Vì sao màn hình desktop luôn nằm ngoài cuộc đua “mật độ điểm ảnh”?
Khi nhiều nguồn tin rục rịch về chiếc điện thoại sắp ra mắt của LG sẽ dùng màn hình full HD (5 inch) cho mật độ điểm ảnh lên tới 440 PPI, nhiều người thường có chung 1 thắc mắc rằng vì sao những chiếc điện thoại bé xíu như vậy thì lại được trang bị màn hình chuẩn full HD trong khi các màn hình cho desktop và laptop lại rất ít đạt đến độ phân giải này.
Để có thể hiểu rõ hơn về bản chất vấn đề, chúng ta cần biết 1 số thông tin về các khoảng cách nhìn hợp lý giữa mắt người và các loại màn hình khác nhau. Cơ Quan Quản Lý An Toàn Sức Khoẻ Nghề Nghiệp (OSHA) đưa ra 1 định nghĩa rằng khoảng cách tốt nhất để theo dõi nội dung trên các màn hình desktop là từ 50 đến 100 cm tùy thuộc vào kích thước màn. Tổ chức này cũng cho rằng khi theo dõi trên màn hình TV thì khoảng cách hợp lý từ mắt tới màn hình là từ 1,8 đến 2,4 m. Trong khi đó, trên các thiết bị cầm tay như smartphone và tablet thì khoảng cách này là từ 20 đến 38 cm.
Chuẩn thế nào là cao?
Ở đây chúng ta sẽ thử lấy màn hình Retina làm chuẩn. Retina là loại màn hình được Apple sử dụng cho rất nhiều sản phẩm từ iPhone, iPad, MacBook Pro và nhận được rất nhiều lời khen ngợi về độ sắc nét mà nó mang lại. Retina là tên gọi của loại màn hình có độ phân giải cực cao, cho chất lượng hình ảnh cao đến nỗi mắt thường không thể phân biệt được các điểm ảnh riêng biệt. Apple sử dụng khái niệm Retina cho cả màn hình iPhone, iPad, MacBook Pro…cho nên khái niệm Retina trên từng thiết bị phụ thuộc 2 yếu tố: mật độ điểm ảnh (pixel density) và khoảng cách giữa mắt với màn hình đã nói ở trên. Khoảng cách ở càng xa thì lượng mật độ điểm ảnh để đạt chuẩn Retina càng thấp. Như với khoảng cách của iPhone thì mật độ này là 300 PPI, iPad là 264 PPI và MBP là 220 PPI.
MacBook Pro màn hình Retina.
Như vậy, giả sử nếu bạn ngồi trước 1 chiếc màn hình 27 inch ở khoảng cách 80 cm thì màn hình phải đạt số PPI khoảng 107 mới cho khả năng hiển thị ngang ngửa với màn hình Retina của Apple (220 PPI trên màn hình 15 inch). Giả sử chiếc màn hình này có độ phân giải full HD (19201080) thì mật độ điểm ảnh của nó chỉ đạt 81,59 PPI, tức là vẫn chưa đạt tới khả năng hiển thị của Retina.
Video đang HOT
Giải thích lý do
Trước khi tìm hiểu lý do vì sao các màn hình cho desktop thường không được trang bị các panel độ phân giải cao, thì bạn cần biết có một thực tế rằng những màn hình như thế thực ra vẫn có mặt trên thị trường. Có những màn hình 27 inch có độ phân giải 25601440 pixel, và với PPI đạt con số 108, chúng đủ sức để sánh ngang với độ sắc nét của màn Retina trên các sản phẩm đến từ Apple.
Tuy nhiên, một trong những lý do mà màn hình độ phân giải cao cho desktop thường không phổ biến là do giá thành của chúng rất cao và phần lớn người dùng thông thường đều không đủ khả năng chi trả cho chúng. Các màn hình 27 inch với độ phân giải có thể sánh ngang Retina nói trên thường có giá từ 850 USD đến 1600 USD.
Một trong những lý do vì sao việc tăng độ phân giải cho màn hình smartphone và tablet trở nên dễ dàng hơn so với màn hình desktop là với các thiết bị cầm tay, màn hình chỉ là một thành phần. Bạn có thể tham khảo bảng giá linh kiện iPad của iSuppli. iPad 2 phiên bản 16 GB có tổng giá thành linh kiện (BOM – Bill of Materials) là 236,95 USD. Nếu tính cả chi phí sản xuất thì chi phí đội lên 245 USD. Sang iPad 3 với màn hình Retina có BOM là 306 USD. Tính cả chi phí sản xuất là 316 USD. Màn hình iPad 3 là nguyên nhân chính khiến cho giá thành linh kiện của iPad 3 cao hơn so với iPad 2, tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thấy mức chênh là không quá cao, chỉ 27%.
Trong khi đó, với màn hình desktop, giá panel có thể chiếm tới 50% đến 75% giá của toàn bộ màn hình, tùy thuộc vào độ phân giải và kích thước. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các nhà sản xuất màn hình chùn chân. Trong thị trường người dùng phổ thông, việc tăng độ phân giải màn hình lên cao thường đẩy giá bán sản phẩm lên rất cao, không phù hợp với thị trường. Kết quả là họ chỉ sản xuất 1 lượng nhỏ các màn hình này dành cho thị trường chuyên dụng mà thôi.
Xu thế
Một số nhà sản xuất hiện nay đã đi đầu trong việc sản xuất các màn hình TV cho độ phân giải 76804320 nhưng chúng sẽ còn lâu nữa mới có mặt trên thị trường phổ thông, một phần bởi vì nhu cầu sử dụng của người dùng thị trường này không cần tới độ phân giải như vậy. Với khoảng cách nhìn chỉ 2,4 m, màn hình tivi chỉ cần đạt số PPI là 36,25 để có thể đạt chuẩn hiển thị như Retina. Các loại TV 60 inch với độ phân giải 19201080 đang là mục tiêu mà nhà sản xuất hướng tới. Điều này cho thấy nhu cầu màn hình TV độ phân giải cao là rất thấp.
Với màn hình laptop, giá thành nguyên liệu sản xuất khiến cho giá sản phẩm đội lên cao chỉ là 1 phần của vấn đề. Một phần nữa là hầu hết phần mềm của các HĐH máy tính không có tính năng mở rộng (scale) cho các màn hình độ phân giải cao (scale là tính năng giúp tăng kích thước vật lý của các thành tố thuộc giao diện người dùng trên các màn hình có độ phân giải cao).
Hiện nay các màn hình kích thước 22 inch cũng chỉ có độ phân giải tối đa 19201080, tức mật độ điểm ảnh đạt mốc 100 PPI. Chỉ có một dòng màn hình cho số PPI cao hơn mức này là các màn hình 27 inch độ phân giải 25601440. HP là hãng có thể cung cấp dòng sản phẩm này với giá 679 USD.
Màn hình IBM T221 kích thước 22 inch độ phân giải 38402400.
Các màn hình 30 inch với độ phân giải tối đa 25601600 là khá phổ biến nhưng cũng có giá bán rất đắt. Chúng cũng đạt mật độ điểm ảnh 100 PPI giống các màn 22 inch nói trên. Các màn hình cho mật độ điểm ảnh cao hơn các mức trên thường là các màn hình được dùng trong y học.
Có thể các công nghệ như IGZO và OLED sẽ kích thích các nhà sản xuất cung cấp các loại màn hình mới, siêu cao cấp kết hợp độ phân giải cao với công nghệ hiển thị mới, nhưng đó là câu chuyện của 1 tương lai khá xa vời. Sẽ còn lâu những loại màn hình như vậy mới có thể đạt được mức giá mà người dùng phổ thông có thể chấp nhận. Còn hiện tại, màn hình với mật độ điểm ảnh 108 PPI là lựa chọn “xa xỉ” nhất mà người dùng có thể với tới.
Theo genk
Intel phủ nhận tin đồn hàn chết CPU lên bo mạch chủ
Hồi cuối tuần trước, nhiều trang tin công nghệ đăng tải một tin đồn nói rằng kể từ thế hệ CPU Core thế hệ 5 (tên mã Broadwell), Intel sẽ dần chuyển qua sử dụng phương thức nhúng (embedded) và hàn các vi xử lí thẳng lên bo mạch chủ thay cho các loại socket rời hiện nay. Điều đó có nghĩa là người dùng sẽ không thể dễ dàng thay thế CPU như những gì có thể làm với desktop từ trước đến nay. Tuy nhiên, mới đây Intel đã phủ nhận tin đồn này khi nói với trang tin Maximum PC rằng công ty "sẽ tiếp tục cung cấp các linh kiện dưới dạng socket LGA trong tương lai trước mắt cho khách hàng cũng như thị trường những người yêu thích tự xây dựng cấu hình máy".
Tuy nhiên, phát ngôn nói trên vẫn để ngỏ khả năng nhà sản xuất chip sẽ hàn thẳng CPU lên mainboard bởi vì Intel chỉ hứa hẹn cung cấp CPU với socket rời "trong tương lai trước mắt". Còn về thời gian dài sau này thì chúng ta chưa thể biết được.
Cũng trong dịp này, AMD cũng đề cập đến việc sẽ tiếp tục hỗ trợ CPU rời như từ trước đến nay. Người phát ngôn Chris Hook của hãng nói rằng "AMD có một lịch sử lâu dài về chuyện hỗ trợ thị phần desktop tự build cũng như những người ham thích desktop với các CPU, APU dạng socket, và chúng tương thích với nhiều sản phẩm bo mạch chủ từ những đối tác của AMD. Điều đó sẽ tiếp tục trong năm 2013 và 2014 với các APU tên mã 'Kaveri' và dòng CPU FX". Như vậy, trong tương lai gần, chúng ta vẫn có thể thoải mái thay đổi, nâng cấp hoặc tự mua CPU về gắn vào máy tính của mìn, bất kể vi xử lí đó là do AMD hay Intel sản xuất.
Theo: Tinhte
iPad Mini 'đấu' thời lượng pin với 5 đối thủ Pin luôn là một trong những tiêu chí hàng đầu khi chọn mua thiết bị di động và thời gian sử dụng thực tế không phải lúc nào cũng đúng như nhà sản xuất công bố. Do đó, một loạt tablet đã được đưa lên "bàn cân". Trang công nghệ Which (Anh) đã thử đo thời gian duyệt web trên những máy tính...