Vì sao không nên vừa chạy bộ vừa cầm điện thoại?
Điện thoại có thể cung cấp cho người chạy bộ rất nhiều tiện ích, từ việc nghe nhạc đến theo dõi lộ trình và thời gian chạy. Nhưng thói quen vừa cầm điện thoại vừa chạy lại có thể gây chấn thương.
Người chạy bộ sẽ dễ bị chấn thương nếu có thói quen vừa chạy vừa cầm vật gì đó trên một tay, chẳng hạn như điện thoại hay chai nước – Ảnh minh họa: Shutterstock
Không những cầm điện thoại mà việc cầm bất kỳ vật dụng nào trên tay khi chạy, chẳng hạn như chai nước, cũng có thể làm tăng nguy cơ chấn thương, theo MSN.
Cầm vật nào đó trên một tay có thể dẫn đến sự mất cân bằng của cơ thể khi chạy, khiến các cơ ở hông, chân và vai bị căng mỏi.
Video đang HOT
Thay vào đó, nếu có mang theo điện thoại khi chạy thì mọi người nên mang ở thắt lưng thay vì cầm trên tay, huấn luyện viên điền kinh người Anh, bà Alexa Duckworth-Briggs, cho biết.
“Khi bạn cầm thứ gì đó trong tay, nó sẽ gây ra sự mất cân bằng của vận động cơ bắp, ảnh hưởng đến việc phân bổ trọng lượng trên cơ thể và làm giảm hiệu suất tập luyện”, bà Alexa giải thích.
Khi tình trạng mất cân bằng vận động cơ bắp xảy ra thường xuyên, từ ngày này qua ngày khác, sẽ khiến cơ bị căng mỏi. Những nhóm cơ ở chân, hông và vai đặc biệt dễ bị ảnh hưởng. Điện thoại càng lớn và nặng thì cơ càng bị căng mỏi.
Vì khi chạy, tay chúng ta sẽ đánh tay lên xuống. Ban đầu, việc cầm điện thoại trên tay trong tư thế chạy như vậy sẽ không ảnh hưởng gì. Nhưng trong vòng 30 phút tập luyện, người chạy bộ có thể đánh tay lên xuống cả nghìn lần.
Lúc này, chiếc điện thoại trên tay có thể trở nên nặng hơn. Tay sẽ phải dùng lực nhiều hơn và dẫn đến mất cân bằng khi chạy. Để giữ thăng bằng, một số nhóm cơ khác sẽ phải gồng lên, gây mỏi cơ và làm tăng nguy cơ chấn thương, té ngã.
Một nguyên nhân khác nữa mà mọi người không nên cầm điện thoại khi chạy là rất dễ đánh rơi điện thoại. Do đó, cách tốt là nên dùng bao da hay phụ kiện nào đó để mang điện thoại ở thắt lưng, theo MSN.
Theo Thanh niên
Có phải nẻ môi do thuốc?
Tôi bị bệnh vẩy nến, được bác sĩ kê đơn dùng thuốc acitretin uống để điều trị. Khi dùng thuốc một thời gian tôi thấy môi khô và nứt nẻ. Hiện tượng trên có phải do uống thuốc trị vẩy nến không?
Trần Thu Hằng (Nghệ An)
Như vậy là bạn bị bệnh vẩy nến ở tình trạng nặng và trên diện rộng (không đỡ sau khi đã dùng các liệu pháp điều trị khác) nên mới được bác sĩ chỉ định dùng đến acitretin. Khi dùng thuốc người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và kiên trì điều trị. Không được tự ý tăng liều dùng (vì khi tăng liều bệnh sẽ không cải thiện nhanh hơn mà nguy cơ tác dụng phụ có thể tăng). Cần uống thuốc vào thời điểm cố định trong ngày.
Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng chữa bệnh, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Và, một trong những bất lợi đó là khô môi, nứt nẻ môi. Ngoài ra, thuốc có thể gây nhức đầu nhẹ, căng cơ, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đỏ ửng (cảm giác nóng, đỏ hoặc cảm giác tê tê)... Khi gặp các tác dụng phụ này người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết, bác sĩ sẽ có lời khuyên thích hợp. Trường hợp cần thiết sẽ phải thay thuốc điều trị. Tuy nhiên, nếu xảy ra hiện tượng phát ban, khó thở, phù mặt, môi, lưỡi hoặc họng... người bệnh cần ngừng thuốc và được đưa đi cấp cứu ngay.
DS. Hoàng Thị Thu
Theo SK&ĐS
Con gái 2 tuổi rưỡi liên tục dụi mắt, gia đình đưa đi khám thì phát hiện bé cận 9 độ, "thủ phạm" quen thuộc với tất cả phụ huynh Do nuông chiều con, bố mẹ Tiểu Mạn không ngờ chính mình là người góp phần khiến sức khỏe của đứa trẻ bị ảnh hưởng nặng nề. Ngày nay, công nghệ phát triển ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Không chỉ phục vụ nhu cầu công việc, giải trí... mà nhiều người còn sử dụng các...