Vì sao lợi nhuận sau thuế quý 1 của Sacombank đi lùi?
Lãi thuần từ hoạt động khác lao dốc 77% cùng với chi phí hoạt động tăng 10% khiến lợi nhuận sau thuế quý 1 của Sacombank sụt giảm 7% so cùng kỳ.
Trong kỳ, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) đạt gần 2,840 tỷ đồng, tăng 16%.
Hoạt động dịch vụ cũng đem về khoản lãi hơn 721 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, hoạt động kinh doanh ngoại hối thu về khoản lãi gần 233 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ.
Ngược lại, lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư và lãi từ hoạt động khác giảm 21% và 77%, chỉ còn 18 tỷ đồng và 71 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong khi đó, chi phí hoạt động tăng 21% so với cùng kỳ lên mức gần 2,478 tỷ đồng. Chi phí cho nhân viên của Ngân hàng tăng 10% so với cùng kỳ (1,279 tỷ đồng), chi phí dự phòng phải thu (không tính CPDP rủi ro tín dụng nội, ngoại bảng, CPDP giảm giá chứng khoán) ghi nhận gần 304 tỷ đồng trong khi cùng kỳ được hoàn nhập gần 1.5 tỷ đồng.
Kỳ này, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Sacombank giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn gần 418 tỷ đồng.
Do đó, lợi nhuận trước và sau thuế của Ngân hàng đạt 988 tỷ đồng và 786 tỷ đồng, giảm nhẹ 7% so với cùng kỳ.
Tính đến ngày 31/3/2020, tổng tài sản của Sacombank tăng nhẹ 1% so với đầu năm lên mức 459,076 tỷ đồng, nguyên nhân do các khoản lãi, phí phải thu (giảm 4%), các khoản phải thu (giảm 8%), tài sản có khác (giảm 7%) đều giảm. Lợi nhuận chưa phân phối tăng 14% so với đầu năm, đạt 6,152 tỷ đồng.
Cho vay khách hàng của Sacombank tăng nhẹ 3% so với đầu năm, đạt 306,299 tỷ đồng, trong khi tiền gửi của khách hàng chỉ tăng 1% so với đầu năm, đạt 405,709 tỷ đồng.
Tại ngày 31/3/2020, tổng nợ xấu của Sacombank tăng 5% so với đầu năm lên mức 6,047 tỷ đồng, trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) tăng 40%, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng 5%.
Do đó tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng nhẹ lên 1.97% so với mức 1.94% hồi đầu năm.
Minh An
Lãi quý 1 của Nafoods tăng gấp 3 cùng kỳ
Năm 2020, Nafoods đặt kế hoạch doanh thu 1.350 tỷ, lợi nhuận sau thuế 66 tỷ đồng. Kết thúc quý đầu năm, Công ty lần lượt thực hiện được hơn 21% chỉ tiêu doanh thu và 25% chỉ tiêu lợi nhuận.
CTCP Nafoods Group (mã CK: NAF) đã công bố BCTC hợp nhất quý 1/2020.
Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt 288,4 tỷ đồng tăng 38% so với cùng kỳ, tuy nhiên giá vốn hàng bán cũng tăng thêm 33% nên lợi nhuận gộp đạt 66,5 tỷ đồng tăng 57% so với cùng kỳ 2019.
Trong kỳ doanh thu từ hoạt động tài chính đạt chỉ 1,4 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính ghi nhận 7 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí lãi vay. Mặc dù chi phí bán hàng tăng mạnh 79% lên 33,2 tỷ đồng và phí QLDN tăng thêm 13% nhưng Nafoods vẫn báo lãi ròng công ty đạt 16,2 tỷ đồng tăng cao gấp 3 lần so với quý 1/2019.
Theo giải trình từ phía công ty nguyên nhân làm tăng lợi nhuận trong kỳ là do trong quý Nhà máy chế biến tại Long An sau 1 thời gian đi vào sản xuất đã vận hành ổn định và bắt đầu có hiệu quả. Bên cạnh đó các hoạt động kinh doanh khác như cây giống, sản phẩm Giá trị gia tăng cũng tăng trưởng hơn so với cùng kỳ.
Cuối tháng 3 vừa qua Nafoods chính thức ký kết thoả thuận hợp tác tài chính dưới hình thức khoản vay dài hạn có tài sản đảm bảo trị giá 5 triệu USD trong vòng 6 năm với Quỹ Hợp tác Công nghiệp Phần Lan (Finnfund). Nafoods sẽ sử dụng khoản tiền này để đầu tư vào hệ thống dây chuyền sản xuất các sản phẩm nông nghiệp giá trị gia tăng tại nhà máy đặt ở tỉnh Long An, cụ thể với công suất 150 tấn/tháng cho các sản phẩm trái cây sấy dẻo có đường và không đường; và khoảng 150 tấn/tháng cho các sản phẩm điều tự nhiên và bơ điều. Nafoods dự định triển khai dự án trong hai giai đoạn: Giai đoạn 1 vào tháng 5/2020, và Giai đoạn 2 vào cuối năm 2020.
Năm 2020, Nafoods đặt kế hoạch doanh thu 1.350 tỷ, lợi nhuận sau thuế 66 tỷ đồng. Như vậy, quý đầu năm, Công ty lần lượt thực hiện được hơn 21% chỉ tiêu doanh thu và 25% chỉ tiêu lợi nhuận.
Trên TTCK, cổ phiếu NAF tăng trưởng trở lại từ đầu tháng 4/2020 và lập đỉnh mới với mức giá 27.500 đồng/cp. Kết thúc phiên giao dịch 21/4, cổ phiếu giảm về mức 26.400 đồng/cp.
Vân Thu
Hoạt động ngân hàng trong quý 1: Lợi nhuận sụt giảm, nợ xấu tăng vọt Lợi nhuận trước thuế của Sacombank rời mốc nghìn tỷ, trong khi kết quả kinh doanh của Vietcombank được dự báo có thể còn tiếp tục gặp khó khăn trong các quý tiếp theo. Khách hàng giao dịch tại hội sở chính Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN) Kết thúc quý 1/2020, tuy chỉ có một vài ngân hàng...