Vì sao lại khởi tố vụ Đồng Tâm?
Khởi tố vụ án hình sự liên quan việc bắt giữ 38 người thi hành công vụ tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức) để tìm cho ra sự thật là: Tại sao lại xảy ra vụ này; Dân sai tới đâu; Chính quyền sai tới đâu; Các cơ quan tố tụng sai tới đâu, từ đó có kết luận thỏa đáng, đúng lý, hợp tình…
Hôm nay (15.6) là hết thời hạn 45 ngày thanh tra vụ việc Đồng Tâm. Trước đó 2 ngày, Công an TP. Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án Đồng Tâm.
Tôi xin lỗi khi viết rằng “Khởi tố vụ án Đồng Tâm” là không chuẩn xác, là cách viết cho gọn, nếu đúng ra là phải “Khởi tố vụ án hình sự liên quan việc bắt giữ 38 người thi hành công vụ tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức) để điều tra về tội Bắt, giữ hoặc Giam người trái pháp luật (Điều 123 Bộ luật Hình sự) và Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (điều 143 Bộ luật Hình sự)”.
Mấy ngày nay, thông tin về việc này dày đặc trên báo chính thống và cả trên mạng xã hội.
Ủng hộ, đồng thuận và phân tích có lý, có lẽ trên cơ sở pháp luật có mà chửi bới, suy diễn tiêu cực, kích động, lăng mạ chính quyền… cũng không ít.
Trước hết, phải thấy rõ rằng, việc người dân bắt giữ 38 người thi hành công vụ và đập phá một số tài sản công là có và là hành vi vi phạm pháp luật.
Nhưng để làm cho rõ “trắng – đen”, nghĩa là: Điều tra tìm cho ra nguyên nhân, động cơ gây án; Trách nhiệm của từng cá nhân là cầm đầu, chủ mưu như thế nào? Rồi tìm cho ra sự thật là: Tại sao lại xảy ra vụ này; Dân sai tới đâu; Chính quyền sai tới đâu; Các cơ quan tố tụng sai tới đâu, từ đó có kết luận thỏa đáng, đúng lý, hợp tình…
Do đó phải có “Khởi tố điều tra vụ án”. Việc khởi tố điều tra vụ án do cơ quan công an thực hiện sẽ được chuyển cho Viện kiểm sát để Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát việc khởi tố.
Đúng 14 giờ 30 phút ngày 22.4, tại nhà văn hoá thôn Hoành, xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), toàn bộ 19 cán bộ, chiến sĩ bị giữ ở đây đã được thả (Trong ảnh là 1 chiến sỹ chào cảm tạ bà con nhân dân).
Video đang HOT
Chỉ khi vụ án được khởi tố điều tra, thì cơ quan điều tra mới được quyền xác minh, điều tra bằng nhiều biện pháp (thu thập tài liệu chứng cứ; thẩm vấn những người có liên quan…). Sau quá trình điều tra, nếu thấy có đủ căn cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân thì sẽ tiến hành các bước tiếp theo là khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt giam, hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú…
Việc khởi tố bị can phải được sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát cùng cấp. Còn trong trường hợp điều tra thấy có nhiều tình tiết giảm nhẹ hoặc thấy không cần thiết phải khởi tố bị can xét theo nhiều yếu tố, cân nhắc lợi hại về nhiều mặt, cơ quan điều tra sẽ ra kết luận miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đình chỉ điều tra…
Trong vụ Đồng Tâm, việc Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký vào bản cam kết “Không truy cứu trách nhiệm hình sự với nhân dân xã Đồng Tâm” thì điều đó không có nghĩa là “không khởi tố”. Khởi tố điều tra để làm rõ ai đúng – ai sai và từ đó có căn cứ để “miễn truy cứu trách nhiệm hình sự” là việc làm cần thiết và đúng luật.
Trong tình thế phải bằng mọi giá cứu được những người bị bắt giữ, không để xảy ra gây rối, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khác, Chủ tịch Chung đã ký. Và lúc đó, ưu tiên hàng đầu là cứu những người bị giữ.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chào hỏi bà con nhân dân Đồng Tâm khi về đối thoại.
Dư luận cho rằng, việc Công an Hà Nội khởi tố điều tra vụ án trong lúc này là “thiếu khôn ngoan” và “thiếu nhạy cảm chính trị”. Hơn nữa, lẽ ra trước khi khởi tố, thì phải giải thích cho nhân dân Đồng Tâm hiểu là tại sao phải khởi tố? Khởi tố nhằm mục đích gì? Và người dân phải có trách nhiệm hợp tác điều tra với cơ quan công an ra sao?
Và để minh bạch, sòng phẳng thì lẽ ra cũng phải điều tra, làm rõ trách nhiệm của những người chỉ đạo, thực hiện vụ khởi tố và bắt người ở Đồng Tâm.
Tất nhiên, đến giờ này thì Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao sẽ điều tra việc vi phạm các quy định về tố tụng của Công an Hà Nội. Tóm lại là việc khởi tố vụ Đồng Tâm chỉ là giai đoạn đầu của vụ án. Sẽ còn nhiều phức tạp và việc điều tra còn mất nhiều thời gian.
Và cách hành xử khôn ngoan nhất của người dân Đồng Tâm lúc này như lời nhắn của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung với cụ Lê Đình Kình là bình tĩnh, hợp tác tốt với cơ quan điều tra, cung cấp những chứng cứ cần thiết, và mỗi người phải tự là một luật sư, tự biện luận cho hành vi của mình.
Theo Danviet
Đình chỉ 3 cán bộ công an vụ đổ trộm hàng trăm tấn bùn xuống sông Hồng
Đại tá Đào Thanh Hải - Phó Giám đốc Công an Hà Nội - cho biết đã tạm đình chỉ công tác 3 cán bộ cảnh sát đường thủy liên quan đến vụ việc tàu mang số hiệu P.Y0677 đổ trộm hàng trăm tấn bùn xuống sông Hồng gây bức xúc dư luận những ngày qua.
Đại tá Đào Thanh Hải trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội (Ảnh: Thế Kha)
Liên quan đến sự việc tàu mang số hiệu P.T0677 vận chuyển hàng trăm tấn chất thải từ khu vực gần Cảng Hà Nội ra sát chân cầu Thanh Trì rồi đổ xuống lòng sông Hồng dù thời điểm đó có 3 người mặc sắc phục cảnh sát đường thủy (thuộc Đội Thanh kiểm số 3 - Công an Hà Nội) đang gây bức xúc dư luận Thủ đô, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 18/11, Đại tá Đào Thanh Hải - Phó Giám đốc Công an Hà Nội nói: "Khi anh em đi tuần tra, kiểm soát ở đó có phát hiện thấy tàu đổ bùn thải và có lập biên bản nhưng việc xử lý chưa được kiên quyết. Về việc đó, Công an thành phố đã có kiểm điểm rõ ràng trách nhiệm. Anh em xử lý và cũng lấy bùn để kiểm định xem có chất độc hại hay không?. Hiện tàu đã bị tạm giữ rồi và bùn đang gửi đi giám định".
- Thưa ông, tại sao lúc lập biên bản xong các chiến sĩ cảnh sát đường thủy không đình chỉ việc đổ chất thải xuống sông Hồng?
- Đấy là quy trình thực hiện chưa đúng. Anh em sau khi lập biên bản xong quay về gọi thêm lực lượng ra tạm giữ phương tiện. Đáng lẽ phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm đấy. Chính vì thế Công an thành phố đã chỉ đạo kiểm điểm nghiêm túc và tạm đình chỉ công tác 3 cán bộ đó.
Còn hành vi vi phạm của tàu đó là xử lý rất kiên quyết, có lập biên bản, giám định bùn xem có chất độc hại đổ xuống sông không. Tất cả những việc đó anh em làm đúng quy trình.
Chiếc tàu đổ trộm bùn xuống sông Hồng (Ảnh: Tạp chí Giao thông)
- Nếu xác định đó là bùn thải gây ô nhiễm có khởi tố vụ án hay không?
- Tất cả những việc đó phải căn cứ vào mức độ, hậu quả, bởi theo quy định của pháp luật, nếu như gây ra hậu quả nghiêm trọng, ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường đến mức nhất định thì có thể khởi tố được thì khởi tố. Còn góc độ xử lý hành chính thì sẽ xử lý hành chính.
- Thời gian qua có một số trường hợp các xe đổ bùn thải trộm ở một số khu vực trên địa bàn thành phố Hà Nội được báo chí phản ánh, gây bức xúc dư luận nhưng không rõ Công an Hà Nội có hướng xử lý như thế nào về việc này?
- Thực tế các xe đổ chất bẩn, chất thải không đúng quy định thì Công an thành phố Hà Nội vẫn thường xuyên làm và tất cả những việc đó đều xem xét dưới các hành vi hủy hoại tài sản nhà nước, bởi khi đổ xuống đó có thể gây ảnh hưởng đến mặt bằng nơi đó.
Nếu như thiệt hại đủ số tiền theo quy định của pháp luật thì sẽ khởi tố còn nếu ở mức hành chính thì xử hành chính. Ngoài ra, những chất độc hại gây ảnh hưởng, ô nhiễm môi trường khu vực đó thì xử lý theo quy định pháp luật về môi trường.
- Xin cảm ơn ông !
Báo cáo trước ngày 5/12
Trước đó báo chí phản ánh tàu mang số hiệu P.T0677 vận chuyển hàng trăm tấn chất thải từ khu vực gần Cảng Hà Nội ra sát chân cầu Thanh Trì rồi đổ xuống lòng sông Hồng vào ngày 14/11. Đáng chú ý, chiều cùng ngày, một tổ công tác gồm 3 người mặc sắc phục cảnh sát đường thủy thuộc Đội Thanh kiểm số 3 - Công an thành phố Hà Nội sử dụng cano chuyên dụng áp sát chiếc tàu đang xả thải trái phép nhưng không hiểu sao trong lúc tổ công tác tiếp cận tàu "khủng" thì hoạt động xả thải vẫn diễn ra bình thường.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã giao Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, làm rõ sự việc; điều tra xử lý tàu mang số hiệu PT0677, nếu sai phạm và xem xét, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân liên quan. Giám đốc Công an thành phố Hà Nội phải báo cáo Thành ủy, UBND thành phố trước ngày 5/12.
Thế Kha
Theo Dantri
Hà Nội khởi tố vụ bắt giữ 38 cán bộ ở Đồng Tâm Ngày 13/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) ngày 15/4. Người dân Đồng Tâm thả 19 cán bộ chiến sĩ ngày 22/4 Cơ quan điều tra khởi tố vụ...