Vì sao không khí Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ ô nhiễm kéo dài?
Ngoài lượng khí thải từ các phương tiện giao thông và thời tiết, việc các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ tái diễn tình trạng đốt rơm rạ nhiều cũng gây ô nhiễm không khí.
Hôm nay 23/9, không khí Hà Nội tiếp tục quay trở lại ngưỡng kém, sau vài ngày được cải thiện. Chỉ số chất lượng không khí đo được vào lúc 16h tại các khu vực AQI là 100 – 140, cụ thể: Bắc Từ Liêm (140), Phạm Văn Đồng (124), Hàng đậu (120), Thành Công (114) và Trung Hòa – Cầu Giấy (109).
Theo các chuyên gia, tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, không khí ô nhiễm thường bắt nguồn từ chất thải các phương tiện tham gia giao thông như xe máy, xe bus và ô tô và các loại máy móc chạy bằng dầu ở các khu công nghiệp, công trình xây dựng.
Sáng sớm, lẫn trong không khí là bụi tự nhiên, khí thải, bụi hữu cơ và bụi siêu mịn (PM10, PM2.5), khiến bầu trời luôn âm u, mù mịt như có sương mù.
Không khí Hà Nội nhiều khu vực có màu Cam (KÉM). (Ảnh: Cổng Thông tin Quan trắc Môi trường Hà Nội)
Không chỉ có Hà Nội, những ngày qua tại các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, chỉ số AQI đo được cũng tăng khá cao, luôn ở mức 150 trở lên. Trong đó ngày 20/9, chất lượng không khí tại một số huyện của tỉnh Thái Bình ở mức cao, như Thái Thụy (173), Đông Hưng (165), TP. Thái Bình (167). Tại Hải Phòng, một số nơi như Kiến An, Hải An chỉ số AQI lần lượt 168;155, Bắc Ninh (155), Nam Định (123)…
Theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ – làm việc tại khoa Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, mặc dù các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ lưu lượng phương tiện tham gia giao thông ít hơn Hà Nội, nhưng do đặc thù thời tiết và nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thực trạng ô nhiễm chung.
Vị giáo sư này phân tích, nếu thời tiết thuận lợi thì lượng khí thải cũng dễ được phát tán và bay đi nhanh hơn, trả lại bầu không khí bình thường. Ngược lại, nếu thời tiết xấu, khí thải lơ lửng không thoát đi được dẫn đến chỉ số AQI luôn ở mức cao.
Đốt quá nhiều rơm rạ cùng lúc cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. (Ảnh minh họa: Đại Nghĩa/TTXVN)
Video đang HOT
Một nguyên nhân khác, theo giáo sư Cơ, miền Bắc đang vào mùa lá khô, khắp nơi rơm rạ, rác thải đều gom và đốt cùng nhau khiến lượng khí thải ra môi trường lớn hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân lý giải tại sao chỉ số chất lượng không khí AQI đo được ở các khu vực trên cao đột biến.
Theo báo cáo môi trường quốc gia về môi trường không khí, việc đốt rơm rạ ngoài trời là quá trình đốt không kiểm soát, trong đó sản phẩm chủ yếu là các chất khí bụi, CO2, CO, NOx. Khi rơm rạ cháy không hết có thể tạo ra Aldehyde và bụi mịn là những chất gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Đặc biệt, tại nước ta, đốt rơm rạ theo mùa còn gây ra hiện tượng sương mù quang hóa. Đây là dạng ô nhiễm đặc biệt do sự tương tác giữa các bức xạ cực tím của mặt trời và khí thải ô tô, xe máy, khói bụi… Điều này trực tiếp làm tăng nguy cơ hiệu ứng nhà kính, khiến Trái đất nóng lên, gây biến đổi khí hậu.
Không khí ngày càng ô nhiễm, người dân, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, những người có tiền sử bị bệnh hô hấp mạn tính đều đứng trước nỗi lo về sức khỏe. Nguy hiểm hơn khi nhiều ngày qua chỉ số AQI luôn ở mức KÉM (màu cam: 120 – 200 AQI). Ở mức này, người nhạy cảm hạn chế ra ngoài.
Làm gì để phòng tránh tác hại của ô nhiễm không khí?
Theo BS CKII Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương, với tình trạng không khí ô nhiễm như hiện nay, người dân, nhất là người già, trẻ nhỏ hoặc những người có tiền sử mắc bệnh về hô hấp mãn tính hay tim mạch, có xu hướng cần hít thở nhiều trong những ngày này nên hạn chế ra đường.
Nếu bất đắc dĩ có việc phải ra ngoài, người dân cần thực hiện những lưu ý sau:
- Đeo khẩu trang hoạt tính: Những loại khẩu trang này sẽ làm giảm số lượng các chất ô nhiễm hít phải, ngăn ngừa các vấn đề về hô hấp như: ngứa cổ họng, khó thở, thở khò khè, ho…
- Đeo kính để bảo vệ mắt, giảm tác hại của không khí ô nhiễm. Nhỏ dung dịch làm sạch và khử trùng mắt sau khi về nhà.
- Tránh lui tới những nơi có đông phương tiện qua lại, khu vực đông đúc, khu công nghiệp, gần đường cao tốc hoặc đường lớn.
- Nếu nhà ngay mặt đường, tránh mở cửa sổ phía ngoài đường. Nếu đó là cửa sổ duy nhất trong nhà, hãy mở khi thời tiết mát mẻ, trời tối, ít phương tiện qua lại.
- Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch bằng việc thường xuyên tập thể dục cũng như thay đổi chế độ ăn tốt cho sức khỏe. Tránh tập thể dục, hoạt động thể chất vào giờ cao điểm để hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
- Chú ý chế độ ăn uống với các loại thực phẩm giàu vitamin để giúp cơ thể tăng sức đề kháng, miễn dịch, hỗ trợ cơ thể dẻo dai có khả năng loại bỏ độc tố, chống lại bệnh tật.
Theo VTC
Tích tụ ruộng đất ở miền Bắc, phải tạo niềm tin cho dân
Đó là quan điểm của nhiều đại biểu tham dự hội thảo khoa học - thực tiễn "Tích tụ, tập trung ruộng đất và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ trong điều kiện mới" do tỉnh Hà Nam phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức mới đây.
"Cởi trói" cho nông nghiệp
Theo ông Vũ Văn Hà - Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, trong suốt hơn 33 năm tiến hành cuộc đổi mới, nhờ những cải cách trong quan hệ đất đai, nền nông nghiệp Việt Nam có bước phát triển quan trọng, từng bước bảo đảm an ninh lương thực cho đất nước, trở thành ngành kinh tế đóng góp ngày càng lớn cho xuất khẩu, không ngừng nâng cao đời sống người dân.
"Rõ ràng, chủ trương tích tụ ruộng đất, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp của Đảng và Nhà nước ta là hết sức đúng đắn, thực sự "cởi trói" cho nông nghiệp phát triển, đạt nhiều thành tựu cao với nhiều mô hình và phương thức thực hiện có hiệu quả, đóng góp tích cực cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp của Việt Nam" - ông Hà nói.
Theo ông Hà, đến thời điểm này có thể thấy các hình thức tích tụ, tập trung ruộng đất khá đa dạng, phong phú, góp phần mở rộng quy mô sản xuất cũng như thúc đẩy hình thành các hình thức tổ chức sản xuất mới trong nông nghiệp.
Việc tích tụ ruộng đất sẽ tạo điều kiện cho hình thành các các cánh đồng lớn. (ảnh tư liệu)
Đơn cử như nhờ việc dồn điền, đổi thửa nên diện tích bình quân một thửa đất sản xuất nông nghiệp tính chung cả nước đã tăng từ 1.619,7m2 (2011) lên 1.843,1m2 (2016), trong đó, đồng bằng Bắc Bộ tăng từ 489m2/thửa lên 604,4m2/thửa... Nhờ vậy, đất sản xuất nông nghiệp bớt nhỏ lẻ, manh mún, mô hình cánh đồng mẫu lớn xuất hiện và ngày càng được nhân rộng ở nhiều địa phương.
Dù đạt được nhiều thành quả, song theo ông Hà, thực tế triển khai tích tụ, tập trung ruộng đất ở nhiều địa phương đã xuất hiện không ít những vướng mắc trong chính sách, cũng như Luật Đất đai... cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời để việc tích tụ ruộng đất được tiến hành mạnh mẽ, đồng bộ, phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn.
GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay: Trên thực tế, tại nhiều địa phương như vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, tình trạng các hộ nông dân bỏ hoang đất nông nghiệp diễn ra khá phổ biến. Đáng nói, có tình trạng có nơi có đất nhưng không tham gia tập trung đất đai vì e ngại gặp phải rủi ro mất đất.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng chưa tổng kết lại các mô hình tích tụ, tập trung đất đai để đưa ra chính sách, hoàn chỉnh khung pháp luật nhằm đẩy nhanh tiến độ hình thành nông nghiệp quy mô, công nghệ cao, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất sản xuất nông nghiệp đang diễn ra.
Đảo đảm lợi ích cho người dân
Để tạo dựng được nền nông nghiệp hiện đại, GS Đặng Hùng Võ kiến nghị, Nhà nước nên sửa đổi, bổ sung pháp luật đất đai hướng tới tạo động lực cho phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao dựa trên mối quan hệ sản xuất nông nghiệp sao cho nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tạo công bằng trong tiếp cận đất nông nghiệp và thực hiện quản trị tốt đất nông nghiệp, sao cho bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích của các nông hộ nhỏ.
Đồng quan điểm với ông Võ, nhiều đại biểu cũng cho rằng, để việc tích tụ đất đai không làm cho nông dân mất đất, vừa bảo vệ được quyền lợi và lợi ích của các hộ nông dân nhỏ, chúng ta nên khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai đối với trường hợp các hộ nông dân thực sự không còn gắn với sản xuất nông nghiệp. "Mặt khác, cần giám sát chặt chẽ tình trạng nông dân ở thế yếu bị ép buộc chuyển nhượng đất đai cho các bên có thế mạnh..."- GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.
Hiến kế thêm, GS Đặng Hùng Võ cho rằng: Nhà nước nên có chính sách trợ giúp giao dịch quyền sử dụng đất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong trường hợp người sử dụng đất muốn giữ nhưng không có ý sử dụng đất.
Ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho hay: Hiện nay tại các tỉnh có nhiều hình thức tích tụ, tập trung đất đai nhưng theo tôi, về việc này các địa phương cần phải hết sức thận trọng và nên chọn một hình thức phù hợp nhất với thực tiễn thì mới phát huy hiệu quả.
"Đơn cử như hình thức chính quyền đứng ra thuê đất của dân cho doanh nghiệp tại Hà Nam, tôi thấy chưa thực sự phù hợp, một khi có vấn đề, vướng mắc gì xảy ra rất có thể chính quyền, cán bộ ở địa phương đó sẽ liên quan đến pháp lý và sẽ phải ra tòa để giải quyết" - ông Sửu nói.
Theo ông Sửu, để an toàn và tạo lòng tin cho người dân và doanh nghiệp tham gia vào tích tụ, tập trung đất đai, chính quyền chỉ nên tham gia vào khâu xác nhận khi người dân và doanh nghiệp tại nơi đó tham gia tích tụ đất đai như hiện nay Hà Nội đang triển khai làm rất hiệu quả.
Theo Danviet
Không khí Hà Nội trở lại ngưỡng kém, Thái Bình, Hải Phòng ô nhiễm nhất Bắc Bộ Nhiều điểm đo ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ sáng nay cho thấy, chỉ số chất lượng không khí ở ngưỡng kém. Nơi ô nhiễm nhất là Thái Bình, Hải Phòng. Việc đốt rơm rạ phát thải vào không khí nhiều chất ô nhiễm, đặc biệt là bụi mịn PM 2.5 Sau một ngày chất lượng không khí được cải thiện, sáng...