Vì sao không phải lễ vật nào dâng lên cũng được thần linh chấp nhận?
Nhiều người thích dâng lễ vật lên các vị thần mà họ tin tưởng, thường kèm theo trái cây và một số đồ ăn nhẹ.
Trên thực tế, đôi khi dù có dâng cho thần linh cũng không thưởng thức, điều này là có nguyên nhân.
Thần núi không dám tùy tiện ăn đồ cúng dường
Có một ông già ở làng Nguyên Châu, tính tình cẩn trọng, nhân hậu, gia đình ông giàu có, được người trong làng kính trọng.
Một ngày nọ, một chàng trai mặc áo bào tím cùng với rất nhiều xe ngựa và đầy tớ đến nhà ông để xin thức ăn. Ông vốn là người rất hiếu khách liền mời cậu thanh niên vào nhà, mang ra rất nhiều đồ ăn ngon, thậm chí người hầu của chàng trai cũng được thiết đãi rất thịnh soạn.
Tuy đã thiết đãi hết lòng, nhưng ông lão vẫn lăn tăn trong tâm: “Nếu là quan chức của triều đình đến quận, thì sẽ được quan chức ở địa phương chuẩn bị chỗ ăn, chỗ ngủ đầy đủ. Không biết rốt cuộc người thanh niên này là ai?”.
Người thanh niên như hiểu được nỗi hoài nghi của ông già, anh ta nói với ông: “Tôi biết ông đang thắc mắc về tôi, tôi cũng sẽ không giấu giếm ông. Tôi là Thần núi Dương Sơn”.
Nghe đến đây ông già kinh ngạc vội quỳ xuống hỏi: “Đền thờ của Dương Sơn có rất nhiều người đến cúng dường tại sao Ngài phải ra ngoài xin ăn?”.
Thần Dương Sơn nói: “Người ta thờ cúng ta, đa phần đều cầu xin phù hộ này nọ. Nào là xin phát tài, cầu xin con trai, cầu cho sức khỏe… việc gì họ cũng cầu.
Nếu ta ăn đồ cúng dường của họ thì ta sẽ phải giúp họ những điều đó, nhưng phúc đức của họ chưa đến đó, nếu ta mà giúp họ thì ta lại phạm tội với Thiên đình, và sẽ bị Thiên đình trừng phạt, chính vì thế dù có đói tôi và các thuộc hạ không dám thưởng thức món ăn của họ mang đến cúng”.
Video đang HOT
Sau khi ăn xong, Thần Dương Sơn cảm ơn ông lão, và sau đó biến mất.
Phước lành là nguồn gốc của hạnh phúc
TÀI TRỢ
Bảo Việt An Gia
Chỉ từ 7k/ngày, để Bảo Việt An Gia chăm sóc sức khoẻ gia đình bạn
Rất nhiều người cầu Thần bái Phật, nhìn qua cũng vô cùng thành kính. Nhưng vì sao lại không được như ý nguyện?
Thần Phật có nguyên tắc làm việc của mình. Phàm là việc không hợp với tiêu chuẩn của Thần giới thì Thần sẽ không dám làm.
Vì vậy, một số người không làm việc Thiện, không tích đủ phúc đức, thì dù hằng ngày có mang lễ vật thượng hạng, sơn hào hải vị đến lễ bái, Thần Phật cũng không dám nhận và càng không đáp ứng lời cầu xin của họ.
Hiện nay, không còn nhiều người thực sự hiểu rõ mục đích của việc thờ cúng Thần linh nữa. Họ không biết rằng, kính Thần chính là trước mặt Thần linh phải sám hối những việc làm sai trái của bản thân mình, sau này không tái phạm sai lầm tương tự nữa.
Đại đa số con người ngày nay bái Thần đều là cầu Thần Phật phù hộ phát tài, tiêu tai, sinh con trai… vì để thỏa mãn tư dục của mình mà khẩn cầu Thần trợ giúp.
Con người chỉ có tự mình làm việc thiện mới có thể tích lũy phúc phận. Đây cũng chính là điều mà chúng ta thường nói: Tích đức hướng thiện, Thần Tiên mới có thể trợ giúp và bảo hộ khi gặp tai ương. Nếu không, Thần Tiên cũng đành bất lực.
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2024 dù đơn giản hay cầu kỳ cũng nhất định không nên đặt những thứ này
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2024 cần bày tỏ được lòng thành kính với thần linh, tổ tiên.
Bởi vậy, trên mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2024 mọi người cần kiêng kỵ đặt những thứ này.
Cúng Rằm tháng Giêng 2024 hay còn gọi là cúng Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày lễ, Tết quan trọng của người Việt Nam. Vào ngày này, mọi người thường sắm lễ cùng với lòng thành kính để dâng lên ban thờ thần linh, tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính cũng như mong cầu một năm mới may mắn, vạn sự hanh thông.
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2024 theo quan niệm không cần chuẩn bị quá nhiều. Tùy từng điều kiện kinh tế, tài chính của nhiều gia đình mà có thể lựa chọn số lượng và các món ăn khác nhau miễn là thể hiện được lòng thành kính.
Tuy nhiên dù đơn giản hay cầu kỳ, mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2024 cũng nhất định không nên bày những thứ này:
* Kiêng thủ lợn
Có nhiều gia đình khi cúng Rằm tháng Giêng thường cúng cả đồ chay lẫn mặn. Bạn nên lưu ý thủ lợn tuyệt đối không nên sử dụng. Dân gian quan niệm rằng cúng thủ lợn thường không tốt. Thay vì thủ lợn, bạn có thể cúng bằng những món như: gà, xôi, canh măng hoặc miến,...
* Đồ chay giả mặn
Nhiều gia đình ngày nay thường làm các mâm cỗ chay để cúng. Tuy nhiên với những gia đình đã có ban thờ Phật thì nên nhớ các món đồ thuần chay. Nếu gia chủ dâng cúng những món đồ giả mặn như giả tôm hay giả thịt, giả cá,.. đồng nghĩa biểu hiện cho việc tâm còn dục vọng, sân si. Bên cạnh đó, ăn chay được cho là hình thức dưỡng tâm cũng như dưỡng thân tốt, đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, chế biến món ăn chay lại khá phức tạp, khó hơn so với đồ ăn mặn.
Vì vậy, bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi cúng Rằm tháng Giêng 2024 bằng những món thuần chay.
Bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi cúng Rằm tháng Giêng 2024 bằng những món thuần chay.
* Kiêng cúng trái cây giả
Dâng đồ giả cúng thần Phật hoặc gia tiên được xem là một trong những điều đại kỵ. Vì vậy, bạn nên sắm hoa quả màu tươi với hương thơm dịu nhẹ, không dâng cúng hoa hay trái cây giả.
Kiêng tiền giả
Bên cạnh lễ mặn, lễ ngọt các gia đình thường dâng lên mâm cúng Rằm tháng Giêng cả tiền dương lẫn tiền âm. Tuy nhiên, gia chủ nên cẩn thận không đặt tiền giả hoặc tiền có nguồn gốc bất chính, kiếm từ các hoạt động phi pháp hoặc trái với đạo đức lên mâm cúng Rằm tháng Giêng.
Do đó, khi đặt tiền lên bàn thờ không quan trọng là tiền nhiều hay ít, quan trọng chính là lòng thành của gia chủ đối với các vị thần Phật.
Có 4 khung giờ đại lộc để cúng ngày vía Thần Tài năm 2024 Theo các chuyên gia phong thủy, khung giờ đẹp để cúng vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng năm 2024 là vào buổi sáng, cụ thể từ 5-7h hoặc 9-11h. Lưu ý không nên cúng quá sớm cũng không quá muộn. Khung giờ đẹp cúng vía Thần Tài năm 2024 Trong tín ngưỡng của các nước phương Đông nói chung và người Việt...