Vì sao kinh tế Việt Nam có thể có sức bật tốt, phục hồi tương đối nhanh hậu dịch Covid-19?

Theo dõi VGT trên

“Dịch bệnh kéo theo nhiều khó khăn, nhưng tâm lý cộng đồng doanh nghiệp chưa có sự xáo trộn lớn như giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới. Chúng ta đang thấy có sự bình tĩnh, chia sẻ thẳng thắn để cùng vượt qua biến động”, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định với Trí Thức Trẻ.

Vì sao kinh tế Việt Nam có thể có sức bật tốt, phục hồi tương đối nhanh hậu dịch Covid-19? - Hình 1

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) – Ảnh: Tuấn Mark

4 điểm đáng lưu ý trong quý I

-Nhìn vào các số liệu của quý I/2020, theo ông, đâu là những điểm cần lưu tâm?

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 3,82%, đã suy giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái và cách xa mục tiêu đề ra cho cả năm. Đây cũng là mức thấp nhất so với cùng kỳ kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Chính phủ chưa có thông điệp về điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng nhưng quyết tâm của Việt Nam trong năm nay sẽ gặp nhiều thử thách.

Thứ hai, lạm phát đã nhích hơn so với cùng kỳ năm 2019 cũng như mặt bằng chung trong nhiều năm vừa qua. Với kỳ vọng mà Việt Nam đã giữ được trong nhiều năm về thực hiện mục tiêu lạm phát bình quân dưới 4%, rõ ràng kết quả thực hiện trong quý I – hơn 5,56% – là tương đối cao. Dù Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc kiềm chế lạm phát, thì đây vẫn là con số cần lưu tâm. Cách thức điều hành trong thời gian tới sẽ phải cân nhắc vấn đề trên.

Vì sao kinh tế Việt Nam có thể có sức bật tốt, phục hồi tương đối nhanh hậu dịch Covid-19? - Hình 2

Ảnh: Tuấn Mark

Thứ ba, giải ngân đầu tư công có phần nhanh hơn trong quý I/2020. Chuyển biến này có được là nhờ nỗ lực nhất quán từ những năm trước cho tới quý I/2020 nhằm thúc đẩy giải ngân đầu tư công. Tuy nhiên, kết quả thực hiện vẫn còn tương đối xa so với mục tiêu đề ra. Để bù đắp tăng trưởng thì việc giải ngân hiệu quả vốn đầu tư công trong năm 2020 có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Nhìn một cách tích cực thì có thể “mượn” áp lực từ đại dịch COVID-19 để thúc đẩy giải ngân đầu tư công.

Cuối cùng là thặng dư thương mại hàng hóa lớn (3,74 tỷ USD). Đáng lưu ý, xuất khẩu tăng nhanh hơn, trong khi nhập khẩu suy giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Dù vậy, xuất khẩu Việt Nam gắn nhiều với chuỗi giá trị và phải dựa một phần vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. Do vậy, từ quý II trở đi, nếu tình hình không chuyển biến, cả xuất khẩu và nhập khẩu sẽ gặp thách thức. Khả năng duy trì sản xuất và xuất khẩu sẽ là dấu hỏi lớn.

-Nếu đ.ánh giá tổng thể, cảm nhận của ông về kinh tế Việt Nam trong 3 tháng ứng phó với dịch bệnh như thế nào?

Số liệu thì như vậy, nhưng tôi nhận thấy nền kinh tế đã thể hiện được sức chống chịu tương đối tốt trước những diễn biến bất lợi của đại dịch nói riêng, kinh tế thế giới nói chung.

Khó khăn hiện hữu, các kiến nghị của doanh nghiệp thường xuyên được ghi nhận và cho thấy sự bức thiết, nhưng nhìn chung, tâm lý của cộng đồng doanh nghiệp chưa có sự xáo trộn lớn. Doanh nghiệp vẫn giữ được sự bình tĩnh và có những chia sẻ, đề xuất hỗ trợ thẳng thắn. Tâm lý của cơ quan điều hành cũng vậy. Đây là khác biệt căn bản nhất so với giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới.

Vì sao kinh tế Việt Nam có thể có sức bật tốt, phục hồi tương đối nhanh hậu dịch Covid-19? - Hình 3

Video đang HOT

Ảnh: Tuấn Mark

Chuyển biến này tạo thuận lợi không nhỏ cho công tác điều hành của Chính phủ trong hiện tại. Đồng thời, nó cũng phản ánh một phần nền tảng kinh tế vĩ mô và sức chống chịu của nền kinh tế được cải thiện đáng kể. Bản thân các doanh nghiệp cũng đã có sự thích ứng với khó khăn, đặc biệt là tổ chức sản xuất trong điều kiện giãn cách xã hội, ứng dụng nền tảng trực tuyến,…

Nếu không như vậy, số liệu kinh tế trong quý I thậm chí có thể còn kém tích cực hơn. Nhìn từ góc độ ấy, tôi tin rằng ngay sau khi dịch Covid-19 kết thúc, kinh tế Việt Nam có thể thể hiện sức bật đáng kể và phục hồi tương đối nhanh chóng.

-Vậy kịch bản tăng trưởng của Việt Nam sẽ đi theo hình gì?

Suy giảm tăng trưởng trong giai đoạn dịch, thậm chí ngay sau khi kết thúc dịch, là khó tránh khỏi ở hầu hết các nền kinh tế và Việt Nam không ngoại lệ. Tuy nhiên, vẫn có những biện pháp có thể áp dụng để mức độ suy giảm ít nghiêm trọng và/hoặc “thu ngắn” thời kỳ suy giảm.

Thứ nhất, Chính phủ cần có những hỗ trợ kịp thời, tập trung và đúng liều lượng. Tháo gỡ khó khăn về thị trường và cung ứng hàng hóa, song hành với điều tiết, cắt giảm chi phí sản xuất kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp duy trì sức sống qua thời kỳ đại dịch.

Thứ hai, phát huy được tính linh hoạt, sáng tạo của doanh nghiệp Việt. Hỗ trợ của Chính phủ đang và sẽ được thực hiện, nhưng Chính phủ không nên và không thể làm thay nỗ lực của chính doanh nghiệp được. Sự phát huy ấy càng phải được thể hiện ở việc Chính phủ đủ linh hoạt, sáng tạo để thích ứng cùng doanh nghiệp. Chẳng hạn, nỗ lực chuyển đổi số của doanh nghiệp sẽ bớt ý nghĩa nếu Chính phủ không có nỗ lực song hành để hướng tới Chính phủ số.

Thứ ba, có sự kết nối trong cộng đồng doanh nghiệp và giữa Chính phủ – doanh nghiệp để thúc đẩy được những cách làm, mô hình mới. Sự bình tĩnh, chia sẻ thẳng thắn giữa Chính phủ và doanh nghiệp trong thời gian qua chính là nền tảng cho kết nối ấy.

Cả 3 yếu tố này có tác động bổ trợ. Nếu càng thực hiện hiệu quả các yêu cầu trên, sức bật của nền kinh tế hậu COVID-19 càng tích cực.

Sức sống doanh nghiệp là điều đáng quan tâm nhất

- Ông nghĩ thế nào về nhận định: Không nên tiếc vài % tăng trưởng ở thời điểm này để bảo đảm cho đại cuộc?

Cái đáng quan tâm hơn là sức sống của doanh nghiệp. Chỉ khi doanh nghiệp trụ vững qua giai đoạn khó khăn thì mới có thể quay trở lại điều kiện kinh doanh bình thường, đóng góp vào sự phục hồi chung cho kinh tế. Có thể tin tưởng và “nói hay” về cơ hội, phục hồi kinh tế nhưng không còn doanh nghiệp thì sao tận dụng kịp thời và/hoặc đầy đủ được.

Vì sao kinh tế Việt Nam có thể có sức bật tốt, phục hồi tương đối nhanh hậu dịch Covid-19? - Hình 4

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) – ảnh: Tuấn Mark

Thuận lợi hiện nay của Việt Nam là cộng đồng doanh nghiệp có kỳ vọng, niềm tin vào chính sách. Để “đáp lại” kỳ vọng và niềm tin ấy, cách tiếp cận chính sách phải kết hợp các công cụ vĩ mô để hỗ trợ hợp lý cho nền kinh tế, đồng thời tháo gỡ các khó khăn về môi trường kinh doanh.

Điều đó sẽ tái khẳng định Chính phủ luôn đồng hành, chia sẻ cùng doanh nghiệp, không chỉ trong giai đoạn kinh tế phát triển thuận lợi.

-Ông nhìn nhận như thế nào về việc Chính phủ liên tục đề xuất tăng giá trị các gói hỗ trợ về tài khoá, tín dụng trong thời gian qua?

Các gói này đều nằm trong dư địa chính sách cho phép. Thậm chí, ngay cả khi thực hiện những gói này Việt Nam vẫn còn dư địa chính sách. Việc thực hiện hỗ trợ cũng được lưu tâm trong thời gian qua. Ví dụ, Nghị định 41 gia hạn thời hạn nộp thuế và t.iền thuê đất có hiệu lực ngay sau khi ban hành. Như vậy, có thể thấy Chính phủ đã quan tâm, chủ động hơn để các gói hỗ trợ đi vào cuộc sống nhanh chóng.

Mặt khác, các gói hỗ trợ không thuần túy từ tư duy của cơ quan Chính phủ mà trong quá trình xây dựng, có sự tham vấn thường xuyên, thực chất đối với cộng đồng doanh nghiệp, người dân.

Do vậy, cảm nhận ban đầu là doanh nghiệp, người dân đón nhận khá tích cực với các gói hỗ trợ. Vấn đề là làm sao duy trì tính kịp thời và khả năng hấp thụ của các chính sách hỗ trợ, bởi với các đối tượng được hỗ trợ thì “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Việc đ.ánh giá hiệu quả hỗ trợ cũng rất quan trọng, dù chỉ khả thi sau 1 – 2 quý.

Vì sao kinh tế Việt Nam có thể có sức bật tốt, phục hồi tương đối nhanh hậu dịch Covid-19? - Hình 5

Ảnh: Tuấn Mark

-Vậy với gói hỗ trợ tín dụng khoảng 300.000 tỷ đồng, làm thế nào để việc hấp thụ gói này không trở thành một thách thức của nền kinh tế trong tương lai?

Trong những giai đoạn trước đây, vấn đề về hấp thụ vốn của Việt Nam có nhiều nhìn nhận khác nhau. Đặc biệt khi vốn FDI được rót mạnh vào thì câu hỏi thường đặt ra là hấp thụ vốn ở mức độ nào, liệu có tác động chèn lấn với khu vực trong nước hay không.

Trong quý I, vốn FDI thực hiện đã giảm khoảng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nên cũng giảm sức ép với năng lực hấp thụ của nền kinh tế. Chính ở đây, gói hỗ trợ là cần thiết và có điều kiện cần để phát huy tính tích cực. Tuy nhiên, bản thân gói hỗ trợ cũng phải triển khai kịp thời, ít vướng các giấy tờ thủ tục; nếu không, hiệu quả hỗ trợ đối với doanh nghiệp và nền kinh tế sẽ giảm bớt.

Tiếp theo, trong quá trình hỗ trợ phải làm thế nào kết nối giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại. Cụ thể, cải thiện hiểu biết lẫn nhau, niềm tin và quan hệ đối tác giữa hai bên là một yêu cầu quan trọng. Cần lưu ý, tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng là một khó khăn cố hữu đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong nhiều năm. Khó khăn sẽ lớn hơn trong giai đoạn hiện nay nếu giữa hai bên còn có sự nghi ngại. Nếu cải thiện được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, thì hiệu quả sẽ còn phát huy lâu dài, kể cả trong giai đoạn hậu dịch.

Cuối cùng, có thể gói tín dụng chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Tuy vậy, tôi cho rằng không nên đ.ánh giá thấp tác động lan toả của gói hỗ trợ này. Khi một bộ phận doanh nghiệp được kịp thời hỗ trợ, sau đó phục hồi sản xuất, kinh doanh… thì qua các kênh tác động khác nhau, tác động lan toả sẽ hiện hữu với khu vực doanh nghiệp khác và nền kinh tế nói chung.

Vì vậy, cách tư duy về gói hỗ trợ phải nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và tạo “vốn mồi” cho nền kinh tế, thay vì tìm cách trực tiếp đáp ứng toàn bộ nhu cầu.

- Gần đây Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã đề nghị cho các tập đoàn, DNNN tiếp cận gói tín dụng 250.000 tỷ đồng, thời hạn vay 3 năm, lãi suất 0%. Ông nghĩ sao về điều này?

Với vai trò, chức năng của mình thì Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có quyền kiến nghị như vậy. Có lẽ đây không phải kiến nghị đầu tiên cũng như kiến nghị cuối cùng liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho DNNN.

Dù vậy, bên cạnh tiếp cận tín dụng thì còn có những nguồn lực và cơ hội khác mà các tập đoàn, DNNN cũng cần tận dụng triệt để hơn, chẳng hạn như giải ngân vốn đầu tư công của các DNNN.

Thứ hai, việc thực thi gói tín dụng phải căn cứ vào tình hình và trường hợp cụ thể. Cần lưu ý, bản chất là vốn tín dụng nên phải do NHTM cân nhắc trên cơ sở cân đối về nguồn vốn, yêu cầu về quản trị rủi ro. Ở góc độ thị trường, kiến nghị lãi suất 0% – thấp hơn cả so với lãi suất trong trường hợp không rủi ro – có thể thiếu tính phù hợp.

Thứ ba, hiệu quả sử dụng nguồn vốn cần được nhìn nhận thấu đáo hơn. Việc một hoặc một vài DNNN được tiếp cận gói tín dụng ưu đãi, có điều kiện giống hoặc khác với đề nghị trên, thì cũng nên được nhìn nhận đủ tích cực. Điều quan trọng là bảo đảm cả hiệu quả sử dụng vốn vay, đồng thời phát huy tính lan toả của nó.

Nếu một vài DNNN tiếp cận được gói tín dụng và tạo tác động lan toả đáng kể cho nền kinh tế thì tiếp cận đó có nhiều ý nghĩa. Chính ở đây, Nhà nước phải kịp thời đưa các quy định đủ chặt chẽ, minh bạch. Bản thân các tập đoàn, DNNN cũng phải chia sẻ thông tin kịp thời, thực chất về chính nhu cầu hỗ trợ của mình để những hỗ trợ tiếp cận tín dụng, nếu có, đủ tập trung và hiệu quả.

Cảm ơn ông!

Phương Ánh

Góc nhìn đ.ánh giá lại quy mô nền kinh tế (Bài 2): Những cảnh báo tác động

GDP tăng 25,4% sau đ.ánh giá lại, lo ngại trong khi nguồn thu không đổi, dư địa chi tiêu, vay nợ sẽ nới rộng.

Kết quả đ.ánh giá lại sẽ không có ý nghĩa nhiều với quá khứ và hiện tại. Bởi những số liệu này đã diễn ra trong quá khứ, nền kinh tế đã diễn ra như vậy rồi.

Góc nhìn đ.ánh giá lại quy mô nền kinh tế (Bài 2): Những cảnh báo tác động - Hình 1

Song, nếu để xem xét, nghiên cứu những tác động đến tương lai mới là điều cần quan tâm và đáng quan ngại. Bởi chỉ tiêu GDP là căn cứ, là cơ sở để tính một số chỉ tiêu quan trọng: Nợ công, nợ nước ngoài, đầu tư công, thâm hụt ngân sách trên GDP, ...

Việc đ.ánh giá lại nền kinh tế phải đi kèm với việc điều chỉnh các giới hạn chỉ tiêu căn cứ theo GDP. Như vậy, các chỉ tiêu kinh tế dựa trên GDP sẽ có sự thay đổi về hình thức theo nghĩa tích cực hơn. Khi mẫu số tăng lên, các chỉ tiêu điều hành dựa trên GDP sẽ giảm xuống tương ứng.

Nợ công hiện ở ngưỡng 58,4% GDP sẽ về dưới 50% khi quy mô nền kinh tế được đ.ánh giá lại. Tương tự, tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP sẽ giảm dưới 40%, đầu tư công trên GDP cũng giảm xuống 23-24% so với mức 30% hiện tại.

Những con số này về mặt hình thức sẽ tốt hơn để có thể nới rộng hơn dư địa chi tiêu, đầu tư và vay nợ. Vấn đề này có 2 mặt, nếu việc chi tiêu, đầu tư là có hiệu quả nền kinh tế sẽ được hưởng lợi. Nhưng nếu tăng chi tiêu, tăng vay nợ nhưng không hiệu quả, sẽ là một gánh nặng lớn đối với nền kinh tế.

Sẽ là rủi ro nếu Quốc hội giữ nguyên các chỉ tiêu phát triển kinh tế cũ trên nền tảng của GDP mới. Như trước đây, Quốc hội duyệt cho Chính phủ được thâm hụt ngân sách bằng 3,6% GDP, nếu quy mô GDP tăng lên mà Quốc hội không thay đổi chỉ tiêu 3,6% thì dư địa cho việc chi tiêu hơn sẽ được nới rộng. Nền tảng của việc đầu tư, chi tiêu, trả nợ phải căn cứ vào tổng các nguồn thu từ nền kinh tế.

Nhưng việc đ.ánh giá lại quy mô GDP không có nghĩa nguồn thu sẽ tăng lên.

Theo giải thích của Tổng cục Thống kê về lý do GDP sau đ.ánh giá lại tăng cao, có việc bổ sung 76.000 doanh nghiệp, những đơn vị trước đây chưa được tính toán vào quy mô nền kinh tế.

Nhưng trên thực tế việc bổ sung quy mô của những doanh nghiệp này không có nghĩa lúc trước họ vô hình, mà họ vẫn đang hiện hữu. Họ vẫn hoạt động hợp pháp, vẫn đăng ký kinh doanh, đóng thuế đầy đủ nhưng do cơ quan thống kê bỏ sót.

Khi tính thêm vào GDP, không có nghĩa những doanh nghiệp này sẽ làm tăng nguồn thu. Đ.ánh giá lại GDP, thu nhập bình quân đầu người tăng về mặt con số nhưng thực chất không cải thiện điều kiện sống...

Việc đ.ánh giá lại GDP lần này rất cao, tuy đã được Tổng cục thống kê giải thích, nhưng có điều làm cho mọi người vẫn phân tâm, chưa thật tin vào số liệu đã đ.ánh giá. Vì mới đây năm 2013 đ.ánh giá lại GDP chỉ tăng 9%, là mức khá cao so với các nước, lần đ.ánh gía này ( 25,4%) lại cao hơn gần gấp 3 lần so với lần trước.

Điều mà mọi người đang quan tâm là ngoài quy mô, tốc độ của GDP, cần đ.ánh giá về chất lương của GDP.

Tuy cơ quan Thống kê có nêu sơ qua một số tác động khi đ.ánh giá lại GDP có đề cập đến các chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng, nhưng chưa được làm rõ mà chỉ nói được cải thiện nhưng mức thay đổi không lớn.

Một câu hỏi đang đặt ra là tại sao số liệu hàng năm Tổng cục thống kê công bố thường GDP năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước và tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vào loại cao của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, thực trạng hiện hữu nền kinh tế Việt nam vẫn bị tụt hậu.

PGS, TS Ngô Trí Long - Chuyên gia Kinh tế

Theo Enternews.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sao nam bị đuổi khỏi showbiz vì hét cát-xê quá cao, thành công lớn nhất là cưới được mỹ nhân siêu giàu
06:55:33 26/06/2024
Xây nhà mới sát cạnh anh trai, phá dỡ xong xuôi anh mới sang đưa điều kiện khiến tôi ngỡ ngàng
07:06:09 26/06/2024
Choáng váng phát hiện toàn bộ số vàng trong két sắt biến mất, gặng hỏi mãi thì chồng thẽ thọt: "Em phải tha thứ thì anh mới dám nói"
07:28:23 26/06/2024
Đám cưới đẹp như cảnh phim của tài tử có gương mặt trẻ thơ nhất Hollywood và vợ cũ Elon Musk tại làng cổ
06:44:32 26/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim: Lộ thời điểm An Nhiên có bầu Gôn, tiểu tam bắt đầu được tẩy trắng?
07:54:05 26/06/2024
Những món đồ không nên diện đi làm dù đang là mốt được giới trẻ yêu thích
07:48:26 26/06/2024
Chi mạnh 300 triệu làm phim ngắn nhưng lại bị ví như quảng cáo game, "idol Top Top" bức xúc
04:30:25 26/06/2024
Phim hay xuất sắc xứng đáng nổi tiếng hơn, dàn cast đẹp điên đảo khiến khán giả u mê
05:52:27 26/06/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt t.iền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
 Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu. Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng t.iền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
 Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Cách cắm hoa sen trên bàn thờ đơn giản, đẹp, phong thủy

Trắc nghiệm

09:23:27 26/06/2024
Hoa sen được nhiều người chọn để dâng lên bàn thờ vào dịp đặc biệt. Hôm nay, Bách hóa XANH sẽ hướng dẫn bạn cách cắm hoa sen trên bàn thờ đẹp lại đơn giản nhé!

Những điều cần biết về chấn thương gân Achilles

Sức khỏe

09:05:40 26/06/2024
Ngoài ra, có thể tham khảo bác sĩ về các phương pháp nâng gót chân, thực hành các bài tập kéo dài và tăng cường sức mạnh. Bác sĩ hoặc nhà trị liệu vật lý cũng có thể giới thiệu những phương pháp này.

Đến Núi Thành (Quảng Nam) khám phá nét hoang sơ Biển Rạng

Du lịch

09:04:21 26/06/2024
Mãnh đất Núi Thành đã được thiên nhiên ở đây khá ưu ái dành tặng cho người dân nơi này một bãi biển vẫn còn hoang sơ và là một địa chỉ thú vị để bạn tìm về sau những chốn ồn ào của phố phường.

Mê đắm với phong cách tropical cho những chuyến đi mùa hè

Thời trang

09:01:01 26/06/2024
Phong cách tropical lấy cảm hứng từ những vùng nhiệt đới đầy nắng gió, với những bãi biển hoang sơ, những rặng dừa xanh mát và những khu rừng nhiệt đới rực rỡ sắc màu.

Người duy nhất dám công khai mỉa mai Chương Tử Di

Hậu trường phim

08:36:39 26/06/2024
Cô là thầy dạy của nhiều diễn viên Hoa ngữ trẻ hiện tại, cũng là người từng khiến Chương Tử Di không thể phản bác.

Chuỗi "vận xui" dồn dập của Châu Bùi

Sao việt

08:30:39 26/06/2024
Mới nửa năm 2024 trôi qua nhưng Châu Bùi đã phải đối mặt với rất nhiều biến cố. Biến cố mới nhất ập đến với Châu Bùi là chuyện bị quay lén đang thay đồ khi đi chụp ảnh ở studio.

Phương Oanh khoe mặt mộc sau sinh thế nào mà dân tình ào ào vào 'xin vía'?

Làm đẹp

08:26:05 26/06/2024
Phương Oanh đang là mẹ bỉm sữa nhận được nhiều quan tâm hiện tại. Cô cùng chồng doanh nhân vừa tổ chức một lễ đầy tháng hoành tráng cho cặp sinh đôi. Vẻ ngoài của nữ diễn viên Hương vị tình thân sau một tháng sinh con làm nhiều người ng...

"Đệ nhất mỹ nữ" Cảnh Điềm tự hủy hoại nhan sắc vì bơm mặt cắt mí?

Sao châu á

08:25:53 26/06/2024
Những ngày qua, nhan sắc của Cảnh Điềm trở thành tâm điểm bàn tán xôn xao trong dư luận xứ tỷ dân. Đệ nhất mỹ nữ Bắc Kinh bị đ.ánh giá xuống dốc diện mạo.

HYBE lần đầu thừa nhận sao chép vũ đạo của ILLIT

Nhạc quốc tế

08:24:24 26/06/2024
Dù không đưa ra lời xin lỗi chính thức nhưng HYBE đã gián tiếp thừa nhận bằng cách gắn tên tác giả vào video tập vũ đạo của ILLIT.

'Trạm cứu hộ trái tim' tập 48: Nghĩa tẩu tán tài sản, đuổi An Nhiên ra khỏi nhà

Phim việt

08:13:24 26/06/2024
Trong Trạm cứu hộ trái tim tập 48, Nghĩa sang tên toàn bộ tài sản của mình cho người khác rồi yêu cầu An Nhiên dọn ra khỏi nhà mà không cho 1 xu.

Đại Nghĩa: Nghệ sĩ không đủ quyền lực để dàn xếp tin đồn ác ý

Tv show

07:58:02 26/06/2024
Là khách mời của chương trình Kính đa chiều , NSƯT Đại Nghĩa thẳng thắn lên tiếng về những tin đồn ác ý trên mạng xã hội.