rịa – Vũng Tàu: Đây cũng là tỉnh tiếp giáp Tp.HCM và có lợi thế phát triển kinh tế. Đặc biệt lợi thế phát triển kinh tế du lịch. Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong nhưng địa phương đa phát triển mạnh các dự án BĐS từ rất sớm. Sau nhiều lần thăng trầm, hiện nay thị trường BĐS tại địa phương này khá ổn định.
Do được chính quyền địa phương quản lý hiệu quả nên giá đất đại hiện khá ổn định, đang duy trì ở mức bình quân 10 triệu đồng/m2.
Tại Long An Long An là tỉnh giao thoa với Tp.HCM nên được thừa hưởng sự đầu tư phát triển hạ tầng rất mạnh. Các dự án BĐS tại đây được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, cũng bởi dịch bệnh nên lượng tiêu thụ châm, các dự án chỉ đạt ty lệ hấp thụ bình quân khoảng 20%. Một số dự án có tiềm năng tốt, có giá bán dao động từ 21 – 26 triệu đồng/m2 . Các vùng khác trong tỉnh có giá binh quân đạt 13 – 15 triệu đồng/m2.
Khoảng 80% vốn thị trường BĐS là vốn từ ngân hàng
Nếu vốn ngân hàng đổ vào BĐS quá nhiều, đến giai đoạn thị trường đi vào khủng hoảng thì ngân hàng sẽ bị thiệt hại nhiều nhất.
Hiện nay, tín dụng bất động sản chiếm 7-8% tổng dư nợ nền kinh tế. Nếu tính cả các khoản vay với mục đích kinh doanh và mục đích vay mua nhà để ở, là khoảng hơn 1,5 triệu tỷ đồng.
Nhằm kiểm soát rủi ro trong cho vay bất động sản, Thông tư 22/2019 của Ngân hàng Nhà nước đã quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo lộ trình, từ tháng 10 tới đây, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn sẽ giảm từ 40% như hiện nay xuống 37%. Đến 2022, tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 30%.
Chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu
Thời điểm này, các ngân hàng thương mại đang thực hiện điều chỉnh kế hoạch để nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay. Phóng viên VOV phỏng vấn chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu về vấn đề này.
PV: Ông nhận định như thế nào về những rủi ro đối với nguồn vốn ngân hàng cho vay bất động sản khi thị trường suy giảm, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 được dự báo là còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Hiện nay, thị trường bất động sản chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân hàng. Có đến 80% vốn của thị trường bất động sản là nguồn vốn ngân hàng. Chỉ có 20% là vốn của các nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, vốn của người mua nhà và các thành phần khác.
Đây là những rủi ro không những về thanh khoản mà nguồn vốn ngân hàng nếu tiếp tục đổ vào, đến giai đoạn thị trường bất động sản đi vào khủng hoảng thì ngân hàng sẽ bị thiệt hại nhiều nhất, vì cho vay nhiều quá. Khi giá bất động sản xuống thì sẽ trở thành có nhiều nợ xấu và nợ mất vốn.
PV: Vậy các Ngân hàng sẽ phải làm gì để khơi thông dòng vốn cho vay bất động sản, nhất là cho vay dài hạn, thưa ông?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn nhưng cho vay ra thì dài hạn. Đối với ngân hàng thì đây là rủi ro về thanh khoản. Người dân họ gửi tiền, đến thời hạn thì họ rút tiền ra nhưng ngân hàng đã dùng tiền của họ để đầu tư hoặc cho vay bất động sản lâu dài, vậy là ngân hàng lại phải đi huy động vốn mới để trả cho người dân.
Như vậy, nó tạo ra áp lực cho ngân hàng luôn luôn phải tạo ra thanh khoản và ngân hàng phải đẩy lãi suất lên để huy động vốn vay. Đó là rủi ro mang tính hệ thống của ngân hàng.
PV: Với tình hình hiện nay, liệu các doanh nghiệp có kênh nào khác để huy động vốn, ngoài vay Ngân hàng không, thưa ông?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Theo tôi, đối với thị trường bất động sản, cần có kênh huy động vốn dài hạn, từ các quỹ bảo hiểm, từ các quỹ đầu tư. Nên xây dựng một quỹ hưu trí tự nguyện. Đây là thị trường rất lớn mà chúng ta đang bỏ ngỏ.
PV: Xin cảm ơn ông!./.
Ngân hàng và doanh nghiệp BĐS chạy đua phát hành trái phiếu trước giờ G Tháng 8/2020, tông gia tri đăng ky va phat hanh cua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đêu tăng manh. Tông gia tri đăng ky va phat hanh cua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong tháng 8/2020 tăng manh (ảnh minh họa). Cu thê, gia tri đăng ky trong thang 8/2020 đat 127.092 ty đông (tăng 68,13%) va gia tri phat hanh đat 38.399...