Vì sao IoT chưa thể ‘cất cánh’ như dự đoán
IoT là một công nghệ tiên tiến nhưng lại được triển khai khá chậm chạp vì nhiều khó khăn gặp phải như chi phí đầu tư, thời gian, nhân lực.
Chúng ta đang sống trong thời đại kĩ thuật số, xu hướng công nghệ thay đổi và phát triển rất nhanh. Một trong số đó chính là lĩnh vực Internet vạn vật (IoT).
Các dự án ứng dụng IoT vào sản xuất đang được triển khai chậm chạp
Tuy nhiên, tốc độ xâm nhập của IoT vào cuộc sống lại tỏ ra khá chậm chạp. Dưới đây là ý kiến của ReadWrite về những lý do cản trợ sự phát triển của IoT.
Tốn nhiều thời gian và tiền bạc
Khi công nghệ mới xuất hiện, các công ty, đặc biệt là công ty lớn luôn chạy đua để trở thành người đầu tiên ứng dụng, phát triển công nghệ nhằm đạt được kết quả cao hơn trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
Nhưng với IoT, muốn công nghệ này thực sự đi vào cuộc sống thì kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng phải có khả năng ứng dụng vào việc kinh doanh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, IoT lại có giá thành không hề rẻ. Phần lớn các công ty không sẵn sàng đầu tư tài chính cho các dự án như vậy. Ngay cả khi không bận tâm đến chi phí, thời gian cũng lại là một vấn đề khác.
Doanh nghiệp sẽ mất một khoản thời gian không hề ngắn để tìm hiểu cách phát triển IoT vì nó không đơn giản. Nếu có điều gì mà các doanh nghiệp không thể bỏ ra, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, thì chắc chắn là thời gian.
Khó nhận ra lợi ích
Một điều mà các công ty đều làm chính là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của họ. Đây chính là yếu tố tiên quyết nếu muốn thành công. Khi nói đến IoT, vẫn còn rất thiếu các mô hình thành công với công nghệ này ở các doanh nghiệp nhỏ.
Mọi người có thể kể những điều tuyệt vời về IoT nhưng lại khó đưa ra bằng chứng cụ thể về việc ứng dụng thành công nó, mang lại lợi ích thực sự.
Thiếu các tiêu chuẩn chung
Hiện tại chưa có một tiêu chuẩn thống nhất nào dành cho dự án IoT. Vì vậy nếu một doanh nghiệp có ý định sử dụng thiết bị IoT để tạo ra sản phẩm, họ sẽ phải cân nhắc vấn đề này.
Cần phải có tiêu chuẩn chung cho IoT.
Tại sao cần phải có tiêu chuẩn chung? Bởi vì với công nghệ IoT, các thiết bị cần phải kết nối với nhau thông qua Internet. Chúng sẽ không thể liên lạc nếu hoạt động trên những tiêu chuẩn khác nhau.
Đó là lý do cần phải tạo ra các chuẩn mực, thậm chí về lâu về dài, cần phải tạo ra một hệ sinh thái hoàn chỉnh.
Thiếu các chuyên gia hàng đầu
Trong các lĩnh vực đã phát triển, có một nguồn nhân lực khổng lồ tham gia hoạt động. Chẳng hạn như Inernet, hàng triệu nhà phát triển, thiết kế web đang làm việc hàng ngày, hàng giờ. Điều đó giúp cho công nghệ web phát triển nhanh chóng, dễ dàng tham gia, nắm bắt.
IoT là công nghệ mới, số lượng chuyên gia trong lĩnh vực này rất ít. Đây là lĩnh vực khó nắm bắt, tìm hiểu, vì vậy rất ít người mạo hiểm vào việc phát triển dự án.
Sự hạn chế trong nhân sự dẫn đến số lượng chuyên gia cao cấp càng hiếm hoi hơn, từ đó tác động ngược trở lại đối với chi phí và thời gian thực hiện dự án như đã nói ở trên.
Với những lý do này, quá trình phát triển Internet vạn vật ở phạm vi toàn cầu sẽ còn phải mất thêm một khoảng thời gian đáng kể nữa.
Theo Báo Mới
Màn ra mắt hoành tráng của Call of Duty: Black Ops 4 chưa thể hơn PUBG như dự đoán
Call of Duty: Black Ops 4 - tựa game được cho là PUBG-killer chưa cho thấy sự ảnh hưởng đáng kể đến "người đàn anh" trong thể loại Battle Royale.
Chế độ Blackout của Call of Duty: Black Ops 4 là sản phẩm triple-A đầu tiên khai thác thể loại Battle Royale, và bạn có thể đã thấy qua một vài dự đoán cho rằng nó sẽ cạnh tranh sòng phẳng, thậm chí "bắn hạ" PlayerUnknown's Battlegrounds. Nhưng hóa ra, tựa game nhà Bluehole/PUBG Corp không bị ảnh hưởng quá tiêu cực trước sự kiện này, ít nhất là trên PC.
Nói ngắn gọn: Ở thời điểm ra mắt Black Ops 4, số lượng người chơi PUBG đã không bị giảm nhiều như dự đoán. PUBG vẫn đang có xu hướng đi xuống kể từ khi đạt đỉnh CCU vào tháng 1, và trong khi xu hướng đó vẫn tiếp tục trong tuần qua thì không có sự khác biệt đáng kể kể từ khi Activision ra mắt phiên bản Call of Duty mới. PUBG chỉ mất thêm 4% (khoảng 24k) số game thủ cuối tuần qua so với tuần trước, và sự sụt giảm đó thực sự còn thấp hơn những tuần trước.
Cần lưu ý rằng phần lớn người chơi PUBG đền từ Trung Quốc. Biểu đồ Steam Charts cho thấy rằng các đỉnh cao nhất hàng ngày đến từ các khung giờ vàng ở châu Á, rồi từ từ giảm khi châu Âu và Bắc Mỹ bắt đầu bước vào buổi tối - thời điểm mà hầu hết các trò chơi đạt số lượng CCU đông đảo nhất.
Tuy Call of Duty chưa ảnh hưởng lớn đến lượng người dùng cơ sở của PUBG, nhưng sẽ rất thú vị để xem tình hình có thay đổi trong thời gian tới hay không. Hiện Call of Duty Black Ops 4 đang được tích cực quảng bá bởi các streamer hàng đầu như Ninja, Shroud và Dr Disrespect và giúp Black Ops 4 đè bẹp bản Call of Duty: WWII năm ngoái trên Twitch với mức đỉnh cao hơn 367 nghìn người xem.
Theo PCGamesN
Chuyến bay dài nhất thế giới cất cánh Trải qua gần 19 giờ trên máy bay có thể là cơn ác mộng đối với một số người, nhưng khi chuyến bay SQ22 của Singapore Airlines cất cánh từ sân bay Changi đến sân bay Newark Liberty ở New York, đó là một giấc mơ của nhiều người khác. Chuyến bay kỷ lục, với Airbus A350-900ULR hoàn toàn mới, cất cánh từ...