Vì sao kinh nguyệt không đều
Em 23 tuổi, có kinh nguyệt từ năm 15 tuổi. Khoảng một năm đầu thì đều nhưng sau đó hai tháng mới thấy một lần, thậm chí 4 – 6 tháng mới có. Em đi khám tại Bệnh viện Phụ sản trung ương nhiều lần nhưng lần nào bác sĩ cũng kê cho em uống Diane35 trong 3 tháng, sau đó ngừng thuốc đợi kinh nguyệt đều trở lại, nhưng chưa lần nào đều cả.
Chỉ 1- 2 tháng đầu sau khi uống thuốc thấy có kinh nhưng rất ít hoặc hơi hồng hồng. Trong mấy năm, có 2 lần em bị rong kinh. Em đã điều trị theo phác đồ của bệnh viện PSTW nhưng không thấy tiến triển dù kết quả siêu âm tử cung và hai bên phần phụ của em bình thường.
Em cao 1,61m và nặng 47kg. Hiện em rất lo lắng vì chuẩn bị lập gia đình & muốn có em bé ngay, nhưng với tình trạng trên không biết em có khả năng sinh con không? Nếu chữa trị thì nên đến đâu để có hiệu quả cao nhất? Đã bảy tháng nay em chưa có kinh nguyệt. Giờ em nên chữa theo phương pháp nào, mong bác sĩ tư vấn. (Huyen Thach)
- Trả lời:
Kinh nguyệt của bạn như đã mô tả được gọi là vô kinh thứ phát. Vô kinh thứ phát nghĩa là một phụ nữ đã từng có kinh nguyệt, nay bị mất kinh trên ba chu kỳ trước đây hoặc trên sáu tháng liền.
Video đang HOT
Chu kỳ kinh nguyệt là sự kết hợp bởi hoạt động của vùng hạ đồi (tiết ra Gonadotropin-Releasing hormone [GnRH]), tuyến yên (tiết ra Luteinizing hormone [LH] và Follicle-Stimulating hormone [FSH]), buồng trứng (sự phát triển nang noãn, sự rụng trứng, hình thành hoàng thể, tiết estradiol và progesteron), và tử cung (sự phát triển có chu kỳ và bong tróc của nội mạc tử cung). Nếu có bất thường bất kỳ hệ thống nào trong bốn hệ thống này đều có thể gây vô kinh hoặc kinh thưa.
Nguyên nhân thông thường nhất của vô kinh thứ phát là có thai. Trong trường hợp của bạn có thể loại trừ khả năng này.
Những nguyên nhân khác thường gặp của vô kinh thứ phát là:
- Rối loạn chức năng vùng hạ đồi.
- Rối loạn chức năng tuyến yên (sản xuất LH và FSH thấp).
- Suy buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, dính buồng tử cung.
Bạn cao 1,61m và nặng 47Kg, chỉ số BMI = 18, thì ít nghĩ đến buồng trứng đa nang, kết quả siêu âm tử cung và hai phần phụ của bạn cũng bình thường. Với những người có chỉ số BMI cao> 27 thì nghĩ nhiều đến hội chứng buồng trứng đa nang.
Để chẩn đoán nguyên nhân vô kinh thứ phát và đánh giá khả năng sinh sản sau này thì bạn cần được khám và làm những xét nghiệm cận lâm sàng.
Bạn có thể đến bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM để khám và điều trị.
Theo PNO
Có phải tôi bị rong kinh?
Tôi năm nay 22 tuổi, thường thì vòng kinh của tôi là 32 ngày, kéo dài trong vòng 4-6 ngày, nhưng lần này chỉ kéo dài trong 3 ngày và lượng kinh rất ít.
Chào bác sĩ, tôi năm nay 22 tuổi, thường thì vòng kinh của tôi là 32 ngày, kéo dài trong vòng 4-6 ngày, nhưng lần này chỉ kéo dài trong 3 ngày và lượng kinh rất ít. Tôi đã kết hôn, song chồng tôi công tác xa nhà nên chúng tôi có ít thời gian bên nhau.
Sau khi hết kinh khoảng 5-6 hôm, chúng tôi có quan hệ. Công việc và sức khỏe không cho phép tôi mang thai vào thời điểm này nên tôi có dùng 1 liều thuốc tránh thai khẩn cấp. Sau 5 ngày sử dụng thuốc, tôi thấy trong người khó chịu và bị rong kinh. Cho tới nay tôi đã bị rong kinh 2 ngày, lượng máu bình thường như trong kỳ kinh nguyệt. Xin bác sĩ cho biết tôi bị bệnh gì và chữa bằng cách nào? Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Theo như bạn kể, bạn có quan hệ vào ngày thứ 10 của chu kỳ kinh, có thể đây là ngày nhạy cảm do thời kỳ này gần với ngày trứng rụng và vì tinh trùng có thể sống từ 3-5 ngày trong dịch âm đạo khiến cho khả năng mang thai là rất cao.
Bạn có dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp ngay sau quan hệ là biện pháp tương đối an toàn, tuy nhiên hiệu quả của thuốc tránh thai khẩn cấp không cao lắm (khoảng 75%) và phải uống thuốc ngay sau quan hệ càng sớm càng tốt.
Thuốc ngừa thai khẩn cấp có thể gây ra một số tác dụng phụ, thường gặp nhất là rối loạn kinh nguyệt, trong đó 20% bị xuất huyết, rong huyết (có trường hợp kéo dài nhiều ngày và ra huyết rất nhiều do nồng độ nội tiết trong thuốc cao) và bị ngừng đột ngột. Một số tác dụng phụ khác là buồn nôn, nôn, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, nhũn vú.
Để tránh việc làm giảm hiệu quả tránh thai của thuốc, một tháng không nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp quá 4 lần. Bạn cũng cần biết rằng, thuốc ngừa thai khẩn cấp chỉ nên sử dụng trong những tình huống thực sự cần thiết như nghi ngờ mang thai khi không sử dụng biện pháp phòng bị, bao cao su bị tuột, rách, quên thuốc viên ngừa thai nhiều ngày...
Để tránh mang thai ngoài ý muốn, tốt nhất bạn nên chọn phương pháp ngừa thai bằng thuốc viên nội tiết hằng ngày, hoặc dùng bao cao su khi quan hệ. Trường hợp của bạn nên đến khám tại chuyên khoa phụ sản để xác định tình trạng rong huyết do nguyên nhân gì, có mang thai không và từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Thân chào bạn!
Bác sĩ Dương Phương Mai
(Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TP.HCM)
Theo Thanh Niên
3 cách tự nhiên "trị" cô nàng nguyệt san vắng mặt tạm thời Nếu như XX nào đang gặp phải tình trạng nguyệt san tạm thời vắng mặt, bạn đừng quá lo lắng và áp dụng những biện pháp điều trị sau nhé! 1. Không hiểu tại sao 2 tháng gần đây, cô nàng nguyệt san của em mất tích. Em chưa có quan hệ tình dục, nhưng có lẽ tại em ăn kiêng chăng? Em...