Vì sao IS không thiếu tiền bạc?
Các cơ quan tình báo Mỹ cho rằng tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng là một trong những tổ chức khủng bố nhiều tiền bạc nhất, với thu nhập không dưới 3 triệu USD/ngày.
Chính vì thế, tổ chức khét tiếng tàn bạo này luôn dư sức để trang bị vũ khí đến tận răng và trả lương cho hàng nghìn chiến binh địa phương và nước ngoài gia nhập hàng ngũ của chúng. Không chỉ trả lương cho những người tham chiến, tổ chức khủng bố này còn trả tiền trợ cấp đều đặn cho gia đình của các chiến binh đã bị chết và cấp tiền cho thân nhân những người bị đối phương bắt giữ. Vậy số tiền chi lớn như vậy, theo đánh giá các chuyên gia, phải tới hàng tỷ USD, IS lấy từ đâu?
IS có thể đã bỏ túi khoảng 36 triệu USD bằng cách bán các cổ vật ở thành phố cổ Palmyra, Syria. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trước hết, IS có thể dựa vào tiền của những người giàu có, lại có cảm tình với chúng và quyết tâm ủng hộ các nhóm cấp tiến Hồi giáo chiến đấu chống lại Tổng thống Syria Bashar Al – Assad. Được biết, một phần đáng kể số tiền của IS đến từ các nước Arập vùng Vịnh như Qatar, Saudi Arabia, Kuweit. Trên thực tế, về mặt chính thức, các nước vùng Vịnh tài trợ các nhóm thánh chiến như mặt trận Al – Nusra, Jaich Al – Islam, Ahrar Al – Sham và Liwa Al – Tawhid, nhưng một số chiến binh của các nhóm vũ trang này đã gia nhập IS, nên không ít tiền bạc từ vùng Vịnh được chuyển cho IS. Chính vì thế, phương Tây luôn buộc tội các nước vùng Vịnh đã tài trợ gián tiếp cho bọn khủng bố thuộc IS đang nghênh chiến với liên minh phương Tây do Mỹ cầm đầu.
Tuy nhiên, các khoản tiền tài trợ của các nước vùng Vịnh chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong toàn bộ nguồn tài chính của tổ chức khủng bố này. Để có được nhiều tiền bạc như vậy, IS tập trung khai thác tối đa nguồn tài nguyên tại những nơi chúng đang chiếm giữ ở cả Iraq lẫn Syria. Trước hết, chúng khai thác nguồn dầu lửa rất dồi dào tại những địa danh đang nằm dưới quyền kiểm soát của chúng, và có thể nói đây mới là nguồn thu nhập chính của IS.
Video đang HOT
Hiện IS đang là chủ của hầu như tất cả các mỏ dầu và khí đốt ở Syria, nắm giữ khoảng 60% sản lượng dầu của Syria và gần 10% sản lượng dầu của Iraq. IS sản xuất tới 40.000 thùng dầu/ngày, mang lại cho chúng khoảng 1,2 triệu USD. Tuy nhiên, đấy chỉ là những số liệu do IS công khai, trong khi đó, nhiều nguồn tin tại chỗ nói rằng sản lượng dầu khai thác mỗi ngày của IS phải lên tới 90.000 thùng, và thu về không dưới 2,7 triệu USD/ngày. IS bán trực tiếp ra chợ đen hoặc sang các nước láng giềng và các “bạn hàng bí ẩn”.
Cướp ngân hàng và các cơ sở quân sự ở Iraq và Syria cũng là một nguồn thu khác của tổ chức khủng bố này. Hàng triệu USD tiền mặt cướp được từ ngân hàng, và vô số các thiết bị, hàng tiêu dùng đã được các chiến binh IS ăn cắp tại các cơ sở quân sự, dân sự của các cấp chính quyền bỏ trống, sau khi các chủ nhân tháo chạy để thoát thân.
Một nguồn thu khác của IS là hoạt động quyên góp tiền, và chúng làm việc này chẳng khác gì bọn mafia. Còn nữa, hoạt động đánh cắp và buôn bán đồ cổ cũng mang lại một nguồn tài chính không nhỏ cho tổ chức khủng bố này. Ở Syria, IS có thể đã bỏ túi khoảng 36 triệu USD bằng cách bán các cổ vật có từ lâu đời mà chúng chiếm được tại những nơi chúng đang chiếm đóng, nhất là thành phố cổ Palmyra (tên Arập là Tadmor). Ngoài ra, IS cũng có nguồn thu không nhỏ từ nông nghiệp, vì chúng đang nắm trong tay khoảng 40% sản lượng lúa mì và 53% sản lượng đại mạch ở Iraq.
Một nguồn khác nữa là thu nhập từ tiền thuế của người dân, và thậm chí của các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế… ở các vùng lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của tổ chức này. Các nhà buôn cũng thường bị các tay súng của IS tống tiền. Nguồn tiền nữa là từ các kiểu buôn bán bất hợp pháp khác nhau, mà nhiều nhất trong số đó là buôn người. Nhiều nhân chứng cho biết việc IS bán lại các phụ nữ và trẻ em bị bắt cóc cho những tay buôn người, hoặc đòi gia đình họ phải trả tiền chuộc, cũng mang về nguồn thu kha khá cho IS. Theo số liệu được công bố trên kênh truyền hình NBC của Mỹ, một số chính phủ đã phải trả tiền chuộc cho tổ chức này, với số tiền mỗi vụ lên tới 7 con số để các công dân của họ được trả tự do khỏi nơi giam hãm của IS.
Theo Phạm Phú Phúc ( theo tờ “Trung Đông”)
baotintuc.vn
Trung Quốc "không tha" cả Nam Cực
Nguồn tài nguyên năng lượng, khoáng sản được xem là lý do chính khiến Bắc Kinh đầu tư mạnh ở Nam Cực
Kể từ khi lên nắm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thường xuyên có những chuyến công du khắp thế giới, từ châu Âu cho đến các đảo quốc xa xôi ở Thái Bình Dương và Caribe. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi ông Tập đặt chân đến TP Hobart ở bang Tasmania - Úc vào tháng 11 năm ngoái để mở đường cho nỗ lực tăng cường hiện diện ở Nam Cực cách đó hơn 3.000 km về phía Nam.
Đứng trên tàu phá băng Tuyết Long có chở theo các nhà khoa học Trung Quốc ở Hobart, ông Tập hùng hồn tuyên bố Bắc Kinh sẽ có mặt nhiều hơn ở Nam Cực, một trong số ít nơi trên trái đất vẫn chưa có sự khai phá của con người nhưng lại có nguồn dầu khí và khoáng sản phong phú, hải sản giàu protein cùng nguồn nước sạch. Bằng chứng cho tuyên bố này là việc Trung Quốc ký với Úc một thỏa thuận 5 năm, cho phép tàu và trong tương lai là máy bay của Bắc Kinh được tiếp nhiên liệu và thực phẩm ở Hobart trước khi đến Nam Cực.
Một trạm nghiên cứu khoa học của Trung Quốc ở Nam Cực (Ảnh: China Daily)
Trong số 52 quốc gia ký Hiệp ước Nam Cực vào năm 1959, Trung Quốc hiện là nước đầu tư mạnh tay nhất cho hoạt động nghiên cứu ở khu vực này. Theo báoThe New York Times hôm 4-5, Bắc Kinh đã cho khánh thành trạm nghiên cứu thứ 4 ở đó vào năm ngoái, đồng thời chọn địa điểm để xây trạm thứ 5 (so với 6 của Mỹ và 3 của Úc). Nước này còn đầu tư đóng tàu phá băng thứ hai (trị giá 300 triệu USD) và mua máy bay, trực thăng hoạt động trong môi trường băng giá. Không những thế, một công ty Trung Quốc hồi tháng 4 tuyên bố mở rộng phạm vi đánh cá đến Nam Cực.
Lo lắng là tâm trạng chung của cộng đồng quốc tế trước những bước đi nói trên của Trung Quốc, nhất là khi Hiệp ước Nam Cực hết hiệu lực vào năm 2048. Hiệp ước này cấm hoạt động quân sự tại Nam Cực nhằm bảo tồn khu vực này. Ngoài ra, một hiệp ước liên quan còn cấm khai thác mỏ ở đó.
Theo các chuyên gia Mỹ và Trung Quốc, chuyến thăm Hobart của ông Tập Cận Bình là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị khai thác nguồn tài nguyên tiềm năng của Nam Cực sau năm 2048 hoặc sớm hơn (trong trường hợp hiệp ước bị "xé bỏ" trước hạn). "Cho đến giờ, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu khoa học nhưng sự quan tâm về vấn đề an ninh tài nguyên đang gia tăng" - ông Dương Huệ Căn, Giám đốc Viện Nghiên cứu vùng cực Trung Quốc, cho biết. Viện này gần đây đã lập một bộ phận chuyên nghiên cứu về tài nguyên, luật pháp, địa chính trị, quản lý tại châu Đại Dương và Nam Cực.
Bà Anne-Marie Brady, giáo sư khoa học chính trị tại Trường ĐH Canterbury (New Zealand), cho biết các nhà khoa học Trung Quốc tin rằng họ có cơ may tìm thấy nguồn năng lượng và khoáng sản ở gần địa điểm này. Theo bà Brady, dù chưa ai dám chắc về ý đồ thực sự của Trung Quốc ở Nam Cực nhưng đó có thể là tài nguyên. "Việc bảo đảm một nguồn cung năng lượng, lương thực lâu dài tác động không nhỏ đến chính sách của Trung Quốc" - ông Peter Jennings, Giám đốc Viện Chính sách chiến lược Úc, nói với báo The New York Times.Do chủ quyền tại Nam Cực không rõ ràng nên các nước đang tìm cách củng cố tuyên bố chủ quyền ở đó bằng cách xây trạm nghiên cứu và đặt tên các vị trí địa lý. Trạm nghiên cứu thứ 5 của Trung Quốc dự kiến đặt trên đảo Inexpressible.
Ồ ạt di cư đến Mỹ
Một cuộc nghiên cứu mới của Cục Điều tra dân số Mỹ ghi nhận làn sóng người Trung Quốc di cư sang nước này tăng mạnh trong những năm gần đây. Theo kết quả nghiên cứu, khoảng 147.000 người Trung Quốc đã di cư sang Mỹ trong năm 2013, kế đến là Ấn Độ (129.000 người) và Mexico (125.000 người). Lý giải cho kết quả nói trên, báo The Wall Street Journal cho rằng ngày càng có nhiều người Trung Quốc và Ấn Độ đến Mỹ học tập, làm việc hoặc đoàn tụ với người thân. Trái lại, làn sóng người di cư từ Mexico giảm phần lớn do tình hình kinh tế trong nước khởi sắc trong lúc tỉ lệ sinh sụt giảm.
Hoàng Phương
Theo_Người lao động
Bí ẩn 2 nam giới cải trang đột kích trụ sở tình báo Mỹ Thông tin từ giới chức Mỹ cho biết, cảnh sát đã tìm thấy vũ khí và ma túy trên chiếc xe được hai nam giới giả gái điều khiển xâm nhập khu vực trụ sở Cơ quan an ninh quốc gia (NSA). Tuy vậy, có vẻ những người này không biết mình đang vào khu vực cấm. Hình ảnh hiện trường vụ xâm...