Vì sao khách mua nhà e ngại dự án phía Nam Hà Nội?
Dù giá cả thấp hơn so với các dự án phía Tây nhưng khách mua nhà vẫn tỏ ra khá dè dặt với các dự án ở phía Nam Hà Nội.
Tắc đường luôn là nỗi ám ảnh của người dân tham gia giao thông
Hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề môi giới bất động sản, anh Nam giám đốc một sàn bất động sản trên phố Minh Khai (Hai Bà Trưng) cho biết, so với các dự án phía Tây thì dự án phía Nam khó bán hơn. Theo anh Nam, khách hàng lo ngại không phải vấn đề chất lượng nhà, gần hay xa trung tâm mà vì cơ sở hạ tầng ở phía Nam chưa thể phát triển bằng phía Tây Hà Nội.
Sau một thời gian dài sôi động với hàng loạt dự án lớn, thị trường bất động sản phía Tây Hà Nội bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Thời điểm này, phía Nam Hà Nội lại trở nên sôi động hơn, minh chứng cho điều này là hàng loạt dự án chung cư cao tầng, khu đô thị cao cấp đua nhau mọc lên như: Time City, Star AD1 Lĩnh Nam, New Horizon City – 87 Lĩnh Nam, South Tower Hoàng Liệt, CT36 Định Công, Helios Tower – 75 Tam Trinh, Khu đô thị Gamuda, khu đô thị Linh Đàm …
Theo chuyên gia phân tích về bất động sản, trong mấy năm gần đây lượng dự án mở bán căn hộ ở phía Nam đang tăng cao, ở thời điểm năm 2015, các dự án phía Nam chiếm khoảng 48 đến 50% tổng lượng mở bán mới. Giá bán căn hộ giao động từ 14 triệu đến 24 triệu đồng/m2.
“Đây là mức giá khá thấp và phù hợp với mức thu nhập của nhiều cặp vợ chồng trẻ”, một chuyên gia nhận định.
Đối lập lại với sự phát triển ồ ạt của hàng loạt dự án bất động sản, cơ sở hạ tầng giao thông khu vực này lại khá ì ạch. Cho đến hiện tại, khu vực phía Nam mới chỉ đưa vào sử dụng một số dự án như: Time City, KĐT Định Công, một số tòa nhà ở KĐT Linh Đàm… Tuy nhiên mật độ dân cư tăng vọt dẫn đến tình trạng tắc đường diễn ra thường xuyên ở các tuyến đường phía Nam Hà Nội.
Ghi nhận của phóng viên Reatimes, thời gian gần đây, vào các khung giờ cao điểm, các tuyến đường như Đại La, Minh Khai, Tam Trinh, Trương Định, Định Công, thậm chí cả tuyến Vành đai 3 trên cao… cũng thường xuyên rơi vào tắc nghẽn. Nguyên nhân chính là do lượng người tham gia trên các tuyến đường này ngày một đông nhưng đường lại quá hẹp.
Video đang HOT
Dọc theo tuyến đường Tam Trinh, Lĩnh Nam rất nhiều dự án nhà cao tầng đã mọc lên nhưng đường vẫn rất hẹp
Tham khảo giá tại một sàn bất động sản trên phố Tam Trinh (Hoàng Mai), bà Tô Thị Lan Anh (trú quận Đống Đa) cho biết, sở dĩ bà chọn dự án ở phía Nam Hà Nội là vì giá các căn hộ ở khu vực này thấp hơn so với khu phía Tây và các quận trung tâm thành phố.
“Điều ám ảnh lớn nhất là tắc đường và bụi bặm. Như tuyến đường Lĩnh Nam và Tam Trinh, khoảng 2 đến 3 năm nữa nếu không được mở rộng chắc chắn tắc đường, xung đột giao thông sẽ thường xuyên diễn ra vì trên hai tuyến đường này mọc lên rất nhiều dự án chung cư cao tầng. Giá rẻ hơn nhưng nhìn vào hạ tầng giao thông tôi rất sợ”, bà Phương chia sẻ.
Theo kế hoạch, một số tuyến đường như Tam Trinh, Minh Khai, Đại La… sẽ được thành phố Hà Nội đầu tư mở rộng, nâng cấp. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong ngành bất động sản vẫn lo ngại vì không biết đến bao giờ các dự án nâng cấp,mở rộng ấy mới được thực hiện xong.
“Nếu hạ tầng giao thông được nâng cấp, đầu tư thì các dự án bất động sản phía Nam Hà Nội sẽ có điều kiện để phát triển sôi động, còn hạ tầng như hiện nay việc khách hàng lo ngại là đúng”, ông Nguyễn Văn Tiệp – Giám đốc sàn bất động sản ở Đền Lừ (Hoàng Mai) nhận định.
Theo_VietNamNet
Dự án thép 10 tỷ USD: Ký quỹ chứ đừng cam kết suông
Trước khi cam kết cung cấp đủ nước cho dự án thép Hoa SenCà Ná, Ninh Thuận cũng phải cam kết đảm bảo nước cho người dân.
Quan tâm đến cam kết của UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ cung cấp đủ nước cho Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen sản xuất thép, PGS.TSKH Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học-Kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang hoan nghênh lời cam kết của lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận nhưng ông cũng bày tỏ nỗi băn khoăn, mong chờ tỉnh nêu rõ cơ sở khoa học, công nghệ để thực hiện cam kết.
Vì thực tế tài nguyên nước của tỉnh không được dồi dào như các nơi khác, nếu không muốn nói nước đang là "của hiếm" cản trở Ninh Thuận đột phá phát triển.
PGS.TSKH Nguyễn Tác An
"Lời cam kết rất quan trọng, chỉ có điều cần lưu ý, nước là điều kiện môi trường, nhưng ở các tỉnh Nam Trung bộ, trong đó có Ninh Thuận, nước lại là yếu tố sinh thái, liên quan đến sự tồn vong của mỗi địa phương.
Các kết quả nghiên cứu về chỉ số và tần suất khô hạn ở Ninh Thuận đều có giá trị cảnh báo, tài nguyên nước rất hạn chế. Hiện chưa có công nghệ nào để làm ra nước với quy mô thương mại.
Thông thường, người ta cũng có thể dùng các giải pháp thủy lợi, điều chỉnh hệ thống sông suối, xây dựng hồ chứa nước cỡ lớn, hoặc cấp bách hơn thì lọc nước mặn thành nước ngọt nhưng đòi hỏi chi phí rất lớn và điều đó không rõ Ninh Thuận hiện nay có đủ tiềm lực không?
Nếu Ninh Thuận giải quyết được vấn đề nguồn nước thì có lẽ họ không cần làm thép cũng giàu. Tôi tin tưởng lời cam kết của UBND tỉnh Ninh Thuận nhưng cũng muốn biết làm sao để có được nguồn nước đó? Cơ sở nào để thực hiện lời hứa đó?
Mặt khác, ngay cả nước sản xuất, sinh hoạt của người dân Ninh Thuận hiện nay cũng chưa được dồi dào. Nếu đã hứa cung cấp nước cho dự án thép thì thiết nghĩ lãnh đạo tỉnh cũng cần lưu ý đảm bảo đủ nước cho người dân", PGS.TSKH Nguyễn Tác An nói.
Vị chuyên gia cũng lưu ý, công nghiệp thép là ngành ô nhiễm, các nước phát triển đã sớm nhận thức được điều đó và tiến hành di dời ngành công nghiệp này sang nước kém phát triển hơn, trong khi đó Việt Nam lại ít cảnh giác.
"Tôi đã nghe lãnh đạo Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen cam kết sẽ đảm bảo môi trường và nếu dự án gây ô nhiễm, doanh nghiệp này sẽ tự đóng cửa nhà máy và giao hết toàn bộ tài sản cho Nhà nước.
Nhưng để "làm tin", tốt nhất là Hoa Sen nên mạnh tay, ký quỹ bảo hiểm môi trường và gởi ngay cho Ninh Thuận kinh phí dự phòng, bằng khoảng 30-40% tổng vốn đầu tư để phòng các sự cố. Nếu không có kinh phí dự phòng thì mọi người đều cho đó cũng chỉ là những lời nói.
Năm 1986, vụ tai nạn tại nhà máy điện Chernobyl (Ukraine) đã gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới và dẫu có bao nhiêu tiền của cũng không giải quyết hết được hậu quả của nó. Ở đây không còn là vấn đề tiền bạc mà phải xem xét ở góc độ tính thực tiễn.
Việt Nam làm thép là do nhu cầu phát triển cần nhưng nhiều chuyên gia kinh tế cũng như trong ngành thép đã khẳng định, hiện nay đối với Việt Nam, thép không còn là vấn đề bức xúc, thậm chí Việt Nam đã thừa thép, trong khi vấn đề môi trường khi làm thép lại khiến người dân không yên.
Bao giờ khi động chạm đến môi trường người ta cũng phải giải quyết bằng khâu công nghệ, kỹ thuật, tư duy chứ không ai đem tiền ra thách thức môi trường. Bởi thế, về mặt chiến lược phải hết sức cân nhắc và thận trọng.
Mọi người đều hiểu, phát triển thì ít nhiều gì cũng có tác động đến môi trường. Các quốc gia công nghiệp đều cân nhắc, chọn lựa thận trọng các giải pháp phát triển và quản lý phát triển, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội.
Đã đến lúc Ninh Thuận và Nhà nước cần đặt ra vấn đề thông báo rộng rãi các thông tin quản lý phát triển, các giải pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ an sinh xã hội, nhất là tác động của công nghiệp làm thép, việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, vấn đề an sinh xã hội và các giải pháp xử lý, quản lý...", Phó Chủ tịch Hội Khoa học-Kỹ thuật biển Việt Nam nhấn mạnh.
Ông cho biết, Việt Nam đã có bài học Formosa và sau thảm họa môi trường nghiêm trọng do nhà máy này gây ra, hậu quả của nó vẫn chưa thể giải quyết hết. Do đó, Nhà nước và Ninh Thuận cân nhắc lợi hại mọi nhẽ trước khi chọn lựa và quyết định.
"Việt Nam đã có nhiều tỉnh từ chối dự án thép cách đây cả chục năm như Đà Nẵng, Khánh Hòa và đó là sự từ chối khôn ngoan. Tốt nhất Ninh Thuận nên lấy ý kiến xem người dân đồng ý lấy thép hay lấy nước", ông An gợi ý.
Theo_Báo Đất Việt
Luật Kinh doanh BĐS không bảo vệ được người mua nhà Nhiều chủ đầu tư vẫn vô tư "xé rào" hoặc lách luật để huy động vốn trái luật từ người mua nhà. Rủi ro, đương nhiên thuộc về khách hàng. Hậu quả nhãn tiền Thị trường bất động sản (BĐS) những ngày qua "nóng" với sự kiện chủ đầu tư Sacomreal xé rào huy động đến 55% giá trị căn hộ khi chưa...