Vì sao không nên phơi quần áo qua đêm?
Việc phơi đồ sau khi giặt tưởng chừng như là một điều rất dễ, nhưng nếu đồ không được phơi đúng cách, chúng có thể khiến bạn khó chịu khi mặc, thậm chí gây ra một số bệnh ngoài da.
Tại sao không nên phơi quần áo qua đêm
Là cơ hội để vi khuẩn sinh sôi
Vào ban đêm, không khí có độ ẩm cao, quần áo không thể nào khô trong vài giờ được, nên thời gian phơi trong suốt 1 đêm chính là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Hơn nữa, thói quen phơi quần áo ngoài trời hoặc ngoài ban công khiến quần áo không những lâu khô mà đôi khi còn khiến chúng ám mùi hôi khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn.
Ảnh minh họa
Các loại nấm mốc xâm nhập, ảnh hưởng đến sức khỏe
Có rất nhiều loại nấm mốc xung quanh môi trường sống của bạn gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe con người như: Viêm xoang, viêm phế quản, suy hô hấp, dị ứng,… Với những trường hợp thông thường, da bạn sẽ bị nấm ngứa. Nhưng nếu vẫn giữ thói quen phơi quần áo ban đêm trong thời gian dài, người hít phải những bào tử nấm mốc có thể xuất hiện một trong hai triệu chứng:
Nhiễm trùng: Những người có hệ thống miễn dịch kém thường mắc phải, hoặc những người có vết thương hở.
Dị ứng: Gây ra những phản ứng dị ứng như hen suyễn, xoang, nổi mề đay,…
Các dấu hiệu của bệnh do nấm mốc gây ra thường là: Ho, mệt mỏi kéo dài, đau mắt và vòm họng, đau đầu, kích ứng da hoặc buồn nôn.
Mẹo phơi quần áo đúng cách, bảo vệ sức khỏe gia đình
Việc phơi đồ sau khi giặt tưởng chừng như là một điều rất dễ, nhưng nếu đồ không được phơi đúng cách, chúng có thể khiến bạn khó chịu khi mặc, thậm chí gây ra một số bệnh ngoài da hoặc các triệu chứng dị ứng. Dưới đây là một số mẹo phơi quần áo đúng cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình.
Ảnh minh họa
Không phơi quần áo vào ban đêm: Như những gì được lý giải ở trên, phơi quần áo vào ban đêm có thể khiến vi khuẩn và các loại nấm mốc sinh sôi phát triển trên quần áo, gây dị ứng và khiến quần áo có mùi khó chịu.
Phơi quần áo ở những không gian rộng rãi, thoáng mát, nhiều ánh sáng mặt trời: Việc phơi quần áo ở những nơi khô thoáng, có nhiều ánh mặt trời chiếu vào sẽ giúp chúng khô nhanh hơn, đồng thời hạn chế các vi khuẩn và nấm mốc sản sinh ở quần áo.
Phơi tách riêng quần áo sáng màu và tối màu: Việc này sẽ giúp cho những chiếc quần áo sáng màu của bạn không bị nhiễm màu bởi những quần áo có màu tối hơn, từ đó tăng độ bền và giữ cho những bộ đồ của bạn luôn sạch, đẹp.
Video đang HOT
Không phơi quần áo trên các dây phơi được làm từ sắt, thép hoặc kim loại dễ bị han, gỉ, vì gỉ sắt sẽ khiến cho quần áo của bạn bị dính những vết gỉ màu đỏ hoặc đỏ nâu, rất khó làm sạch. Thậm chí, việc tẩy các vết gỉ này khỏi quần áo cũng có thể khiến quần áo bị hỏng.
Để quần áo nhanh khô hơn vào những ngày mưa hay thời tiết ít nắng và gió, bạn có thể pha một chút nước muối vào nước xả vải cuối cùng.
Lộn trái quần áo trước khi phơi để giữ màu quần áo được tốt hơn, vì khi phơi quần áo dưới trời nắng, đặc biệt là khi nắng gắt, màu nhuộm quần áo sẽ rất dễ phai.
Cất quần áo ngay sau khi đồ đã khô, hạn chế để tới chiều tối, buổi đêm hoặc qua đêm ngoài trời, vì khi này là thời điểm sương xuống, sẽ khiến quần áo bạn bị ẩm và dễ phát sinh vi khuẩn.
Hạn chế phơi đồ khi trời nắng gắt, vì điều này có thể khiến các sợi vải và đường chỉ may nhanh bị mục, độ bền bị giảm xuống.
Nên phơi quần áo ngay sau khi giặt xong, vì nếu ngâm lâu, quần áo sẽ dễ bị hỏng và ám mùi khó chịu.
Điểm danh 10 nguyên nhân phổ biến gây ô nhiễm không khí trong nhà
Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà bao gồm mùi hoá chất tẩy rửa, khói bếp, nấm mốc, lông thú cưng,... tất cả tạo thành một tổ hợp ô nhiễm gây nguy hại cho sức khoẻ, đặc biệt là hệ hô hấp.
Các chuyên gia sức khỏe đã liệt kê 11 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà mà hầu hết gia đình nào cũng gặp phải dưới đây:
1. Sự sinh sôi của nấm mốc
Nấm mốc là gì? Nấm mốc (fungus, mushroom) là một dạng vi sinh vật chân hạch, ở thể tản (thalophyte), tế bào không có diệp lục tố, sống dị dưỡng (hoại sinh, ký sinh, cộng sinh), vách tế bào cấu tạo chủ yếu là chitin, có hay không có celuloz và một số thành phần khác có hàm lượng thấp.
Sự sinh sôi của nấm mốc là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến. Nấm mốc đặc biệt phát triển nhanh ở các môi trường ẩm ướt như tường nhà tắm, tường bếp, thảm lâu ngày không thay, quần áo lâu ngày không giặt,...
Nấm mốc là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến (Ảnh: Internet)
Khi hít phải nấm mốc cơ thể sẽ sinh ra phản ứng ho do niêm mạc mũi và họng bị kích thích. Lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ, nhất là trẻ em, tình trạng dị ứng cho nấm mốc ngày càng gia tăng.
2. Dùng than để nấu ăn hay sưởi ấm
Theo kết luận của một nghiên cứu được đăng trên tạp chí y học The Lancet số ra ngày 2/9, thì có gần 3 tỷ người đang có nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe hay chết sớm chỉ vì đang hít thở không khí ô nhiễm ở trong nhà. Mà nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do khí thải phát sinh từ quá trình nấu nướng.
Khí thải phát sinh từ quá trình nấu nướng gây nguy hiểm tới sức khỏe (Ảnh: Internet)
Hiện nay, nhiều gia đình đang có thói quen dùng than củi hoặc than đá để nấu ăn hoặc sưởi ấm vào mùa đông. Quá trình đốt này sinh ra một hợp chất khí gọi là CO, rất độc hại với con người.
Khí CO còn được sinh ra nếu đốt nhang trong phòng kín nhiều và liên tục khiến khói bị tích tụ lại vô tình xâm nhập vào phổi gây suy giảm chức năng. Do đó mà đây cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà cần phải chú ý.
3. Thảm lau chân, thảm trải sàn lâu ngày không thay, vệ sinh
Thảm lau chân, thảm trải sàn là một vật dụng gia đình phổ biến hiện nay. Nếu không vệ sinh kĩ định kì thì chúng có thể trở thành nơi trú ngụ của mạt bụi, thậm chí là ve, vi khuẩn khác,... Đây là nguyên nhân gây bệnh hen suyễn phổ biến.
Những chiếc thảm bẩn chứa đầy mạt bụi gây ô nhiễm không khí trong nhà (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, chất liệu thảm thường được làm từ những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có thể kể đến như toluene, formaldehyd và benzene. Các hợp chất này có thể gây ung thư đã được các nhà khoa học xác nhận.
4. Sơn tường
Sơn tường thường gồm có bốn thành phần chính: chất tạo màng, bột màu, dung môi và phụ gia. Trong đó hai loại là dung môi và phụ gia là hai thành phần chính thải ra VOCs (đây là một hợp chất hữu cơ dễ bay hơi). Việc bạn hít phải sơn tường có nồng độ VOCs cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Sơn tường có nồng độ VOCs cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp (Ảnh: Internet)
Ngoài ra bệnh hen suyễn hay viêm xoang cũng sẽ trầm trọng hơn nếu hít phải trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình khi sơn nhà xong được một thời gian đã gặp phải hiện tượng tường bị bong tróc, thấm dột, hư hỏng và vô hình tạo ra những ổ chứa vi khuẩn trên bề mặt tường.
5. Khói thuốc lá là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến
Hút thuốc lá chủ động hay hút thuốc lá thụ động đều làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có ung thư phổi. Trong khói thuốc lá có tới hơn 7.000 độc chất hóa học (trong đó có hơn 70 chất gây ra ung thư).
Khói thuốc lá có khả năng "ám mùi" lâu trên các đồ vật trong nhà (Ảnh: Internet)
Khói thuốc lá có thể ám lại lâu trên người, rèm cửa, thảm,... và trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến.
6. Hóa chất tẩy rửa
Mùi hóa chất tẩy rửa cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà. Những chất tẩy rửa đa phần đều có chứa những hợp chất dễ bay hơi ví dụ như aerosol. Hít phải trong thời gian dài gây ra những vấn đề ở đường hô hấp.
Đặc biệt, trong một số dung dịch tẩy trắng có chứa chlorin, chất này có nguy cơ tạo ra khí Clo. Nếu hít phải một lượng đủ nhiều có thể gây ra tử vong. Do vậy, cần phải hết sức cẩn thận khi sử dụng các hóa chất tẩy rửa trong gia đình như nước rửa bát chén, nước giặt, nước tẩy toilet, nước lau kính,...
7. Sản phẩm làm thơm phòng
Đa số các sản phẩm làm thơm phòng hiện nay đều có chứa chất glycol ether, một hợp chất gốc từ ethylene. Hay thói quen bỏ băng phiến trong tủ quần áo cũng độc hại và gây ô nhiễm không khí do chứa naphthalene dễ bay hơi gây ngộ độc.
8. Nến
Nến là sản phẩm chủ yếu được sản xuất từ sáp paraffin, đây là một phụ phẩm của dầu mỏ và chúng được xử lý bằng thuốc tẩy để có thể làm trắng. Khi nến được đốt cháy, nó sẽ giải phóng ra benzen và toluene... đây là những chất gây ung thư nguy hiểm và là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà mà ít người nghĩ tới.
Khi nến được đốt cháy, nó sẽ giải phóng ra benzen và toluene... gây ô nhiễm (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, trên thị trường còn bày bán rất nhiều loại nến với màu sắc bắt mắt, hương thơm nồng từ những thuốc nhuộm, chất tạo mùi nhân tạo có chứa acrolein, chất gây ung thư phổi.
9. Sử dụng hóa mỹ phẩm có chứa VOC
VOC là cụm viết tắt của các chất hữu cơ dễ bay hơi có trong sơn móng tay hay keo xịt tóc,... những hợp chất này cần dễ bay hơi để khô nhanh - nhưng chính điều đó lại khiến không khí trong nhà bị ô nhiễm.
Keo xịt tóc có chứa thành phần là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà (Ảnh: Internet)
10. Lông thú cưng
Chó, chim, mèo, các loài bò sát... đều có thể trở thành nguồn ô nhiễm không khí trong nhà do lông hay tế bào chết của chúng rụng ra. Ngoài ra một số loài kí sinh trên thú cưng cũng có thể gây ra các cơn dị ứng cho nhiều người.
Virus Bunya ở Trung Quốc: Xuất hiện từ 10 năm trước, gây chết người, lây bệnh qua máu và vết thương hở Dù loại virus này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2009, nhưng các chuyên gia Trung Quốc nhận định đây là loại virus Bunya chủng mới. Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là chủng mới của virus corona - virus SARS-CoV-2, khởi nguồn vào cuối tháng 12/2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi...