Vì sao Indonesia ưu tiên vaccine COVID-19 cho đối tượng lao động thay vì người cao tuổi?
Chính phủ Indonesia dự kiến ưu tiên chủng ngừa COVID-19 cho người trong độ tuổi lao động thay vì người cao tuổi, nhằm nhanh chóng đạt miễn dịch cộng đồng và khôi phục kinh tế nước nhà.
Một container chứa vaccine ngừa COVID-19 của Sinovac được chuyển đến sân bay quốc tế Soekarno-Hatta gần Jakarta ngày 6/12/2020. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, Indonesia sẽ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho những người trưởng thành trong độ tuổi lao động ngày sau khi hoàn thành tiêm cho các nhân viên y tế tuyến đầu và nhân viên công vụ.
Trong khi đó, tại một số quốc gia trước đó đã triển khai tiêm chủng như Mỹ và Anh, chính phủ những nước này lựa chọn ưu tiên người cao tuổi, vì cho rằng họ thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao.
Theo lời giải thích của các quan chức Indonesia, loại vaccine mà nước này sử dụng cho đợt tiêm chủng hàng loạt sắp tới là vaccine của hãng dược phẩm nhà nước Trung Quốc Sinovac Biotech.
Vaccine này hiện chưa có đủ dữ liệu để chứng minh tính hiệu quả đối với người cao tuổi, do các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng trước đó đều trong độ tuổi từ 18 đến 59.
Video đang HOT
“Chúng tôi không chạy theo xu hướng”, Siti Nadia Tarmizi – một quan chức cấp cao của Bộ Y tế – cho biết thêm giới chức sẽ chờ các khuyến nghị từ các cơ quan phê duyệt vaccine và dược phẩm để quyết định kế hoạch tiêm chủng cho người cao tuổi.
Indonesia trước đó đạt thỏa thuận mua 125,5 triệu liều vaccine CoronaVac của Sinovac. Ba triệu liều vaccine đầu tiên đã được vận chuyển vào quốc gia. Trong khi đó, lô vaccine Pfizer đầu tiên mà Indonesia sẽ nhận được là vào quý III năm nay, còn vaccine của AstraZeneca sẽ được phân phối vào quý II. Cả hai loại vaccine này đều được Anh và Mỹ cấp phép tiêm cho người cao tuổi.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Surabaya, Indonesia, ngày 8/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
“Tôi không nghĩ ai có thể lên mặt khi nói rằng cách tiếp cận nào mới là đúng đắn”, Peter Collignon, Giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Quốc gia Australia, cho biết thêm chiến lược của Indonesia có thể làm chậm sự lây lan của dịch bệnh mặc dù nó có thể không tác động đến tỷ lệ tử vong. “Indonesia làm điều đó khác biệt với Mỹ và châu Âu. Chiến lược của họ cũng sẽ cho chúng ta thấy mức độ tác động đến đâu, nhưng tôi nghĩ rằng tại thời điểm hiện tại, không một ai biết câu trả lời”.
Giáo sư Dale Fisher làm việc trong Đại học Y Yong Loo Lin thuộc Đại học Quốc gia Singapore chia sẻ ông hiểu nguyên do dẫn tới cách tiếp cận khác biệt của Indonesia.
“Những người trẻ trong độ tuổi lao động thường năng nổ hơn, hoạt động xã hội và di chuyển nhiều hơn. Chính vì vậy, chiến lược này có thể làm giảm tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng nếu so với việc tiêm vaccine cho người cao tuổi. Tất nhiên, người cao tuổi thì có nguy cơ gặp bệnh nặng và tử vong cao hơn, nên tiêm cho nhóm đối tượng này cũng không sai. Tôi thấy cả hai chiến lược đều hợp lý”, Giáo sư Dale lý giải.
Bằng chiến lược tiêm phòng cho các nhóm đối tượng hoạt động xã hội và kinh tế, các quan chức Indonesia hy vọng chính phủ có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng.
Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết nước này cần tiêm vaccine cho 181,5 triệu người trong độ tuổi lao động, tương đương khoảng 67% dân số. Để đạt được miễn dịch cộng đồng, nước này cần gần 427 triệu liều vaccine trong trường hợp mỗi người được tiêm hai mũi và thêm 15% tỷ lệ hao phí.
Không chỉ vậy, các nhà kinh tế học cũng cho rằng chương trình tiêm chủng thành công cho khoảng 100 triệu người sẽ giúp khôi phục nền kinh tế Indonesia, vì các hoạt động kinh tế như chi tiêu hay sản xuất sẽ nối lại như bình thường.
Faisal Rachman, chuyên gia kinh tế của ngân hàng Mandiri, cho rằng nhóm người trong độ tuổi 18-59 có nhu cầu tiêu dùng cao hơn các nhóm khác. “Họ có thể thúc đẩy phục hồi kinh tế nhanh hơn vì tiêu dùng gia đình đóng góp hơn 50% cho nền kinh tế Indonesia”, chuyên gia nhậ định.
Đại dịch COVID-19 đã đẩy Indonesia – nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á – rơi vào cuộc suy thoái đầu tiên trong hơn hai thập kỷ, với chính phủ ước tính mức suy thoái là 2,2% vào năm 2020.
Indonesia sẽ cung cấp vaccine phòng Covid-19 miễn phí cho công dân
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm nay (16/12) cho biết Indonesia sẽ cung cấp vaccine phòng Covid-19 miễn phí cho công dân khi quốc gia đông dân thứ 4 này bắt đầu chương trình tiêm chủng.
Indonesia nhận lô vaccine đầu tiên khoảng 1,2 triệu liều từ công ty dược Sinovac của Trung Quốc vào đầu tháng 12, nhưng đang chờ cơ quan quản lý dược cấp phép cho sử dụng khẩn cấp.
Thêm 1,8 triệu liều sẽ được giao trong tháng 1/2021. Chính phủ Indonesia trước đó tuyên bố các nhân viên y tế tại Java và Bali sẽ được ưu tiên tiêm phòng. Tổng thống Indonesia tuyên bố, sau khi tham vấn các ý kiến và cân đối tài chính ngân sách, chính phủ quyết định miễn phí tiêm phòng cho công dân.
Indonesia thử nghiệm vaccine Covid-19 tại Bandung. (Ảnh: Antara)
Quyết định được đưa ra khi đất nước 270 triệu dân đối mặt với tình trạng bùng phát dịch và sau khi các chiến dịch mạng xã hội kêu gọi nhà chức trách cấp vaccine miễn phí. Tổng thống Indonesia tuyên bố ông sẽ nhận mũi tiêm đầu tiên nhằm tái đảm bảo với người dân về sự an toàn của vaccine.
Tổng thống Joko Widodo không nói rõ loại vaccine ông sẽ tiêm nhưng giai đoạn thử nghiệm thứ 3 vaccine CoronaVac của hãng Sinovac đang được tiến hành trên 1.620 tình nguyện viên tại thành phố Bandung (Tây Java) nhưng kết quả chưa được công bố.
Tới nay Indonesia đã có hơn 629.000 ca mắc, 19.000 ca tử vong, cao nhất Đông Nam Á. Nước này cố gắng đảm bảo có 246,6 triệu liều vaccine và đang đàm phán với nhiều hãng như Pfizer, AstraZeneca và chương trình vaccine toàn cầu COVAX./.
Công ty dược Indonesia vội vã rút tuyên bố vaccine Trung Quốc hiệu quả 97% Công ty dược của Indonesia cho biết hiệu quả vaccine COVID-19 do Trung Quốc sản xuất vẫn chưa thể xác định dù trước đó khẳng định vaccine này có hiệu quả tới 97%. Trong tuyên bố đưa ra vào tối muộn 8/12, Bio Farma cho biết báo cáo tạm thời về thử nghiệm giai đoạn 3 của vaccine COVID-19 do công ty Trung...