Vì sao Mark Zuckerberg và nhiều tỷ phú chỉ nhận lương 20.000 đồng/năm: Tưởng bóc lột nhưng hoá ra đầy “lộc lá”
Tiền lương cả năm không đủ ăn một bát phở như vậy nhưng Mark Zuckerberg vẫn an tâm sống khoẻ là đằng khác.
Cách đây ít lâu, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến tin tức CEO Facebook – Mark Zuckerberg – chỉ nhận lương 1 USD cho cả năm làm việc, tương đương hơn 20.000 đồng. Điều này vốn không hề mới mẻ, thậm chí đã được Mark xác nhận từ tận năm 2013, chủ động từ chối khoản lương 500.000 USD/năm xuống mức vô cùng lương ít ỏi đó trong ngót nghét gần 6 năm vừa rồi. Vì đâu lại có chuyện lạ lùng và khó tin đến như vậy?
Chính Mark Zuckerberg cũng từng lên tiếng chia sẻ cảm nghĩ về sự thực này vào năm 2015: “Tôi đã kiếm đủ nhiều tiền rồi. Hiện tại, tôi đang tập trung cố gắng làm nhiều thứ xứng đáng nhất có thể từ gia tài của mình. Đó cũng chính là những nỗ lực đang được thực hiện bởi Facebook, đem lại sức mạnh kết nối cho mọi người trên thế giới. Ngoài ra, tôi cũng đầu tư nhiều vào các dự án giáo dục và y tế bên ngoài để đóng góp thêm nhiều cho cộng đồng…”
Nghe qua có vẻ hơi lan man dài dòng, dẫu vậy, lý do thực sự đứng sau khoản lương ít đến kỳ lạ của Mark Zuckerberg (và nhiều gương mặt cộm cán khác trong làng công nghệ như Elon Musk, Larry Page) lại đến từ một xu hướng khá phổ biến dành cho những người ở tầm “sếp tổng” như vậy. Nó đã có mặt từ những năm đầu thập niên 1900, nhưng nay lại trở nên nở rộ và được nhiều người chọn làm theo.
Vậy tác dụng của điều đó là gì, và tại sao họ lại chọn từ bỏ lương bổng cao ngất ngưởng như vậy? Trước hết, các lãnh đạo khi quyết định làm như trên sẽ chủ động từ bỏ lương cũng như các khoản tiền mặt trực tiếp (thưởng thành tích, dịch vụ ưu đãi). Thay vào đó, họ sẽ nhận các loại hình tài sản có giá trị quy đổi gián tiếp khác như được tặng sở hữu cổ phiếu của chính công ty. Hành động này cũng một phần giúp cho công ty bớt chịu áp lực về mặt tài chính khi phải trả lương nhiều cho lãnh đạo, đặc biệt là trong thời kỳ khó khăn hoặc làm ăn chật vật.
Mặt khác, việc nhận tài sản quy đổi như cổ phiếu cũng là một phần tính toán trước của những vị sếp này, bởi họ có thể hoàn thành kế hoạch một công đôi việc cho mục đích lâu dài về sau. Sở hữu càng nhiều cổ phiếu, họ càng có tiếng nói ở công ty khi đưa ra quyết định lớn, đồng thời nhận thêm nhiều tiền khi công ty ăn nên làm ra, giá trị cổ phiếu tăng mạnh. Lý giải cho con số 1 USD lẻ loi, đó là do luật pháp hiện hành quy định nhân viên chính thức bắt buộc phải có thu nhập. Vì vậy khoản lương ít đến nực cười đó được chọn như một cách “chống chế”, vừa tránh phạm luật, vừa thoả mãn ý định từ chối gần như toàn bộ lương thưởng của các CEO.
Sở hữu nhiều cổ phiếu thay cho tiền lương cũng là nguyên nhân giúp Mark Zuckerberg trụ vững qua scandal nặng nề.
Những người như Mark Zuckerberg có tài sản chung tăng lên/mất đi hàng tỉ USD một đêm sau khi giá cổ phiếu của công ty update cũng là chuyện bình thường. Hơn nữa, lượng cổ phiếu tích trữ khổng lồ cũng giúp Mark Zuckerberg đang là người có ảnh hưởng quyền hạn lớn nhất Facebook, giúp anh trụ vững vị trí điều hành dù có bị phản đối bởi chính nội bộ công ty. Nhiều người từng yêu cầu anh xuống chức khi gặp scandal, nhưng quyền quyết định vẫn nghiêng về anh là trên hết nhờ sở hữu nhiều cổ phiếu hạng B quyền lực.
Video đang HOT
Ngoài ra, đây cũng có thể được coi là một chiến lược tác động tâm lý nhân viên, thúc đẩy hiệu quả làm ăn của công ty. Bằng việc giảm lương cơ bản của sếp tổng xuống 1 USD/năm, toàn thể mọi người sẽ nhìn nhận đó là một sự hy sinh lớn lao từ lãnh đạo để thúc đẩy tương lai bền vững và an toàn, ủng hộ tinh thần làm việc nhiều hơn bất chấp gian khó. Đôi lúc cảm thấy mệt mỏi vì chạy deadline nhiều quá ư? “Nhìn sếp kìa, ông ấy nhận có 1 USD/năm mà vẫn gồng mình lãnh đạo công ty đó, đừng ca cẩm nữa mà hãy tập trung làm tiếp đi nha!”
Theo Tri Trức Trẻ
Dàn CEO công nghệ đình đám làm gì 10 năm trước?
Khi thập kỷ của những năm 2010 sắp kết thúc, hãy cùng nhìn lại những CEO ngành công nghệ đã đi được bao xa trong 10 năm.
Vào tháng 5/2010, Tim Cook đã có buổi phát biểu tại trường Đại học Auburn. Ông nói rằng việc gia nhập Apple là "quyết định sáng suốt nhất từng có". Một năm sau Tim Cook được bổ nhiệm làm CEO của Apple, trước khi Steve Jobs qua đời vào tháng 10/2011.
Năm 2011, Apple đứng thứ 35 trong danh sách Fortune 500. Dưới sự lãnh đạo của Tim Cook, giờ đây công ty đã vươn lên top 5. Công ty trị giá hơn 1 nghìn tỷ USD và Tim Cook sở hữu tài sản ròng ước tính lên tới hơn 600 triệu USD.
Susan Wojcicki đã tự tạo nên danh tiếng cho bản thân vào năm 2006 khi ủng hộ việc mua lại YouTube với giá 1,65 tỷ USD. Wojcicki đã nhận ra được sự hấp dẫn của các video do người dùng tạo ra khi làm việc trên nền tảng chia sẻ video của Google - Google Video.
Hiện nay Wojcicki là CEO của YouTube. Ngân hàng Morgan Stanley ước tính giá trị chiếc ghế này là 160 tỷ USD trong năm 2018. Ngoài vai trò CEO tại YouTube, Wojcicki còn có mặt trong ban giám đốc điều hành của Salesforce.
Năm 2010, Sundar Pichai đã phải làm việc tích cực để giành thị phần cho trình duyệt web Chrome mới ra mắt của Google. Ông đặt mục tiêu đầy tham vọng tiếp cận 10% người dùng Internet, tương đương khoảng 100 triệu người vào cuối năm đó.
Tuy nhiên, Larry Page - Giám đốc sản phẩm của Google - lúc đó cho rằng mục tiêu này không đủ cao. Họ cùng nhau chỉnh sửa Chrome và cuối cùng đã đạt tới 111 triệu người dùng chỉ sau vài tuần phát hành.
Satya Nadella giữ chức Phó giám đốc bộ phận dịch vụ trực tuyến Microsoft năm 2010.
Ông trở thành Giám đốc điều hành của Microsoft vào năm 2014. Không muốn phụ thuộc vào các sản phẩm kế thừa như Windows, Nadella nhắm tới các dịch vụ đám mây như Azure và Office 365. Vào tháng 10, công ty đã đánh bại Amazon, ký được hợp đồng trị giá 10 tỷ USD với Lầu năm góc.
Năm 2010, tạp chí TIME bình chọn Mark Zuckerberg - người sáng lập Facebook là Nhân vật của năm. Hiện nay, ông chủ mạng xã hội lớn nhất thế giới đang đối mặt với những cáo buộc về dữ liệu cá nhân, quyền riêng tư và quảng cáo chính trị.
Năm 2010, Jeff Bezos - người sáng lập Amazon đã là tỷ phú. Forbes ước tính giá trị ròng của Bezos là 12,3 tỷ USD vào năm 2010. Trong khoảng thời gian này, máy đọc sách điện tử Kindle là mặt hàng được nhiều người dùng ưu chuộng.
Amazon hiện là một trong những công ty có giá trị nhất trên thế giới. Ngoài việc nắm giữ gần 12% cổ phần của gã khổng lồ thương mại điện tử, Bezos còn sở hữu The Washington Post và Blue Origin. Hiện nay, Bezos là người giàu nhất thế giới với giá trị tài sản ròng ước tính 110 tỷ USD.
Vào năm 2010, công ty Tesla của Elon Musk đã rất nỗ lực để sản xuất mẫu xe Model S. Cuối cùng, mẫu xe này ra mắt vào năm 2012.
Năm đó, SpaceX - một công ty khác của Musk - đã phóng tên lửa Falcon 9 đầu tiên. Falcon 9 là bước đột phá đầu tiên của công ty trong việc chế tạo tên lửa có thể tái sử dụng. Musk tin đây là chìa khóa để khiến chi phí của du hành vũ trụ phải chăng hơn. Hiện tại, Musk hứng thú theo đuổi công nghệ mới như năng lượng tái tạo và AI.
Ảnh: Tổng hợp
Theo Zing
Top tỉ phú công nghệ giàu nhất hành tinh nhiều tiền đến mức nào? Theo cập nhật mới nhất từ Tạp chí Forbes, người giàu nhất trong top tỉ phú công nghệ hiện vẫn đang là Jeff Bezos, theo sau gồm những cái tên quen thuộc như Bill Gates, Larry Ellison, Mark Zuckerberg... Tổng khối tài sản 10 người này nắm giữ lên đến gần 613 tỉ USD. 1. Jeff Bezos - 107,8 tỉ USD. Đứng đầu...