Vì sao loài cá nóc hòm vàng có thể bơi với cơ thể hình hộp vuông vức?
Điều không ai ngờ tới là tuy trông có vẻ chậm chạp nhưng cá nóc hòm vàng lại cực kỳ nhanh nhẹn.
Chú cá màu vàng đốm đen có hình dạng như chiếc hộp vuông bạn đang thấy có tên khoa học là Ostracion cubicus, thường được gọi là cá nóc hòm tròn lưng hoặc cá nóc hòm vàng. Chúng tập trung sống ở các rạn san hô Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và phía đông nam Đại Tây Dương, chủ yếu ăn các con mồi nhỏ (giun nhỏ, giáp xác, nhuyễn thể và cá nhỏ…) và các mảnh vụn hữu cơ trên bề mặt đá ngầm.
Màu sắc cơ thể màu vàng tươi, khắp người có những đốm đen tròn màu đen, toàn thân cá giống như một chiếc hộp có những đốm đen trên nền màu vàng. Vì cá nóc hòm vàng thích sống một mình và rất nhút nhát, nên đốm đen và da vàng sáng này có tác dụng cảnh báo trước những kẻ săn mồi tiềm ẩn bên ngoài.
Khi bị tấn công hoặc bị đe dọa, da của loài cá nóc hòm vàng sẽ giải phóng một chất độc thần kinh Ostracitoxin đặc trưng. Nhiều người đã thử nuôi nhưng không thành công, nguyên nhân là nếu nuôi ở khu vực nước tương đối kín, chẳng hạn như bể cá, thì chất độc tiết ra có thể giết chết những con cá khác trong bể.
Sơ đồ bộ xương của cá nóc sừng đuôi dài
Hầu hết các loài cá đều có cơ thể mềm mại, thuôn dài thích nghi với môi trường nước, cho phép chúng bơi lội thoải mái. Tuy nhiên, cơ thể của cá nóc hòm vàng có bộ xương cứng hình hộp, rất khác so với loài cá mà chúng ta thường biết, thậm chí khiến người ta tự hỏi phải chăng có điều gì đó không ổn trong quá trình tiến hóa của chúng? Làm sao chúng có thể bơi với cơ thể hình hộp vuông vức này?
Tuy nhiên, điều không ai ngờ tới là tuy trông có vẻ chậm chạp nhưng cá nóc hòm vàng lại cực kỳ nhanh nhẹn, gần như có thể coi là một trong những loài cá nhanh nhẹn nhất ở khu vực rạn san hô.
Năm 2002, một nhóm các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình in 3D của cá nóc hòm để nghiên cứu cách nước lưu động quanh cơ thể chúng. Họ phát hiện ra rằng khi dòng nước chạm vào cá nóc hòm sẽ hình thành các dòng xoáy nhỏ gần vỏ xương của chúng, giúp ổn định chuyển động.
Kỹ thuật sinh tồn khéo léo này rất quan trọng để giảm sự xáo trộn của dòng nước và duy trì sự ổn định trong vùng nước chảy mạnh. Cuối cùng thì con người cũng tìm được cách lý giải cho sự tiến hóa thành hình dạng kỳ lạ này của cá nóc hòm nói chung và cá nóc hòm vàng nói riêng.
Nếu nhìn kỹ, bạn có thể thấy đuôi của nó dính chặt vào cơ thể
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu dường như đã bỏ qua một chi tiết: Nếu dòng xoáy xung quanh khung xương của cá nóc hòm vàng có thể mang lại cho chúng sự ổn định về hướng, cũng có thể nói loài cá này bị phụ thuộc vào dòng xoáy xung quanh cơ thể chúng. Vậy thì có phải quá khó khăn để chúng di chuyển sang hướng khác khi kẻ săn mồi bất ngờ tấn công hay không?
Video đang HOT
Hơn nữa, theo quan sát của nhân viên nghiên cứu, cá nóc hòm vàng lại rất linh hoạt, khi gặp nguy hiểm sẽ nhanh chóng quay đầu bơi vào rạn san hô để thoát thân.
Nghiên cứu của S. Van Wassenbergh và cộng sự vào năm 2015 đã phản đối lý thuyết về xoáy nước trước đó, lập luận rằng ảnh hưởng của những xoáy nước này bị triệt tiêu bởi mô men lực sinh ra ở phía trước bộ xương hình hộp của cá nóc hòm và chúng không thể bơi trong tư thế ổn định. Ngược lại, chúng rất dễ bị “lật người”.
Sở dĩ cá nóc hòm vàng rất linh hoạt là do chúng sử dụng vây lưng, vây ngực và vây đuôi để lật người nhanh giúp cơ thể duy trì tư thế ổn định trong dòng nước chảy, tương tự như cách máy bay trực thăng duy trì sự ổn định trên không trung nhờ cánh quạt nâng và cánh quạt đứng ở đuôi. Khi cần rẽ nhanh, cá nóc hòm chỉ cần uốn cong vây đuôi sang một bên thì cơ thể chúng sẽ lật mình, rẽ ngoặt trong một không gian rất nhỏ.
Điều đó có nghĩa là, sự nhanh nhẹn của cá nóc hòm vàng được hình thành bởi sự kết hợp giữa cơ thể không ổn định về mặt khí động học và cách di chuyển của các vây. Hơn nữa, chúng không cần bơi quãng đường dài, đồng thời còn có nọc độc và “áo giáp”. Do đó, từ bỏ tốc độ và lựa chọn sự nhanh nhẹn là một lựa chọn tiến hóa lâu dài.
Thấy vậy, một số người có thể hỏi, làm thế nào để loài cá này bình thường bơi với thân thể hình hộp? Nếu bạn đã từng quan sát cá di chuyển, bạn sẽ thấy rằng tất cả chúng đều di chuyển theo cùng một cách, là sự chuyển động đều đặn của đuôi, thân và sự phối hợp của các vây.
Vây ngực và vây bụng có thể duy trì sự cân bằng của cá trong nước, không giống như các loại vây khác, vây ngực không thẳng đứng mà nằm ngang, vì vậy vây ngực sẽ vẩy nước lên xuống trong quá trình vận động giúp cá tự kiểm soát lên xuống. Vây lưng và vây đuôi giữ cho cá đứng thẳng trong nước, giống như sống tàu (bộ phận dọc nối thân và các cọc ở giữa đáy thân tàu) ở đáy thuyền buồm.
Vây đuôi không chỉ có thể cung cấp thêm lực cho cá bơi mà còn giúp cá thay đổi hướng bơi. Khi vây đuôi vung sang trái, cá di chuyển sang trái, khi vây đuôi vung sang phải, cá di chuyển sang phải.
Tuy nhiên, do sự khác biệt về môi trường sống và tập tính, chức năng và hình dạng của các vây cũng trải qua những thay đổi tương ứng trong quá trình tiến hóa lâu dài.
Những loài động vật ngủ ít nhất thế giới làm thế nào để sinh tồn?
Những loài động vật ngủ ít nhất thế giới do đặc tính môi trường sống buộc chúng phải luôn trong trạng thái 'hoạt động'.
Có một việc mà hầu như loài động vật nào cũng thực hiện đó là ngủ, nhưng với những loài động vật ngủ ít nhất thế giới, chúng có cách sinh tồn đặc biệt hơn.
Voi
Theo tạp chí PLOS One, một trong những loài động vật ít ngủ nhất trên Trái đất chính là voi.
Tính trung bình, loài động vật khổng lồ này chỉ ngủ hai giờ một ngày. Điều đặc biệt là bộ não của chúng không bị ảnh hưởng của chứng thiếu ngủ.
"Trong điều kiện nuôi nhốt, voi ngủ khoảng 4-6 giờ, nhưng chúng tôi đã theo dõi giấc ngủ của chúng trong tự nhiên. Những con voi hoang dã chỉ ngủ 2 giờ một ngày, đó là một con số kỷ lục đối với động vật có vú. Đây có lẽ là do kích thước lớn của cơ thể, thêm vào đó, có vẻ rằng voi có những giấc mơ chỉ một lần trong 3-4 ngày" - ông Paul Munger từ Đại học Witwatersrand ở Johannesburg (Nam Phi) cho biết.
Theo ông, giấc ngủ ngắn như vậy khiến cho voi trở thành loài động vật rất thú vị để nghiên cứu. Các nhà sinh học sẽ có thể tìm hiểu làm thế nào để cơ thể đối phó với tác động tiêu cực của việc thiếu ngủ. Những phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học tìm ra nguồn gốc của chứng mất ngủ cũng như cách chữa trị.
Voi có thể chỉ ngủ hai giờ một ngày.
Cá mập
Đứng ở các vị trí đầu bảng những loài động vật ngủ ít nhất thế giới là cá mập. Dù ngủ đông hay những lúc nhàn rỗi, sinh vật bí ẩn này cũng chỉ ngủ nhẹ. Nguyên nhân chính khiến chúng không thể ngủ sâu là vì mỗi khi hoạt động thở, nước đi qua mang của cá mập, đòi hỏi cơ thể chúng phải làm việc. Cá mập có thể sống trung bình khoảng 25 năm.
Cá mập thường có 5 - 7 nắp mang. Nhiều người cho rằng chúng phải luôn di chuyển để nước lùa vào các mang, đảm bảo sự hô hấp, nếu không sẽ chết do thiếu oxy. Nhưng trên thực tế người ta có thể giữ một con cá mập ở yên một chỗ rất lâu mà nó không hề bị thương tổn gì, miễn là không bị hoảng loạn. Điều này có thể thấy rõ ở các họ hàng của nó lại thường là các loài ít di chuyển, ví dụ như cá đuối.
Cá heo
Những con cá heo cái phải đề phòng vì con của chúng không ngủ trong suốt 30 ngày đầu đời. Điều này nghe có vẻ điên rồ nhưng những con cá con này luôn tràn đầy năng lượng và thích khám phá môi trường xung quanh. Một nghiên cứu mới được công bố gần đây đã chỉ ra khả năng đáng ngạc nhiên của cá heo: Có thể giữ tỉnh táo trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần liên tục mà không cần ngủ.
Đó là do cá heo sở hữu cơ chế ngủ vô cùng đặc biệt. Chúng có thể cho nửa bộ não của mình nghỉ ngơi tại một thời điểm nhất định khi nửa còn lại vẫn tỉnh táo - một quá trình gọi là "Unihemispheric sleep". Cơ chế ngủ đặc biệt này không chỉ giúp cá heo không chết đuối, mà còn cho phép chúng giữ cảnh giác trước mọi nguy hiểm và thậm chí khuyến khích sự phát triển của não.
Ngoài ra, cá heo sử dụng độc tố của con mồi làm "chất gây nghiện". Chúng ta biết rằng cá nóc có độc tố mạnh. Rõ ràng cá heo cũng biết điều này nhưng chúng sử dụng nó cho mục đích "phê pha". Thông thường, độc tố cá nóc gây chết người. Tuy nhiên, với liều lượng nhỏ, nó có thể đóng vai trò như một chất gây nghiện. Đài BBC đã từng quay được một đoạn phim, trong đó những chú cá heo nhẹ nhàng chơi đùa với một con cá nóc trong 20 đến 30 phút, sau đó quanh quẩn không rời và có những hành vi "khác lạ".
Cá heo sở hữu cơ chế ngủ vô cùng đặc biệt.
Hải mã
Hải mã có thể dành đến 84 giờ để bơi liên tục và khi có cơ hội nghỉ ngơi, chúng sẽ ngủ bằng cách nổi trên mặt nước, nằm theo dọc bờ biển dựa vào vật gì đó ở tư thế thẳng đứng. Chúng có thể dành từ 2 đến 19 giờ để nghỉ ngơi và ngủ từng giấc ngủ ngắn khoảng 3 - 23 phút.
Đôi khi, hải mã sẽ kiếm ăn ở những nơi không có băng hoặc đất gần đó để ngủ trưa. Đó là lý do tại sao chúng có "túi hầu họng" - túi khí trên cổ họng phồng lên như gối! Sau khi các túi này được lấp đầy 50 lít không khí, hải mã có thể ngủ dưới đáy biển, đứng yên trong một vị trí thẳng đứng và giữ an toàn không bị chết đuối nhờ chiếc gối khí di động của chúng.
Chim di trú
Một trong những loại động vật ngủ ít nhất thế giới không thể bỏ qua loài chim di trú. Những loài chim này đã được ghi nhận là bay liên tục nhiều ngày. Khi đến đất liền, những con chim này bắt đầu ngủ giống như hải mãi và ngủ liên tục đến 13 giờ.
Việc kiểm soát sự di cư, xác định thời gian và phản ứng của chim được kiểm soát về mặt di truyền và dường như là một đặc điểm nguyên thủy có ở cả những loài chim không di cư. Khả năng định hướng và tự định hướng trong quá trình di cư là một hiện tượng phức tạp hơn nhiều, có thể bao gồm cả các chương trình nội sinh cũng như nhờ học tập.
Lừa
Kể từ khi được sử dụng để vận chuyển đồ, lừa di chuyển rất nhiều và chỉ ngủ 3 tiếng mỗi ngày. Chúng rất dễ tỉnh ngủ, vì thế bạn đừng mong đợi có thể nhìn thấy chúng ngủ như thế nào.
Lừa, Equus asinus, là một loài động vật có vú thuộc họ Ngựa, một họ thuộc bộ Guốc lẻ. Tổ tiên hoang dã của lừa là lừa hoang châu Phi (E. africanus). Lừa đã được sử dụng như một con vật làm việc ít nhất từ 5.000 năm trước. Hiện có hơn 40 triệu con lừa trên thế giới, chủ yếu là tại các quốc gia kém phát triển, nơi chúng được sử dụng chủ yếu như con vật để kéo và thồ vật. Lừa làm thường gắn liền với những người sống bằng hoặc thấp hơn mức độ tự cung tự cấp. Một số lượng nhỏ lừa được giữ nuôi sinh sản, như vật nuôi tại các nước phát triển.
Kể từ khi được sử dụng để vận chuyển đồ, lừa di chuyển rất nhiều và chỉ ngủ 3 tiếng mỗi ngày.
Hình tượng con lừa được đề cập đến trong văn hóa, tôn giáo, biếm họa và văn học, hình tượng con lừa phổ biến ở văn hóa các nước phương Tây và vùng Trung Đông mà đặc biệt là trong đạo Do Thái giáo và đạo Công giáo. Trong cuộc sống, loài lừa đã phục vụ tận tụy cho loài người hàng ngàn năm. Một mặt, chúng được coi là biểu tượng của sự khiêm nhường, hiền lành và hòa bình nhưng mặt khác, người ta cũng thường nói đến lừa bằng những từ ngữ không mấy thiện cảm như: "Đồ con lừa" hay "làm việc nặng nhọc như một con lừa (donkeywork)" hay là "Thân lừa ưa nặng" kể về câu chuyện một con lừa khi chất chưa đủ nặng trên lưng thì không chịu đi, chỉ khi một gánh nặng đè trên lưng nó mới chịu bước hoặc là sự biểu tượng cho sự vụng về, ngu ngốc, ngang bướng, bướng bỉnh.
Hà mã tấn công khiến sư tử hoảng loạn nhảy vọt xuống sông Con sư tử đang nằm trên mỏm đá giữa sông Cá Sấu ở vườn quốc gia Kruger (Nam Phi) thì bất ngờ bị hà mã lao tới tấn công khiến nó phải nhảy xuống nước để bơi vào bờ. Ảnh minh họa. Hà mã tấn công khiến sư tử hoảng loạn nhảy vọt xuống sông.