Vì sao la mắng không phải cách dạy con hiệu quả?
Khi bị quát mắng, trẻ sẽ xem bố mẹ như mối đe dọa, cảm thấy lo lắng, không có giá trị và không muốn tương tác.
Trang nuôi dạy con Parents chỉ ra 5 lý do người lớn không nên la mắng trẻ.
Trẻ không thể học trong chế độ chống trả hay bỏ chạy
“Quát mắng là cách giải tỏa sự tức giận nhưng đó không phải cách hiệu quả để thay đổi hành vi”, tiến sĩ Laura Markham, nhà tâm lý học lâm sàng kiêm tác giả cuốn Peaceful Parent, Happy Kids: How to Stop Yelling and Start Connecting, cho hay. Khi một đứa trẻ sợ hãi, chúng sẽ chuyển sang chế độ chống trả hoặc bỏ chạy và các vùng trung tâm học tập của não bộ sẽ đóng lại.
Phản ứng chống trả hay bỏ chạy xảy ra khi con người trải qua việc gì đó khiến bộ não hiểu rằng đó là sự hăm dọa. Chẳng hạn, trẻ không thể học khi bạn lớn tiếng do lúc này bộ não nói với chúng rằng người đang quát là mối đe dọa.
“Việc giao tiếp, truyền đạt bình tĩnh và nhẹ nhàng giúp trẻ cảm thấy an toàn, làm chúng tiếp nhận tốt hơn bài học mà bạn đang dạy”, tiến sĩ Markham nói.
Ảnh minh họa: iStockphoto.
Quát mắng khiến trẻ cảm thấy không có giá trị
“Điểm chung kết nối mọi người với nhau là muốn cảm thấy có giá trị”, tiến sĩ Shrand giải thích. Với hầu hết mọi người, cảm giác được ai đó trân trọng là cách chúng ta đo lòng tự trọng và quyết tâm. Khi bị quát mắng, chúng ta nhìn thấy bản thân không xứng đáng và nghi ngờ khả năng của mình.
“Quát mắng là một trong những cách nhanh nhất làm cho ai đó thấy không có giá trị”, Shrand cho hay.
Video đang HOT
Đồng ý với quan điểm trên, tiến sĩ Markham phân tích: “Khi giận dữ và bắt đầu la mắng, chúng ta đang xem bản thân như một cái búa và mọi người xung quanh giống như cái đinh”. Trong trường hợp này, trẻ bị xem như kẻ thù và không giống người mà chúng yêu quý.
Quát mắng phá vỡ các mối quan hệ
“Quát mắng phá vỡ sự kết nối của bạn với trẻ và đặt mối quan hệ này vào tình trạng báo động”, tiến sĩ Markham cảnh báo. Lúc này trẻ sẽ cảm thấy bạn không cùng phe với chúng, không muốn tương tác khi cảm thấy sự thách thức, phòng thủ từ bạn. Chúng sẽ không cởi mở để thay đổi, tiếp thu và kết nối sâu hơn.
“Trong 40 năm làm nghề tư vấn tâm lý, tôi gặp hàng nghìn trẻ và chưa từng ai nói với tôi rằng cảm thấy gần gũi với bố mẹ sau khi bị mắng”, nhà tâm lý học lâm sàng Bernstein chia sẻ.
Quát mắng gây ra sự tổn hại
Một nghiên cứu chứng minh quát mắng có hậu quả tương tự lên trẻ như một hình phạt về thân thể. Các công trình nghiên cứu khác rút ra rằng bạo hành ngôn từ và bị mắng thường xuyên thậm chí có thể làm thay đổi cách bộ não trẻ phát triển.
Quát mắng làm mẫu các kỹ năng truyền đạt nghèo nàn
“Trẻ gặp khó khăn khi học cách điều chỉnh cảm xúc nếu bố mẹ không chỉ cho chúng cách làm thế nào”, tiến sĩ Markham cho biết. Những phụ huynh nổi giận bất chợt sẽ dạy cho con cái cách phản ứng tương tự khi đương đầu với tình huống không kiềm chế được cảm xúc.
Tiến sĩ Shrand giải thích rằng điều này xảy ra một phần là do khi mắng con, cha mẹ kích hoạt “các tế bào thần kinh gương” của chúng. Các tế bào thần kinh gương (mirror neurons) là một phần của bộ não, đảm nhiệm chức năng phản chiếu những gì chúng nghe, nhìn, ngửi, cảm giác.
“Sự giận dữ sinh ra sự giận dữ và việc la mắng con khiến chúng cũng muốn quát lại bạn”, tiến sĩ Shrand nói.
Cần làm gì với cơn giận dữ thay vì chỉ biết la mắng?
Bước đầu tiên để hạ hỏa là nhận ra cơn giận. “Khi đó bạn hãy kích hoạt vùng vỏ não trước trán và ngắt những cảm xúc theo đường xoắn ốc. Hãy đưa bộ não của bạn từ chế độ cảm nhận tới chế độ suy nghĩ”, tiến sĩ Shrand khuyên.
Để kiềm chế, các chuyên gia gợi ý bạn có thể hít thở sâu, đếm ngược, chạy tại chỗ, lắc hai bàn tay, nói càng ít càng tốt cho tới khi bình tĩnh, đặt hai bàn tay dưới vòi nước máy, thậm chí gượng cười cũng có thể gửi một thông điệp tới não của bạn rằng tình huống này không phải là trường hợp khẩn cấp.
Cô giáo khiếm thị trở thành nhà tư vấn tâm lý
Mất thị lực khi đang là cô giáo tiếng Trung, Liu Fang chuyển sang tư vấn tâm lý cho học trò là những đứa trẻ "bị bỏ lại" ở Quý Châu.
Năm 1997, khi đang dạy tiếng Trung tại một trường trung học ở tỉnh Quý Châu, Liu Fang được chẩn đoán mắc viêm võng mạc sắc tố (retinitis pigmentosa), một căn bệnh di truyền khiến mất dần thị lực. Khi ấy, Liu đã kết hôn được hai năm và có con trai 8 tháng tuổi.
"Lúc bác sĩ nói bệnh của tôi không có thuốc chữa hay không thể can thiệp phẫu thuật, mọi thứ xung quanh như sụp đổ, chân tôi muốn khuỵu xuống", Liu nhớ lại.
Hôm đó, đoạn đường từ bệnh viện về nhà chỉ 5 km nhưng Liu cảm thấy như dài vô tận. Cô không biết phải tiếp tục công việc hay cuộc sống thế nào.
5 tuổi, Liu theo bố mẹ lên thành phố Quý Dương. Từ tiểu học tới trung học, Liu luôn được cô giáo khen có khả năng viết. Thế nên, Liu nuôi mong ước trở thành cô giáo tiếng Trung. Năm 1993, sau khi tốt nghiệp Đại học Quý Dương, Liu bắt đầu giảng dạy tại một trường trung học tại thành phố này.
Liu Fang tương tác với học sinh sau giờ học tại một trường ở thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu, tháng 3/2019. Cô trở thành nhà tư vấn tâm lý cho học sinh sau khi mất đi thị lực. Ảnh: China Daily .
Quý Châu là một trong những khu vực chậm phát triển nhất Trung Quốc. Thời điểm đó, phần lớn học sinh trong lớp Liu dạy là những đứa trẻ "bị bỏ lại" cho người thân chăm sóc khi bố mẹ tỏa đi khắp các thành phố lớn để tìm việc.
Lúc được chẩn đoán mắc căn bệnh về võng mạc, Liu đang tạo ra những thay đổi tích cực cho học sinh của mình. Cô khuyến khích chúng yêu trường, chăm chỉ học hành hơn để có kiến thức, thay đổi tương lai.
"Tôi quan niệm, những người có việc làm đều hạnh phúc. Nếu có một công việc yêu thích, bạn sẽ càng hạnh phúc hơn", Liu nói, nhắc đến công việc giáo viên của mình.
Là người nhiệt tình và có nhiều sở thích như hát, vẽ, Liu truyền cho học sinh sự tích cực ấy và nhận được sự cộng hưởng từ học trò. Cô khuyến khích chúng nhớ những bài thơ cổ bằng cách ngân nga như đang hát.
Liu quyết định tiếp tục dạy học với phần thị lực còn lại và xem như không tồn tại căn bệnh về võng mạc. Cô hiếm khi giao lưu, chỉ tập trung vào công việc.
Thị lực ngày càng giảm, Liu chỉ còn thấy hai chữ cái in trên bìa cuốn sách giáo khoa là hai điểm màu đen. Cô chỉ có thể nhìn thấy rõ ràng khi áp sát mặt vào sách.
Học sinh và đồng nghiệp không nhận ra điều bất thường ở Liu khi cô đã nắm được nội dung cuốn sách và luôn sẵn sàng kế hoạch giảng dạy. Cô vẫn có thể cho điểm hay góp ý cho học sinh trên lớp như trước khi được chẩn đoán bệnh. "Tôi giống như một con kén dùng bộ lông sặc sỡ để che đậy sự mong manh và bất lực", Liu tâm sự.
Năm 2006, Liu không còn trông thấy gì, ngoài bóng đen trước mặt. Liu quyết định chấp nhận tình trạng của mình và được công nhận là người khuyết tật. "Trong thế giới của tôi, bầu trời đột nhiên mở ra. Tôi cảm thấy giống như một chú bướm được tự do và sẵn sàng đón nhận lòng tốt của người khác", Liu chia sẻ.
Với Liu, không còn có thể tiếp tục dạy tiếng Trung nữa là hối tiếc lớn nhất trong cuộc đời. Năm 2007, cô chọn trở thành một nhà tư vấn sức khỏe tinh thần trong trường học. "Khi đó, tôi mới 36 tuổi. Thật không thể tưởng tượng nổi việc tôi sẽ chỉ về nhà và ngồi cả ngày", Liu nói.
Tuy nhiên, việc tư vấn tâm lý không phổ biến ở các trường tiểu học và trung học tại những vùng nông thôn của Quý Châu. Nhiều học sinh có quan niệm sai lầm rằng chỉ những bạn không bình thường mới tới phòng tư vấn của Liu.
Liu đã nói với học sinh rằng phòng tư vấn là một không gian an toàn, nơi có thể tâm sự với cô về mọi chuyện vốn khó nói cho bố mẹ biết.
Từ căn phòng 40 m2, được giới chức giáo dục địa phương đặt tên là Liu Fang studio, Liu đã tư vấn cho hơn 10.000 học sinh, kể từ năm 2007. Khác biệt lớn nhất giữa một giáo viên dạy tiếng Trung và một nhà tư vấn tâm lý là Liu không còn phải nói nhiều hơn nữa. Giờ cô có vai trò lắng nghe.
Để ngày càng nhiều trẻ nhận ra tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe tinh thần, đặc biệt ở các vùng nông thôn, Liu nghĩ ra nhiều buổi tư vấn tâm lý, tổ chức các chương trình radio và viết sách dưới sự hỗ trợ của phần mềm. Người ủng hộ cô không chỉ học sinh mà cả giáo viên và phụ huynh.
Năm 2009, Liu nhận được giải thưởng "giáo viên nổi bật quốc gia" của chính phủ. Năm 2016 và 2019, Liu nhận các danh hiệu ghi nhận sự đóng góp của cô cho ngành giáo dục ở vùng nông thôn.
Bộ GD-ĐT nói gì khi học sinh không có nơi để giải tỏa tâm lý? Nhiều ý kiến khẳng định sự cần thiết, tầm quan trọng của tư vấn tâm lý trong trường học. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra: Tại sao vấn đề này đã được bàn thảo cả chục năm nay vẫn tiếp tục là 'khoảng trống' trong trường học? Buổi tư vấn tâm lý trong một trường THCS tại TP.HCM - ĐÀO NGỌC THẠCH Ông...