Vì sao lại kéo dài độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đến 27 tuổi?
Để vừa tăng cường chất lượng nguồn tuyển “đầu vào” cho lực lượng quân đội, vừa đảm bảo công bằng cho sinh viên khi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) vừa được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đóng góp. Một số điểm mới của Dự thảo Luật là tạm hoãn gọi nhập ngũ cho sinh viên đang học chương trình đào tạo đại học thuộc hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân; Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự kéo dài hơn (từ 18 tháng lên 24 tháng); Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự được tính mới từ 18 đến 27 tuổi (thay vì là từ 18 đến 25 tuổi).
Xung quanh những điểm mới trên, phóng viên VOV.VN phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Thiện Minh, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng (Bộ GD-ĐT).
Các bạn trẻ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự (ảnh: Ngọc Thành)
Chỉ sinh viên đại học chính quy mới được tạm hoãn gọi nhập ngũ
PV: Thưa Thiếu tướng, Dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) vừa được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến có những điểm mới nào? Ông có thể giải thích rõ vì sao Dự thảo Luật lại đưa ra những điểm mới đó?
Thiếu tướng Nguyễn Thiện Minh: Dự Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) có 3 điểm mới cơ bản. Thứ nhất là phạm vi tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự thu hẹp hơn so với Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành. Thứ hai là thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự kéo dài hơn (từ 18 tháng lên 24 tháng). Thứ ba là độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự được tính mới từ 18 đến 27 tuổi (thay vì là từ 18 đến 25 tuổi).
Dự Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) có ý nghĩa rất lớn đối với việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân trong thời bình.
Dự thảo Luật tạm hoãn gọi nhập ngũ cho sinh viên đang học chương trình đào tạo đại học thuộc hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Điều này có nghĩa là sinh viên đại học hệ chính quy sẽ thực hiện nghĩa vụ quân sự sau khi học xong. Còn tất cả sinh viên theo học các hệ đại học khác đuoc thực hiện nghĩa vụ quân sự theo độ tuổi.
Mỗi năm, chúng ta có từ 7 đến 8 triệu công dân có thể nhập ngũ. Trong đó, số được nhập ngũ chỉ chiếm từ 5 đến 6%. Vì vậy, phạm vi tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với sinh viên thu hẹp hơn so với Luật Nghĩa vụ quân sự cũ nhưng vẫn đảm bảo quyền thực hiện nghĩa vụ quân sự thiêng liêng của học sinh, sinh viên , kể cả đối tượng được tạm hoãn.
Nếu thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự chỉ có 18 tháng thì việc huấn luyện cho bộ đội thường trực chiến đấu trong điều kiện công nghệ cao sẽ khó khăn. Do đó, thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự kéo dài hơn (từ 18 tháng lên 24 tháng) là nhu cầu để đảm bảo cho người chiến sĩ có thể thực hiện thuần thục tất cả nhiệm vụ được huấn luyện. Quân đội Nhân dân Việt Nam rất cần công dân có năng lực, tri thức, đạo đức, kỹ năng giỏi để đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong bất kỳ tình huống nào.
Video đang HOT
Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự được dư kiến từ 18 đến 27 tuổi sẽ phù hợp hơn so với Luật Nghĩa vụ quân sự cũ vì hiện nay, có nhiều ngành nghề đào tạo đại học sinh viên 6 đến 7 năm mới tốt nghiệp, theo đó sinh viên học ngành nào cũng được thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Những điểm mới của Dự Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) vừa tăng cường chất lượng nguồn tuyển “đầu vào” cho quân đội, vừa đảm bảo học sinh, sinh viên đều có cơ hội được thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc.
Thiếu tướng Nguyễn Thiện Minh
PV: Dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) đã kéo dài độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự được tính mới từ 18 đến 27 tuổi. Nếu như đất nước có sự biến động nào đó thì độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ có sự thay đổi như thế nào, thưa Thiếu tướng?
Thiếu tướng Nguyễn Thiện Minh: Quy định độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đến 27 tuổi là để cho những sinh viên học ngành nghề đào tạo nhiều năm vẫn có thể thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình. Còn nếu như trong trường hợp đất nước có sự biến động nào đó thì giới hạn tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ có sự thay đổi theo chiều hướng kéo dài và mở rộng hơn.
Một số đối tượng được công nhận như thực hiện nghĩa vụ quân sự
PV: Ngoài đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ là sinh viên đang học chương trình đào tạo đại học thuộc hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân thì còn có những đối tượng nào được công nhận như thực hiện nghĩa quân sự trong thời bình, thưa Thiếu tướng?
Thiếu tướng Nguyễn Thiện Minh: Ngoài đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ là sinh viên đang học chương trình đào tạo đại học thuộc hệ chính quy theo dự thảo những đối tượng sau được công nhận tương đương thực hiện nghĩa quân sự trong thời bình: Công dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang như hoàn thành nghĩa vụ phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam; Hoàn thành nghĩa vụ trong Công an nhân dân; Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực; Hoàn thành nhiệm vụ Công an xã đủ 36 tháng; Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo sĩ quan dự bị.
Công dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong tham gia thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh: Thanh niên trí thức tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế – quốc phòng từ 24 tháng trở lên theo quy định của Chính phủ; Công dân phục vụ trong lực lượng Kiểm ngư Việt Nam là Kiểm ngư viên, thuyền viên tàu kiểm ngư từ 24 tháng trở lên; Thanh niên xung phong thực hiện nhiệm vụ trong vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
Trường hợp trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử lý theo pháp luật
PV: Thưa Thiếu tướng, đối với trường hợp trì hoãn hoặc dùng nhiều hình thức khác nhau để được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự thì sẽ được Bộ GD-ĐT giải quyết như thế nào?
Thiếu tướng Nguyễn Thiện Minh: Trường hợp trì hoãn hoặc dùng những hình thức khác để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử lý theo pháp luật. Cụ thể: Theo Điều 8 Nghị định 151/N Đ-CP (qui định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quốc phòng): Phạt tiền tử 100.000- 300.000 đồng với hành vi vắng mặt khi có giấy gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không báo cáo lý do chính đáng; Phạt tiền từ 300.000- 500.000 đồng với hành vi gian dối, mua chuộc nhân viên y tế để làm sai lệch yếu tố sức khỏe để trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Ngoài phạt tiền người vi phạm buộc phải chấp hành qui định kiểm tra của Hội đồng nghĩa vụ quân sự và theo Điều 259 Bộ Luật Hình sự qui định về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như: Người nào không chấp hành đúng qui định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện,..thì bị cải tạo không giam giữ 2 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm; Phạm tội một trong những trường hơp sau đây thì phạt tù từ 1 năm đến 5 năm: Tự gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho mình; Phạm tội trong thời chiến; Lôi kéo người khác phạm tội.
Bộ GD-ĐT đã và đang cùng với các cơ quan pháp luật, chính quyền các địa phương và các cơ sở đào tạo kiểm tra, rà soát những trường hợp vi phạm thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Chính quyền địa phương có trách nhiệm quản lý công dân nơi cư trú, trực tiếp kiểm soát công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, khi phát hiện việc công dân vi phạm luật nghĩa vụ quân sự là học sinh, sinh viên tạo điều kiện cho các cơ quan pháp luật và Bộ GD-ĐT xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
PV: Xin cảm ơn Thiếu tướng!./.
Bích Lan
Theo_VOV
Tranh luận tuổi nhập ngũ: Cần giảm đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình
Chiều 3-11, tại hội trường, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh và Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi).
Theo Tờ trình do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh trình bày, Luật NVQS năm 1981 đươc sửa đổi, bổ sung 3 lần vào năm 1990, năm 1994, năm 2005 đã tạo cơ sở pháp lý cho công dân thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Tổ quốc theo quy định của Hiến pháp; qua nhiều năm thực hiện đã góp phần xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. UBQPAN tan thanh vê sư cân thiêt sưa đôi Luât nghia vu quân sư (NVQS) như đa đươc nêu trong Tơ trinh cua Chinh phu va cho răng việc này sẽ góp phần thưc hiên chu trương, đương lôi cua Đang vê bao vê Tô quôc; cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ của công dân, đap ưng yêu câu đôi mơi, khăc phuc nhưng vương măc, bât câp, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và cải cách hành chính trong thưc hiên chê đô NVQS phu hơp vơi xây dưng va bao vê Tô quôc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Việc sửa đổi Luật NVQS cũng sẽ từng bước giải quyết và góp phần bảo đảm công bằng xã hội trong thực hiện nghĩa vụ quân sự; phù hợp với đặc thù quân sự, điều kiện phát triển của đất nước, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; sửa đổi, bổ sung những nội dung vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện; bổ sung những nội dung mới để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của tổ chức, cá nhân trong thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự, bảo đảmtính khả thi và ổn định lâu dài.
Cụ thể, Luật NVQS (sửa đổi) lần này sẽ gồm 8 chương và 60 điều, giảm 3 chương và 11 điều so với Luật NVQS hiện hành; trong đó giảm chương VI. Đa sô y kiên UBQPAN nhất trí vơi phạm vi điều chỉnh, đôi tương áp dụng cua dư thao Luât quy đinh về NVQS, không quy định nhưng vân đê liên quan đến si quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng vì chế độ phục vụ của cac đôi tương nay không phải là thực hiện theo chế độ nghĩa vụ va được điều chỉnh trong các văn bản quy phạm pháp luật khác. Đôi vơi si quan thưc hiên theo Luât Si quan; đôi vơi quân nhân chuyên nghiêp va công nhân, nhân viên quôc phong tơi đây se tach ra va đươc quy đinh trong Pháp lệnh Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, nhân viên quốc phòng đã được đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2014 (theo Nghị quyết số 70/2014/QH13 ngày 30-5-2014 của Quốc hội). Tuy nhiên, môt sô y kiên đê nghi dư thao Luât cân nghiên cưu cac quy đinh vê lưc lương dư bi đông viên theo Phap lênh hiên hanh đê quy đinh vao Luât NVQS, bao đam tinh thông nhât va tranh chông cheo.
Tại Điều 9 vê quyên và nghĩa vụ cua ha si quan, binh si, môt sô ý kiến đề nghị nghiên cứu, quy định cu thê hơn quyên va nghia vu cua quân nhân tại ngũ va quân nhân dư bi trong thơi gian tâp trung huân luyên đê bao đam thưc hiên quyên con ngươi, quyên công dân quy đinh tai khoan 2, Điêu 14, Hiên phap năm 2013. UBQPAN nhất trí với quy định của dự án Luât va thây răng, khi công dân thực hiên NVQS tại ngũ va quân nhân dư bi trong thơi gian tâp trung huân luyên phải thực hiện theo Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân Việt Nam la yêu câu khach quan, nhăm bao đam quân đôi co ky luât nghiêm minh, đo la nền tảng sưc manh cua quân đôi. Trên thưc tê, Điêu lênh, Điêu lê cua quân đôi không co quy đinh han chê quyên cua công dân ma chi bao đam tô chưc thưc hiên thông nhât cac quyên nay cua quân nhân, đap ưng yêu câu, nhiêm vu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của Quân đội nhân dân.
Theo Điều 15, Điều 16, Điều 18 dự án Luật, việc đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự cần đơn giản hóa về thủ tục hành chính đê tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự. Dự án Luật bổ sung quy định nơi đăng ky, quan ly công dân trong đô tuôi thưc hiên nghia vu quân sư và được tiến hành tại cấp xã, cơ quan, tổ chức vào tháng 4 hằng năm.
Tại Điều 21 của Dự án Luật quy định về thơi han phuc vu tai ngu trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ. Tờ trình nhận định, thơi han phuc vu tai ngu trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ theo quy đinh cua Luật hiện hành con nhiêu bât câp, chưa đap ưng yêu câu xây dưng Quân đôi nhân dân cach mang, chinh quy, tinh nhuê, từng bước hiên đai, co lực lượng thương trưc hơp ly, có sức chiến đấu cao, có lực lượng dự bị động viên hùng hậu. Theo Tờ trình, thứ nhất hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam được Đảng, Nhà nước quan tâm xây dựng Quân chủng Hải quân, Quân chủng Phòng không - Không quân và một số binh chủng tiến thẳng lên hiện đại với nhiều vũ khí, trang bị kỹ thuật công nghệ cao; các lực lượng khác đang từng bước được hiện đại hóa. Để giảm tổn thất về con người và vũ khí, trang bị trong chiến đấu, đòi hỏi bộ đội phải có đủ thời gian huấn luyện nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quân đội còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng khác do Đảng và Nhà nước giao như: Cứu hộ, cứu nạn, phòng tránh thiên tai, khắc phục hậu quả chiến tranh, công tác dân vận..., đã chiếm một phần đáng kể thời gian huấn luyện của bộ đội. Nếu thực hiện thời hạn phục vụ tại ngũ 18 tháng như hiện nay chưa đủ thời gian cần thiết để nâng cao chất lượng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của Quân đội trong thời bình và sẵn sàng động viên trong thời chiến. Thứ hai, Luật hiện hành quy định hai thời hạn phục vụ tại ngũ khác nhau (18 tháng và 24 tháng) chưa thật sự công bằng, ảnh hưởng đên tư tương cua ha si quan và binh si, nhât la đôi vơi đối tượng phục vụ tại ngũ 24 thang. Hằng năm phải tổ chức tuyển quân, xuất ngũ hai đợt, gây tốn kém về vật chất và thời gian của các địa phương.
Vì vậy, để bảo đảm đủ thời gian huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; giảm mức độ tổn thất về con người và vũ khí, trang bị khi tác chiến xảy ra; nâng cao chất lượng lực lượng dự bị động viên, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở va giảm chi phí ngân sách, thời gian huấn luyện quân nhân dự bị, dự án Luât quy đinh thông nhât thơi han phuc vu tai ngu trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là 24 tháng.
Qua thao luân, đa sô thanh viên UBQPAN đề nghị thưc hiện phương án quy định thống nhất thời gian phục vụ tại ngũ là 24 tháng như Tơ trinh cua Chinh phu. Tuy nhiên, con một số y kiên chưa thông nhât, trong đo có y kiên đê nghi giư như quy đinh cua Luât hiên hanh hoặc quy định một thời hạn chung là 18 tháng đối với các quân nhân phục vụ tại ngũ để bảo đảm sự công bằng trong thực hiện NVQS hoăc đề nghị giảm đều thời hạn phục vụ tại ngũ xuống 12 tháng (đăc biêt la đôi vơi công dân đa tôt nghiêp bâc đai hoc). Y kiên khac đê nghi thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh là 12 tháng, còn đôi vơi các quân, binh chủng khác và chuyên môn, kỹ thuật thì quy đinh cao hơn.
Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định độ tuổi gọi công dân nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi nên hằng năm, tỷ lệ công dân có trình độ đại học trở lên được gọi nhập ngũ vào quân đội thấp. Mặt khác, số công dân được ưu tiên tạm hoãn gọi nhập ngũ để học đại học, sau khi tốt nghiệp phần lớn đã hết độ tuổi gọi nhập ngũ. Vì vậy, dự án Luật bổ sung quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đến hết 27 tuổi đối với công dân học chương trình đào tạo đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Nhiêu ý kiến UBQPAN tán thành vơi dư thao Luât quy đinh vê đô tuôi goi nhâp ngu vì cho rằng tuyển chọn đươc nhiêu công dân đa hoc xong chương trinh đao tao bậc đai hoc vao phuc vu tai ngu sẽ nâng cao chât lương đâu vao, giam chi phi đao tao, khăc phuc đươc nhưng han chê, vương măc vê chât lương tuyên quân như hiên nay, bao đam công băng trong thưc hiên nghia vu bao vê Tô quôc va quyên đươc hoc tâp cua công dân.
Trong khi Luât NVQS hiên hanh chưa quy đinh cụ thể vê thơi điểm goi nhâp ngu nên công dân không chủ động săp xêp đươc thơi gian hoc tâp, lao đông thì tại Điều 34 dự án Luật lần này quy đinh cu thê thơi điêm goi công dân nhâp ngu đươc thưc hiên vào thang 2 hoăc thang 3 hằng năm.
Theo Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định, đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với học sinh, sinh viên đang học tập tại các cơ sở giáo dục là quá rộng, chiếm tỷ lệ lớn so với tổng số công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ, gặp khó khăn trong quá trình gọi nhập ngũ; việc gọi công dân tốt nghiệp cao đẳng, đại học vào phục vụ tại ngũ không nhiều. Một số công dân đã lợi dụng chính sách tạm hoãn gọi nhập ngũ để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. Luật hiện hành quy định đối tượng tạm hoãn đối với công dân: "Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu" đến nay không phù hợp với thực tiễn. Vi vây, Điều 41 dự án Luật đã quy định chỉ tạm hoãn đối với đối tượng là học sinh phổ thông, sinh viên đào tạo đại học chính quy và bãi bỏ quy định về việc tạm hoãn đối với công dân "Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu". Đồng thời, để bảo đảm chính sách đối với người nhiễm chất độc da cam, dự án Luật bổ sung quy định tam hoan goi nhâp ngu trong thơi binh đôi vơi một con của người nhiễm chất độc da cam bi suy giam khả năng lao động từ 81% trở lên.
Về vấn đề này, đa sô y kiên UBQPAN nhât tri vơi quan điêm chung la cân giam đôi tương đươc tam hoan goi nhâp ngu trong thơi binh, nhăm tao điêu kiên cho công dân trong viêc thưc hiên quyên va nghia vu cua minh thực hiện NVQS và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bao đam công băng xa hôi trong thưc hiên nghia vu bao vê Tô quôc; do đó UBQPAN đề nghị Ban soạn thảo cần rà soát các đối tượng tạm hoãn thực hiện NVQS tại ngũ trong thời bình phù hợp với tình hình thực tế và bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
Về trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, Luật hiện hành chưa quy định cu thê nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân nên nhiêu cơ quan, tô chưc, ca nhân đa không thưc hiên đây đu nhiêm vu, quyên han hoăc lơi dung nhiêm vu, quyên han gây phiên nhiêu cho công dân, ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện nghĩa vụ quân sự; lam suy giam niêm tin cua nhân dân đôi vơi chinh quyên; ngoai ra, con gây tôn kem, lang phi không cân thiêt cho ngân sach nha nươc. Vì vậy, dự án Luật đã quy định cụ thể, rõ ràng hơn về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong thực hiện nghĩa vụ quân sự tại các Điều 5, Điều 35.
Theo Tờ trình, hiện nay vấn đề về chê đô, chinh sach vê thưc hiên nghia vu quân sư theo quy đinh của Luật hiện hành không còn phù hợp, do đó, dự án Luật bổ sung quy định về trợ cấp học nghề; ưu tiên trong tuyển sinh, cộng điểm trong thi tuyển công chức, viên chức và sắp xếp việc làm; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
Vấn đề này cũng được UBQPAN cơ ban nhât tri vơi dư thao Luât, nhưng đề nghị Ban soạn thảo cân nhăc vê tinh kha thi cua môt sô chính sách phù hợp với thực tiễn của kinh tế thị trường và các hoạt động xã hội hóa ngày càng cao trong các loại hình cung cấp dịch vụ, đông thơi đê nghi nghiên cứu, bô sung quy đinh vê chê đô, chinh sach đôi vơi ha si quan, binh si dư bi khi huy đông lam nhiêm vu khac như phong chông bao lut, thiên tai... Đồng thời, cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, đánh giá cụ thể và báo cáo về hiệu quả thực hiện các chính sách trợ cấp, hỗ trợ học nghề, đào tạo việc làm vừa qua để hoàn thiện chính sách cho phù hợp, bảo đảm tính khả thi của pháp luật.
Trong chiều 3-11, Quốc hội cũng nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương và Luật Thú y.
Theo QDND
Bộ Quốc phòng: Học chính quy mới hoãn nhập ngũ Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với học sinh đang học phổ thông, sinh viên đang học chương trình đào tạo đại học hệ chính quy. Là nội dung quan trọng được quy định tại Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) nhằm khắc phục những hạn chế của Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định đối tượng tạm hoãn gọi...