Vì sao Lý Liên Kiệt, Lâm Tâm Như bị phản ứng khi làm từ thiện?
Việc từ thiện của các nghệ sĩ luôn là chủ đề được quan tâm ở Trung Quốc. Tuy nhiên, đôi khi lòng tốt lại khiến họ vướng vào những màn tranh cãi, chỉ trích từ dư luận.
Ở showbiz Hoa ngữ, nơi những nghệ sĩ hàng đầu có sức ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người, việc quyên góp thiện nguyện khi đất nước gặp thiên tai, bệnh dịch diễn ra mạnh mẽ. Nhiều người coi đây là trách nhiệm chung để san sẻ bớt khó khăn, gánh nặng kinh tế cho chính phủ và đồng thời cũng tượng trưng cho sự đoàn kết.
Dàn sao Trung Quốc tích cực tham gia công tác từ thiện chống thiên tai, bệnh dịch cùng chính phủ và cộng đồng.
Những ngày dịch Covid-19 bùng phát, hơn 500 nghệ sĩ trong giới giải trí xứ Trung liên tục gửi tiền cứu trợ đến các tổ chức từ thiện để họ mua vật dụng y tế cho tâm dịch. Theo thống kê của Sohu, trong số 5 người dẫn đầu danh sách từ thiện hỗ trợ cho Vũ Hán, thì đã có 4 người là diễn viên, ca sĩ.
Tuy nhiên, nhiều ngôi sao lại vô tình vướng vào những màn tranh cãi, chỉ trích từ dư luận khi có lòng ủng hộ.
Mang tiếng “đạo đức giả” vì quyên góp ít
Năm 2017, Lâm Tâm Như nhận “gạch đá” của dư luận Trung Quốc vì công tác thiện nguyện. Cô bị chỉ trích keo kiệt, đạo đức giả khi nhiều năm tham gia buổi tiệc từ thiện của Harper’s Bazaar, nhưng không đóng góp nổi một xu. Tờ Toutiao thống kê Lâm Tâm Như từng một lần quyên góp cho quỹ từ thiện của Bazaar vào năm 2011. Tuy nhiên, số tiền cô ủng hộ chỉ khoảng 11.000 NDT.
Trên mạng xã hội Weibo, chủ đề này trở thành tâm điểm bàn tán. Khán giả mỉa mai nữ diễn viên là “ngôi sao vắt cổ chày ra nước”. Thậm chí, độc giả trên Toutiao gay gắt hơn cho rằng đã đến lúc Lâm Tâm Như nên đóng mọi hoạt động tại thị trường Đại lục, chọn hướng phát triển tại Đài Loan.
Lâm Tâm Như trở thành tâm điểm chỉ trích khi truyền thông xứ Trung tố cô không từ thiện một xu trong nhiều năm.
Trước phản ứng tiêu cực từ dư luận, sao nữ Hoàn Châu cách cách phải khóa chức năng bình luận trên trang cá nhân. Sau đó, phía nữ diễn viên yêu cầu văn phòng luật sư Bắc Kinh ra mặt. Luật sư khẳng định Lâm Tâm Như đã đệ đơn kiện lên tòa án Bắc Kinh vì bị vu khống, xúc phạm danh dự.
Dẫu vậy, dư luận vẫn hướng mũi nhọn chỉ trích về phía nữ diễn viên. Chỉ khi những hình ảnh của Lâm Tâm Như trong chuyến đi thăm các gia đình khó khăn ở Zambia, Châu Phi được tiết lộ, cư dân mạng mới ngừng công kích cô.
Vốn là người kín tiếng, nữ diễn viên làm từ thiện trong lặng lẽ. Cô bắt đầu tài trợ cho trẻ em khó khăn thông qua tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Đài Loan từ năm 2004. Tính đến nay, nữ diễn viên đã giúp đỡ trẻ em đến từ nhiều nơi trên thế giới, có thể kể đến Congo, Zambia, Campuchia, Honduras….
Từ thiện 71.000 USD nhưng không thông báo, Dương Tử bị mỉa mai là “kẻ ăn theo”, “đạo đức giả”.
Không riêng Lâm Tâm Như, Dương Tử cũng trở thành đích ngắm của dư luận khi làm từ thiện âm thầm. Cô là một trong những sao đầu tiên quyên góp tiền cho Vũ Hán chống dịch. Người đẹp Cá mực hầm mật từ thiện 71.000 USD nhưng không thông báo.
Video đang HOT
Đến khi quỹ từ thiện Hàn Hồng công bố danh sách nghệ sĩ đóng góp, Dương Tử đã nhanh tay bấm nút yêu thích bài viết. Ngay lập tức, cô bị mỉa mai là kẻ ăn theo, mặt dày khi “không từ thiện còn chen chúc tranh công”. Sau đó, phía nữ diễn viên phải công khai giấy chứng nhận quyên góp thì những chỉ trích hướng về cô mới lắng xuống.
Ngoài ra, nhiều sao hạng A của làng giải trí xứ Trung bị gán mác “keo kiệt” vì quyên góp ít. Vợ chồng Huỳnh Hiểu Minh – Angelababy là hai cái tên đầu tiên “mở hàng” cho việc bị công chúng mắng chửi thậm tệ trên mạng xã hội khi ủng hộ 28.000 USD.
Sau vợ chồng Huỳnh Hiểu Minh – Angelababy, đến lượt Tôn Lệ và Đặng Siêu bị chê bai keo kiệt khi quyên góp hơn 43.000 USD, Dương Mịch chịu trận mắng chửi vì ủng hộ 30.000 USD.
“Thu nhập hàng triệu USD một năm, tiền đóng thuế của họ đủ cho một gia đình phổ thông dư giả cả đời, nhưng lại keo kiệt trong lúc đất nước cần họ nhất. Thật đáng hổ thẹn”, “Sao hạng A mà chỉ đóng góp cho có, bỏ số tiền nhỏ làm tròn bổn phận, trơ trẽn”, đó là những bình luận công khai trên mạng xã hội sau khi số tiền từ thiện của dàn sao nổi tiếng Trung Quốc được công khai.
Bị chê bai keo kiệt vì từ thiện ít, Huỳnh Hiểu Minh và Dương Mịch phải bỏ tiền góp thêm mới thoát khỏi móng vuốt của các “anh hùng bàn phím”.
Đối mặt với làn sóng chỉ trích đang dâng cao, Huỳnh Hiểu Minh phải bỏ tiền góp thêm 114.000 USD, nâng tổng số tiền 2 vợ chồng chung tay đẩy lùi đại dịch do virus corona lên 142.000 USD. Dương Mịch tiếp tục ủng hộ 15.000 USD và Gia Hành, công ty nữ diễn viên nắm cổ phần phải đứng ra quyên góp thêm 150.000 USD. Đến lúc này, họ mới thoát khỏi móng vuốt của các “anh hùng bàn phím”.
Bị chỉ trích ăn chặn tiền qua các quỹ từ thiện
Bên cạnh hình thức quyên góp tiền bạc, hiện vật, hàng chục ngôi sao hạng A của Trung Quốc còn đứng tên quản lý các quỹ từ thiện. Tuy nhiên, cách sử dụng quỹ khiến họ vướng vào những màn tranh cãi về mục đích dùng tiền đến từ dư luận.
Năm 2014, ngôi sao võ thuật Lý Liên Kiệt vướng nghi án biển thủ số tiền từ thiện 54 triệu USD. Năm 2007, tài tử họ Lý thành lập tổ chức từ thiện One Foundation, tập trung cứu trợ thiên tai, phúc lợi cho trẻ em.
Năm 2008, khi thảm họa động đất tại Tứ Xuyên xảy ra, Lý Liên Kiệt hô hào quyên góp và nhận được số tiền lên đến 400 triệu NDT (khoảng 60 triệu USD). Sau 6 năm, Lý Liên Kiệt chỉ sử dụng 6 triệu USD cho công tác khắc phục hậu quả tại Tứ Xuyên. Phần quyên góp còn lại chưa được giải trình cụ thể.
Sự thiếu minh bạch khiến dư luận Trung Quốc đặt ra câu hỏi: “54 triệu USD quyên góp từ các tổ chức, cá nhân trên cả nước đang ở đâu?”. Hàng chục nghìn ý kiến của cư dân mạng phỏng đoán tài tử họ Lý đã biển thủ toàn bộ số tiền còn lại vào túi riêng.
Thành Long (phải) và Lý Liên Kiệt – hai ngôi sao võ thuật hàng đầu của Cbiz đều bị dư luận đặt dấu hỏi lớn về việc chi tiền qua các quỹ từ thiện.
Trước cáo buộc, ngôi sao võ thuật lên tiếng giải trình. Nam diễn viên khẳng định không ăn chặn số tiền 54 triệu USD, thừa nhận mệt mỏi vì thị phi.
“Từ thiện là công tác có quy trình cụ thể. Nó gồm ba giai đoạn: khẩn cấp, duy trì cuộc sống và tái thiết sau thiên tai. Trong đó, tốn kém nhất là giai đoạn sau cùng để thiếp lập lại cuộc sống. Để hoàn thành được quy trình này, thời gian có thể kéo dài 3 năm, 5 năm, thậm chí 10 năm. Mọi người đừng nên quan niệm từ thiện là cấp phát tiền tại chỗ”, Lý Liên Kiệt tuyên bố.
Không riêng Lý Liên Kiệt, Lý Á Bằng cũng bị cáo buộc sử dụng tiền từ quỹ Smile Angel Foundation dành cho các bé hở hàm ếch vào thị trường bất động sản.
Báo chí thống kê từ 2006 đến 2012, tổ chức của Lý Á Bằng kê khai chi 114 triệu NDT (khoảng 17 triệu USD) hỗ trợ phẫu thuật cho 8.525 em nhỏ. Tuy nhiên, chi phí trung bình mỗi cuộc phẫu thuật chỉ ở mức 746,5 USD. Như vậy, tổng chi phí cho các cuộc phẫu thuật chỉ là 6,36 triệu USD. Chênh lệch số liệu khiến dư luận đặt ra nghi vấn về số tiền 10,6 triệu USD còn lại.
Sau mỗi cáo buộc, các nghệ sĩ đều lên tiếng phản bác. Tuy nhiên, họ vẫn nhận về làn sóng chỉ trích, công kích.
Sau đó, Lý Á Bằng lên tiếng giải trình. Nam diễn viên cho hay ngoài chi phí phẫu thuật, tiền còn lại được chi cho các chương trình từ thiện khác và xây dựng bệnh viện. “Tôi chưa từng sử dụng tiền từ thiện vào mục đích cá nhân”, ngôi sao Anh hùng xạ điêu khẳng định.
Trong khi đó, quỹ từ thiện của Thành Long bị tố cáo phối hợp cùng Quỹ từ thiện nhi đồng Trung Hoa bòn rút tiền quyên góp. Blogger Châu Tiểu Vân chỉ ra Quỹ từ thiện nhi đồng Trung Hoa chỉ sử dụng khoảng 149.000 USD trong tổng số 2,84 triệu USD để hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của việc buôn bán người. Khoảng 2,69 triệu USD còn lại đã được chuyển sang cho quỹ từ thiện của Thành Long.
Theo Châu Tiểu Vân, số tiền được chuyển giao qua lại giữa hai tổ chức từ thiện rất đáng ngờ. Bởi thông thường, bên được chuyển giao tiền sẽ nhận 10% gọi là phí quản lý trả cho nhân viên hoạt động trong quỹ.
Ngay sau đó, quỹ từ thiện của Thành Long lên tiếng khẳng định số tiền chuyển giao trên để sử dụng trong những dự án từ thiện của Thành Long, hoàn toàn không có phí quản lý.
QQ cho hay sau mỗi cáo buộc, các nghệ sĩ đều lên tiếng phản bác. Tuy nhiên, lời giải trình về số tiền biến mất không được công khai trở thành “con dao hai lưỡi” khiến họ tiếp tục hứng chịu công kích từ dư luận.
“Mọi tấm lòng đều xứng đáng được ghi nhận”
“Việc nhiều ngôi sao bị mắng chửi keo kiệt trong công tác từ thiện xuất phát từ tâm lý kỳ vọng của công chúng đối với nghệ sĩ. Họ cho rằng với cát-xê hàng triệu USD của những ngôi sao hạng A, họ có trách nhiệm đóng góp số tiền xứng đáng với hào nhoáng người nghệ sĩ đang mang”, giáo sư Tất Hy Danh – nhà tâm lý học nổi tiếng cho hay.
Trước vấn đề này, một đạo diễn họ Trần bức xúc đặt câu hỏi: “Bỏ tấm lòng nhưng nhận về chỉ trích, liệu có công bằng với người nghệ sĩ?”.
Đồng ý với đạo diễn họ Trần, Sina cho rằng công chúng không nên biến số tiền từ thiện trở thành thước đo đánh giá lòng nhân ái của một nghệ sĩ.
“Nghệ sĩ là cách gọi hào nhoáng của những người ‘làm dâu trăm họ’. Giá trị cốt lõi của việc làm từ thiện là giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, không phải công cụ để khoe mẽ danh tiếng hay sự giàu sang. Vì lẽ đó, việc chỉ trích nghệ sĩ do quyên góp ngần này, ngần kia là điều vô lý. Tình yêu đồng loại không phải thứ để đo bằng tiền”, Sina bình luận.
Trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, việc quyên góp thiện nguyện của giới nghệ sĩ góp phần thúc đẩy ý chí của đông đảo người dân cùng chung tay góp sức.
Theo trang báo, cái đáng quý khi nghệ sĩ làm từ thiện không đơn giản nằm ở việc họ bỏ ra bao nhiêu, mà quan trọng hơn, họ thúc đẩy ý chí của đông đảo người dân cùng chung tay góp sức, giúp đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn. Từ đó, biến công tác xã hội trở thành một việc làm tự tâm, nâng cao tinh thần đoàn kết xã hội để chiến đấu cùng thiên tai, dịch bệnh.
Điều này được chứng minh rất rõ trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc. Theo danh sách thống kê của quỹ Siyan, có tổng cộng 3.692 xe cứu thương được mua và chuyển đến Vũ Hán trong gần 60 ngày chống dịch. Trong đó, số lượng xe các ngôi sao quyên góp là 1.023 chiếc. Sau hành động đẹp được lan tỏa rộng rãi của giới nghệ sĩ, số còn lại đều đến từ tấm lòng của các mạnh thường quân.
“Nếu không có sự đóng góp dù ít, dù nhiều của các nghệ sĩ, nước nhà sẽ phải đối mặt với khó khăn gấp bội. Bất kể ai, chỉ cần không thờ ơ trước thời cuộc, không vô cảm với cộng đồng, đều là tấm gương để học hỏi. Bất kể bao nhiêu, chỉ cần số tiền có thể trợ giúp cho xã hội trong thời điểm ngặt nghèo, đều quý giá. Mọi tấm lòng đều xứng đáng được ghi nhận”, Sina nhận định.
Sao Hoa ngữ vướng ồn ào khi làm từ thiện
Lý Liên Kiệt bị tố ăn chặn tiền từ thiện, Dương Mịch bị khán giả tẩy chay vì không ủng hộ như đã hứa.
Giới nghệ sĩ Việt những ngày qua được khen ngợi khi hướng về miền Trung lũ lụt thông qua loạt hoạt động quyên tiền, ủng hộ, cứu trợ... Tuy nhiên, nhiều sao gặp thị phi như: H'Hen Niê bị nói "keo kiệt" khi góp 50 triệu đồng, Thủy Tiên bị chất vấn, yêu cầu giải trình các khoản đã chi và công khai danh sách đóng góp sau khi kêu gọi được hơn 100 tỷ đồng...
Ở Trung Quốc, nhiều ngôi sao cũng rơi vào tình trạng tương tự. Một số người bị nghi ăn chặn tiền từ thiện, trong đó ồn ào nhất liên quan đến Lý Liên Kiệt. Ngoài diễn xuất, tài tử điều hành quỹ từ thiện One Foundation - nhằm giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn và vùng bị thiên tai. Năm 2008, Tứ Xuyên xảy ra thảm họa động đất, Lý Liên Kiệt kêu gọi được số tiền hơn 400 triệu nhân dân tệ (hơn 1,3 nghìn tỷ đồng). Tuy nhiên, sau sáu năm, quỹ chỉ sử dụng 40 triệu nhân dân tệ (hơn 139 tỷ đồng) cho người dân Tứ Xuyên, số tiền còn lại chưa có giải trình cụ thể, theo Sina. Hàng trăm nghìn khán giả khi đó đặt câu hỏi "360 triệu nhân dân tệ (hơn 1,2 nghìn tỷ đồng) còn lại đang ở đâu?" và yêu cầu công khai việc chi tiêu của quỹ.
Lý Liên Kiệt tham dự sự kiện từ thiện của Hội chữ thập đỏ Việt Nam tại Hà Nội năm 2011. Ảnh: Ngọc Trần.
Trước làn sóng dư luận, Lý Liên Kiệt phủ nhận việc biển thủ tiền và nói ông làm từ thiện theo quy trình: khẩn cấp, duy trì và tái thiết cuộc sống sau thiên tai. Tài tử nói trên Tân Hoa Xã: "Tốn kém nhất là giai đoạn tái thiết cuộc sống và để làm được điều đó cần mất ba năm, 5 năm thậm chí 10 năm. Mọi người đừng nghĩ từ thiện là phát tiền tại chỗ".
Thành Long cũng vướng ồn ào bòn rút tiền từ thiện. Năm 2011, báo cáo của Quỹ nhi đồng Trung Hoa ghi rõ dùng 19,03 triệu nhân dân tệ (hơn 66 tỷ đồng) để hỗ trợ trẻ em là nạn nhân nạn buôn bán người. Tuy nhiên, theo Beijing News, số tiền được sử dụng đúng mục đích là 990 nghìn nhân dân tệ (3,1 tỷ đồng), 18 triệu nhân dân tệ (hơn 62 tỷ đồng) còn lại chuyển cho quỹ từ thiện của Thành Long (Jackie Chan Charitable Foundation) mà không nêu rõ lý do. Quỹ của Thành Long được cho là nhận 10% số tiền này, gọi là phí quản lý.
Trên Weibo, khán giả cho rằng hai tổ chức cấu kết nhằm chia chác tiền từ thiện. Thành Long phủ nhận: "Chúng tôi cam kết không chuyển tiền từ thiện đến bất cứ một quỹ, tổ chức nào khác, không yêu cầu chi phí quản lý và tuyệt đối không lợi dụng tiền cứu trợ để làm lợi cho mình". Quỹ Nhi đồng Trung Hoa sau đó ra thông cáo cho biết việc chuyển tiền là phù hợp với ý định của nhà tài trợ. Số tiền quyên được sử dụng chung cho một số dự án từ thiện của Thành Long.
Thành Long trao quà cho trẻ em nghèo năm 2018. Ảnh: Chinatimes.
Đầu năm, khi Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán, Hàn Hồng kêu gọi quyên góp và công khai khoản tiền hơn 300 triệu nhân dân tệ (hơn một nghìn tỷ đồng) trên mạng xã hội. Hồi tháng 4, blogger Tư Mã Tam Kỵ tố ca sĩ ăn chặn hơn một nửa, khiến Hàn Hồng bị cơ quan chức năng điều tra. Một tháng sau, cô được minh oan. Lý Á Bằng từng rơi vào tình trạng tương tự khi bị tố cáo bòn rút từ quỹ Yên Nhiên Thiên Sứ gần 100 triệu nhân dân tệ (hơn 347 tỷ đồng) năm 2014. Quỹ này do anh và Vương Phi thành lập, nhằm giúp đỡ trẻ mắc dị tật hở hàm ếch. Sau 18 tháng điều tra, diễn viên và tổ chức từ thiện được minh oan.
Nhiều ngôi sao bị chỉ trích nói không làm, hoặc quyên góp số tiền nhỏ. Năm 2015, nhân sự kiện ra mắt phim Tôi là nhân chứng, Dương Mịch - đóng vai chính là một cô gái mù - hứa ủng hộ 50 máy đánh chữ, 100 gậy dành cho trẻ khiếm thị của một trung tâm. Hơn ba năm sau, cô bị Lý Manh - người đại diện của một tổ chức từ thiện - tố cáo không giữ lời. Phía Dương Mịch phủ nhận và cho biết đã chuyển tiền nhưng bị người trung gian ăn chặn, song cô không đưa ra được bằng chứng. Sự việc khiến Dương Mịch bị công chúng tẩy chay, phải xin lỗi và đóng góp như lời hứa.
Hồ Ca, Dương Tử... bị người hâm mộ chỉ trích khi không có tên trong danh sách ủng hộ Vũ Hán chống Covid-19 đầu năm nay. Hồ Ca sau đó phải thông báo đã quyên góp 100 máy tiêu độc trị giá 283 nghìn USD (hơn 6,5 tỷ đồng) cho bệnh viện Nhi đồng Vũ Hán nhưng không công khai. Dương Tử cũng cho biết đã tặng số tiền 71.000 USD (1,6 tỷ đồng) qua tài khoản của ca sĩ Hàn Hồng. Trong khi đó, vợ chồng Huỳnh Hiểu Minh - Angelababy, Tôn Lệ - Đặng Siêu... bị chế giễu keo kiệt vì ủng hộ số tiền ít hơn các ngôi sao khác.
Vợ chồng Huỳnh Hiểu Minh - Angelababy bị chỉ trích keo kiệt khi quyên góp 200 nghìn nhân dân tệ (663 triệu đồng) chống dịch hồi đầu năm. Ảnh: Sina.
Tại Hàn Quốc, các ngôi sao như Huyn Bin, Song Hye Kyo, Song Joong Ki, Jeon Ji Hyun, Son Ye Jin... thường đóng góp từ thiện thông qua các tổ chức và công bố chi tiết khoản tiền. Theo Osen, làng giải trí Hàn quá khắc nghiệt nên các ngôi sao cẩn trọng hơn ngay cả trong hoạt động công ích. Ít người chịu đứng ra thành lập quỹ từ thiện, kêu gọi quyên góp vì sợ điều tiếng. Họ cũng công bố rõ số tiền từ thiện để công chúng biết, giúp các tổ chức minh bạch trong kiểm toán, tránh tình trạng bị tố ăn chặn tiền quyên góp.
Xôn xao bức ảnh Hoắc Kiến Hoa tới tận phim trường dỗ Lâm Tâm Như sau scandal cãi vã trên phố, nhưng sự thật là gì? Hiện giờ, rất nhiều fan quan tâm tới mối quan hệ và cuộc hôn nhân của Lâm Tâm Như và Hoắc Kiến Hoa sau lùm xùm cãi nhau trên phố. Những ngày qua, showbiz Hoa ngữ xôn xao về những hình ảnh cãi nhau ngay trên phố của hai vợ chồng Lâm Tâm Như và Hoắc Kiến Hoa. Sự việc căng thẳng đến...