Vì sao Kindle vẫn là ‘ông vua’ máy đọc sách suốt 15 năm qua?
Suốt 15 năm qua, Kindle không có thêm tính năng mới nào ngoài đọc sách. Thế nhưng, đó lại là lý do khiến thiết bị này được người dùng yêu thích.
Vì sao nhiều người ưa thích Kindle?
Len Edgerly, một podcaster (người làm podcast – tập tin âm thanh chia sẻ về nhiều nội dung khác nhau) 72 tuổi đến từ Massachusetts, Mỹ, đã dành 14 năm rưỡi để nói về sản phẩm công nghệ yêu thích nhất mọi thời đại của mình: Máy đọc sách Kindle.
Edgerly, người xây dựng chương trình podcast hàng tuần có tên “The Kindle Chronicles” đã nói chuyện với các tác giả, độc giả, chuyên gia trong ngành xuất bản và giám đốc điều hành của Amazon – thậm chí cả người sáng lập Jeff Bezos, hai lần – về sự đánh giá cao của ông đối với thiết bị đọc sách điện tử trong hơn 700 tập.
“Tôi sử dụng chiếc Kindle cơ bản nhất, có giá dưới 100 USD”, Edgerly cho biết, ông đã sở hữu khoảng 30 thiết bị Kindle trong những năm qua. “Tôi thích vẻ ngoài nhỏ nhắn và cách nó nằm gọn trong túi. Khi đắm chìm vào một cuốn sách, tôi như thể quên mất sự hiện diện của nó. Chẳng còn gì khác ngoài những câu chữ”.
Amazon ra mắt Kindle nguyên bản vào ngày 19/11/2007, thúc đẩy ngành xuất bản tiếp tục đón nhận sách kỹ thuật số và cũng khởi động các nỗ lực phát triển phần cứng của gã khổng lồ thương mại điện tử.
Trong 15 năm kể từ đó, ngành công nghệ đã chứng kiến điện thoại thông minh và máy tính bảng phát triển và vượt qua máy đọc sách điện tử, nhưng màn hình e-ink của Kindle, so với màn hình LCD trên các thiết bị điện tử khác, vẫn thu hút người hâm mộ bằng cách mang lại trải nghiệm đọc tự nhiên nhất và không gây ra mỏi mắt.
“The Kindle Chronicles” đôi khi nhận được 2.000 lượt tải xuống mỗi tập, theo Edgerly.
Một nhóm Kindle trên diễn đàn Reddit có hơn 202.000 thành viên tích cực, nằm trong những nhóm lớn nhất, nơi những người dùng chia sẻ nội dung đang đọc và chụp ảnh những nơi họ mang theo máy đọc sách điện tử.
Ngoài ra còn có các nhóm ưa thích trên Facebook và chiếc máy đọc sách này còn nằm trên tay của những người nổi tiếng hoặc trong bối cảnh của các chương trình đình đám như “The Big Bang Theory”.
Kindle ra đời từ trước thời kỳ thiết bị kỹ thuật số lên ngôi, cái ngày mà iPod đến máy ảnh, ra mắt vào những năm 2000, trước khi điện thoại thông minh trở nên phổ biến.
Mặc dù danh mục máy đọc sách điện tử đã bị thu hẹp theo thời gian nhiều công ty nghiên cứu thị trường đã ngừng theo dõi doanh số bán hàng và Amazon không chia sẻ công khai số lượng bán hàng của Kindle, nhưng thiết bị này vẫn tiếp tục hiện diện để đáp ứng nhu cầu là một thiết bị đọc sách vì một số lý do.
Trước hết là vì tính trực quan, có thể chứa hàng nghìn cuốn sách, với thời lượng pin dài, nhẹ và không phải lúc nào cũng cần nâng cấp. Các chuyên gia cho biết Amazon có thể giữ giá Kindle tương đối thấp vì mô hình kinh doanh của công ty chỉ tập trung vào bán sách chứ không bán phần cứng.
Ông vua thầm lặng
Video đang HOT
Kindle là thiết bị đọc sách điện tử được tung ra vào thời điểm không có sản phẩm nào khác trên thị trường. Vào ngày ra mắt, nó đã bán hết sạch trong năm tiếng rưỡi đầu tiên.
“Chuỗi cung ứng và các đội sản xuất của chúng tôi đã phải nỗ lực tăng cường sản xuất”, Bezos cho biết trong một bức thư gửi cho các cổ đông vào thời điểm đó.
“Chúng tôi biết rằng Kindle sẽ phải đi theo hướng khác biệt, nó phải giống như một cuốn sách giấy, để người đọc có thể mải mê với những con chữ và quên mất họ đang đọc trên một thiết bị”.
Bezos đã thực hiện tốt lời hứa đó. Trong những năm qua, Kindle đã cung cấp màn hình lớn hơn, khả năng điều chỉnh kích thước và khoảng cách phông chữ cũng như bộ vi xử lý và thời lượng pin tốt hơn.
Máy đã cải thiện độ sáng với phiên bản Kindle Paperwhite, bổ sung khả năng chống thấm nước với Kindle Oasis, ra mắt phiên bản dành cho trẻ em và gần đây nhất, giới thiệu bút điện tử để viết với Kindle Scribe.
Thông số kỹ thuật của Kindle cũng trở nên hợp thời hơn. Pin của chiếc Kindle đầu tiên phải được sạc lại mỗi ngày nếu kết nối không dây được bật và có bộ nhớ trong 250 MB đủ cho 200 cuốn sách cỡ trung bình.
Giờ đây, pin kéo dài tới sáu tuần, có 16 GB dung lượng lưu trữ cho hàng nghìn cuốn sách và nặng chưa đến 200g (gần một nửa trọng lượng của bản gốc).
Tương tự như vậy, Kindle ban đầu có quyền truy cập vào 90.000 cuốn sách trong Cửa hàng Kindle so với 13 triệu cuốn sách hiện có. Chi phí ban đầu là 399 USD; bây giờ nó có giá từ 99 USD.
Tuy nhiên, Kindle ngày nay vẫn rất giống với bản gốc. Corey Badcock, người đứng đầu sản phẩm Kindle tại Amazon, nói với CNN Business rằng đó là một quyết định chiến lược.
Badcock nói: “Tầm nhìn của Kindle luôn hướng đến việc đọc một cuốn sách với ưu điểm là kỹ thuật số và di động. Năm này qua năm khác, mọi người nói với chúng tôi rằng họ không muốn nhận thông báo trên thiết bị hoặc trình duyệt khi xem YouTube. … Mọi người yêu thích sự tôn nghiêm khi đọc sách mà không bị phân tâm”.
Vào năm 2017, Amazon nói với CNBC rằng họ đã bán được “hàng chục triệu” Kindles trong 10 năm đầu tiên. Badcock từ chối chia sẻ số lượng bán Kindle được cập nhật nhưng cho biết “công việc kinh doanh tiếp tục phát triển và mở rộng”.
Linn Huang, một nhà phân tích tại IDC Research, nhận định: “Chúng ta vẫn sẽ có những người cuồng đọc sách điện tử giống như chúng ta vẫn có những người thích đọc báo giấy. Câu hỏi thú vị hơn là liệu Kindle có được coi là sản phẩm công nghệ kinh điển như máy ghi âm vinyl hay game thùng ngày nay không?”
Đội ngũ giúp việc cho Elon Musk sắp rút khỏi Twitter
Một số nhân vật trong bộ khung lãnh đạo mới của Elon Musk sẽ hoạt động ít hơn, thậm chí rời công ty sau khi hoàn tất quá trình chuyển giao.
Elon Musk phát biểu tại hội nghị Offshore Northern Seas ở Na Uy vào tháng 8. Ảnh: AFP.
Trong buổi làm chứng tại tòa án Delaware, Elon Musk cho biết đội ngũ hỗ trợ ông trong chiến dịch "đổi chủ" tại Twitter, gồm nhà đầu tư mạo hiểm Jason Calacanis, David Sacks và Sriram Krishnan sẽ hoạt động ít hơn, khi việc tái cấu trúc công ty gần như hoàn tất.
Theo Bloomberg, những người này đã ít hoạt động tại Twitter trong một tuần qua. Họ không tham gia cuộc họp chung tại San Francisco, quay về thói quen đăng tweet như bình thường, thay vì chúc mừng các hoạt động của vị tỷ phú dưới tư cách "ông chủ" Twitter.
Làm việc lâu năm cùng Elon Musk
Những người thuộc đội ngũ hỗ trợ Twitter "đổi chủ" đều làm việc lâu năm cùng Musk. Vị tỷ phú từng đầu tư cho Mahalo, công cụ tìm kiếm do Calacanis tạo ra năm 2007, hiện đã ngừng hoạt động. Trong khi đó, Craft Ventures của Sacks đã đầu tư cho một số công ty của Musk như The Boring Company, Neuralink và Tesla.
Calacanis là nhà đầu tư công nghệ, người dẫn chương trình podcast. Ông tham gia tích cực vào thương vụ thâu tóm Twitter, trình bày ý tưởng của Musk về cách thay đổi nền tảng trước khi mua lại.
Jason Calacanis trong một hội nghị cho nhà đầu tư vào năm 2018. Ảnh: Getty Images.
Khi Musk thành chủ mới của Twitter, Calacanis thường xuyên thăm dò ý kiến người dùng về các tính năng sắp ra mắt. Ông là nhân vật quan trọng trong quá trình chuyển đổi và bày tỏ mong muốn trở thành CEO của mạng xã hội.
"Hãy đưa nó cho tôi dẫn dắt cuộc chơi, CEO Twitter là công việc mơ ước của tôi", Colacanis viết trong đoạn tin nhắn gửi đến Musk. Hiện tại, Calacanis đại diện Twitter tiếp xúc với các đối tác quảng cáo. Chức danh của ông trong nội bộ công ty là kỹ sư phần mềm.
"Hãy làm việc đi" là nội dung đoạn tweet được Calacanis đăng ngày 30/10. Đến 11/11, New York Times đưa tin Musk cử người nhắc nhở Calacanis đừng tweet quá nhiều, sau khi ông tỏ vẻ can thiệp sâu vào quá trình phát triển sản phẩm và chính sách. Kể từ đó, nhà đầu tư này không còn đăng nhiều tweet.
Trong khi đó, Sacks và Musk gặp nhau tại PayPal, công ty do Musk đồng sáng lập năm 1999. Sau khi rời công ty thanh toán, Sacks tiếp tục đầu tư vào một loạt startup, bao gồm AirBnB, Facebook và Uber.
David Sacks phát biểu tại hội nghị tiền mã hóa Token Summit ở New York năm 2018. Ảnh: Bloomberg.
Gần đây, Sacks xuất hiện trong danh bạ Twitter, có địa chỉ email và giữ chức danh "kỹ sư phần mềm". Trong bài viết đăng ngày 7/11, Sacks cho biết ông "không có vai trò chính thức" và chỉ đang "hỗ trợ bên lề" tại Twitter.
Nhân vật cuối cùng, Sriram Krishnan sinh ra ở Ấn Độ, từng tham gia bộ phận sản phẩm tại Microsoft, Facebook và Snap, cũng như làm Giám đốc Kỹ thuật Twitter từ 2017-2019. Hiện tại, Krishnan là nhà đầu tư mạo hiểm, đối tác tư vấn đầu tư tiền mã hóa của quỹ Andreessen Horowitz, công ty góp 400 triệu USD vào thương vụ thâu tóm Twitter.
Một nguồn tin cho biết Krishnan đã hỗ trợ Musk xử lý tài khoản mạo danh trên Twitter vào năm 2017, sau khi nhậm chức Giám đốc Sản phẩm Twitter. Vị tỷ phú muốn chặn các tài khoản mạo danh ông trên nền tảng. Dù tình hình khả quan hơn, những kẻ mạo danh vẫn có thủ đoạn khác để can thiệp và tạo tài khoản.
Sriram Krishnan tại hội nghị TechCrunch Disrupt NYC 2017. Ảnh: Getty Images.
Ngày 31/10, Krishnan tiết lộ tạm thời hỗ trợ Musk tại Twitter. Không rõ công việc ông đang làm, nhưng Krishnan là người duy nhất trong nhóm hỗ trợ vị tỷ phú từng làm việc tại Twitter.
Xuất hiện mọi nơi
Trong những ngày đầu tiếp quản Twitter, cộng sự của Musk xuất hiện mọi nơi. Sacks làm việc với nhóm sản phẩm, Calacanis gặp gỡ các nhà quảng cáo, Krishnan thảo luận với Behnam Rezaei, Giám đốc Kỹ thuật Twitter.
Ban đầu, họ tích cực nói về công việc trên Twitter và các chương trình podcast. Calacanis, Krishnan và Sacks còn tham gia nhóm Slack nội bộ của công ty, cùng 2 phó chủ tịch khác do Musk bổ nhiệm.
Hình thức trên vượt ngoài khuôn khổ hoạt động của nhà đầu tư, những người thường tránh xuất hiện quá nhiều tại các công ty không do bản thân sở hữu.
"Khá đặc biệt khi các nhà đầu tư mạo hiểm dày dặn kinh nghiệm dành thời gian của họ cho một công ty lâu đời như vậy", Ayako Yasuda, Giáo sư tài chính Đại học California (Davis) cho biết.
Bảng hiệu bên ngoài trụ sở Twitter tại San Francisco. Ảnh: Bloomberg.
Robert Bartlett, Giáo sư luật tại Đại học California (Berkeley) nhận định việc tham gia trực tiếp vào quá trình tái cấu trúc Twitter có thể khiến các nhà đầu tư "gặp liên lụy nếu Twitter vẫn theo hướng đi hiện tại". Tất nhiên nếu mạng xã hội này thành công, họ có thể nhận công lao về bản thân.
Những nhân vật liên quan đến đội ngũ chuyển giao của Musk tại Twitter đều từ chối, hoặc không phản hồi yêu cầu bình luận về khả năng rời công ty.
Về phía Musk, vị tỷ phú cho biết sẽ dành ít thời gian hơn tại Twitter. Ông lên kế hoạch mở lại dịch vụ Twitter Blue vào ngày 29/11, đồng thời kêu gọi nhân viên "chấp nhận làm việc nhiều giờ với cường độ cao". Với những cộng sự của Musk, họ chỉ nói "đang giúp một người bạn".
Sản lượng điện thoại sụt giảm, Xiaomi vẫn tạm thời là ông vua ở đất nước tỉ dân Cách đây vài ngày, Canalys đã công bố báo cáo về doanh số bán điện thoại thông minh trong quý 3 năm nay (từ tháng 7 đến tháng 9), tập trung vào thị trường điện thoại thông minh Ấn Độ. Tổng sản lượng điện thoại giảm theo xu hướng Nhìn chung, sản lượng điện thoại tại Ấn Độ đã giảm 6% trong quý...