Vì sao HLV ngoại thường thất bại ở V-League?
HLV Fabio Lopez là HLV ngoại thứ 16 không thể trụ nổi một mùa ở V-League, trên tổng số 23 người từng đến Việt Nam làm việc.
HLV Fabio Lopez vừa chia tay Thanh Hóa sau 3 trận toàn thua ở V-League. Được mang về với nhiệm vụ cải thiện thành tích cho đội bóng xứ Thanh (xếp áp chót mùa trước), nhưng chiến lược gia Italy thất bại hoàn toàn. Thanh Hóa là một trong hai đội toàn thua ở V-League, vẫn xếp áp chót.
Trát sa thải cho Lopez được giới chuyên môn nhận định là sớm hay muộn, nhưng Lopez không đơn độc. Từ năm 2010, 23 chuyên gia người nước ngoài đến Việt Nam dẫn dắt các đội V-League, có tới 16 người không thể trụ lại quá một mùa.
HLV Lopez sớm bị sa thải sau 3 vòng.
Ngoài Lopez, V-League mùa này còn có hai chiến tướng ngoại quốc là Lee Tae Hoon và Chung Hae Seong. Chỉ có ông Chung là chắc ghế, còn Lee Tae Hoon có nguy cơ bị sa thải khi HAGL khởi đầu tệ hại. Sau dịch COVID-19, đội bóng phố Núi toàn thua, chưa ghi được bàn nào.
Tại sao các HLV ngoại thường sớm bật bãi ở V-League?
Bất đồng văn hóa
“ Con người HLV Lopez cũng tốt nhưng do bất đồng ngôn ngữ và chưa hiểu hết văn hóa Việt Nam nên có những mâu thuẫn“, ông chủ Nguyễn Văn Đệ của Thanh Hóa chia sẻ với VTC News về HLV Lopez.
Một chuyên gia ngoại khác là Daniel Enriquez, cựu GĐĐH của Hà Nội FC, cũng thất bại với lý do được giới lãnh đạo CLB giải thích là do “ chưa hiểu hết văn hóa Việt Nam“. Với các chuyên gia ngoại, hầu hết đều có phiên dịch viên riêng khi sang Việt Nam làm việc. Rào cản ngôn ngữ có thể xóa nhòa, nhưng rào cản văn hóa thì khác.
Bóng đá Việt Nam vẫn chưa tiếp cận chuẩn chuyên nghiệp của thế giới, yếu tố mà thành công của tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang Seo không thể khỏa lấp. Ở nhiều CLB, sự thiếu chuyên nghiệp thể hiện từ phòng thay đồ đến mặt cỏ. Nếp sinh hoạt của cầu thủ Việt cũng có nét khác biệt so với các nền bóng đá tiên tiến.
Để thành công, HLV cần có hai yếu tố. Hoặc thỏa hiệp, khéo léo kết hợp giữa mới và cái cũ, hoặc áp đặt cái mới hoàn toàn, dựa trên sự ủng hộ tuyệt đối của ban lãnh đạo và đồng lòng của cầu thủ.
Chung Hae Seong vừa quyết đoán, vừa khéo léo khi cần.
Thành công của HLV Ljupko Petrovic (FLC Thanh Hóa) và HLV Chung Hae Seong (CLB TP.HCM) là minh chứng rõ nhất cho điều này, khi cả hai được tạo điều kiện để thực hiện cách mạng.
“ Bóng đá là bóng đá, ở đâu cũng vậy thôi“, ông Enriquez nói với VTC News. Khi tất cả nhất trí với phương pháp làm việc mới, cùng thay đổi tư duy theo định hướng do chuyên gia ngoại vạch ra, rào cản văn hóa sẽ không còn là vấn đề.
Tất nhiên, các HLV cũng cần mềm mỏng, nhập gia tùy tục, không thỏa hiệp, nhưng phải hiểu rõ đặc tính cầu thủ Việt Nam để ứng xử phù hợp.
HLV Toshiya Miura hai lần thất bại bởi phương pháp tập luyện có phần hà khắc kiểu Đức cổ điển, HLV Lopez áp dụng cách tập riêng, không giống ai, còn GĐĐH Enriquez mất thiện cảm khi nóng lòng muốn cải tổ toàn diện một cỗ máy chiến thắng như Hà Nội FC.
Video: HLV Park Hang Seo cần mẫn đi tuyển quân
Không có cái uy
Người hâm mộ Thanh Hóa khó quên HLV Petrovic từng… đấm Omar khi cầu thủ người Senegal cư xử không đúng mực.
Ở Thanh Hóa, “bố già” Petrovic có uy quyền tuyệt đối, nhờ tiếng tăm trong quá khứ (vô địch Champions League cùng Sao Đỏ Belgrade) lẫn cá tính mạnh. Petrovic được trao quyền lực chuyên môn, do đó, rất ít người dám “bật” lại ông, dù Thanh Hóa khi ấy sở hữu không ít ngôi sao ngổ ngáo.
HLV Henrique Calisto của Đồng Tâm Long An cũng thành công nhờ cái uy với cầu thủ, hay Chung Hae Seong được các cầu thủ CLB TP.HCM vị nể, nhất quyết tuân theo.
HLV Calisto (phải) được cầu thủ nể trọng.
Khi Zlatan Ibrahimovic hỏi HLV Fabio Capello, rằng làm thế nào để ông có được sự nể trọng từ cầu thủ, Capello trả lời: “ Không thứ gì tự nhiên mà có. Tôi phải đứng lên để giành giật nó“. Với các HLV, uy quyền không tự sinh ra. Họ phải chiến đấu giành giật điều đó từ cầu thủ.
Có ba cách để HLV được cầu thủ nể trọng. Một là quá khứ hào hùng, hai là được BLĐ trọng vọng, tin tưởng, ba là có cá tính đủ lớn để trấn áp những kẻ cứng đầu. Hầu hết chuyên gia ngoại làm việc ở Việt Nam đều không có đủ những yếu tố này.
Áp lực thành tích
Không dễ để HLV ngoại lập tức tạo dấu ấn tại CLB mới. Để thành công, họ cần thời gian xây nền móng, định hình triết lý, chờ đợi phương pháp huấn luyện “ngấm” vào từng cầu thủ. Tuy nhiên, các ông chủ hiếm khi kiên nhẫn với HLV ngoại.
Áp lực thành tích khiến các HLV ngoại có rất ít thời gian chứng tỏ.
Cái mác quốc tế, cộng với mức lương cao và kỳ vọng nhiều buộc HLV ngoại phải thành công thật nhanh. Khi thất bại, họ sẽ bị soi mói, chỉ trích rất nhiều. HLV Lopez mất ghế chỉ sau 3 trận là một ví dụ.
HLV Marian Mihail cũng “bay ghế” sau khởi đầu không tốt ở Thanh Hóa. CLB Viettel cũng sa thải HLV Lee Heung Sil sau giai đoạn lượt đi. Nếu họ là HLV nội, sự kiên nhẫn có thể đã nhiều hơn.
Hầu hết các HLV ngoại ra đi khi họ còn chưa áp dụng được kế hoạch. Ở V-League, các CLB luôn đòi hỏi phải có thành tích ngay lập tức. Không có thời gian để “xây móng”. Chính sách sử dụng tiền đạo ngoại hay lối chơi phất dài cho ngoại binh là một ví dụ.
Nhiều đội thích đốt cháy giai đoạn, thành công thật nhanh và “xây nhà từ nóc”, đúng như cách nói của cựu HLV Alfred Riedl. Không phải HLV nào cũng phù hợp với cách xây dựng CLB kiểu “mỳ ăn liền”.
Cuối cùng, những bất đồng về tư duy tạo ra hố sâu không thể ngăn cách giữa HLV và BLĐ, cầu thủ. Nhiều người đã “lọt hố” và mất việc. V-League càng ngày càng giống “miền đất độc” với các HLV, chuyên gia ngoại. Khi tất cả chưa sẵn lòng thay đổi, thất bại là chuyện sớm hay muộn.
Cố tuyển thủ Phan Quý Hoàng Lâm trong kỷ niệm của ông Calisto
Chiến lược gia Bồ Đào Nha nhớ ngay khi được nhắc về sự ra đi của cựu tuyển thủ Phan Quý Hoàng Lâm, người được đích thân ông Calisto đưa từ Bình Định về ĐTLA rồi lên tuyển.
"Tôi nhớ rất rõ cậu ấy, thật đáng tiếc. Cuộc sống là vậy, khó khăn và không công bằng", cựu HLV tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc thương trước sự ra đi của cậu học trò cũ. Có thể nhiều người không biết Phan Quý Hoàng Lâm là ai, từng khoác áo đội tuyển khi nào, nhưng Calisto chính là người đã đưa đứa con của Bình Định ra ánh sáng.
Sự ra đi của cựu tiền vệ Hoàng Lâm vào tối 19/5 vì đột quỵ đã để lại không ít bất ngờ. Bạn bè, đồng đội cũ đều bàng hoàng bởi biết Lâm là cầu thủ nhỏ con, nhưng sức khỏe thuộc loại tốt. Người thân của anh nói lý do đột quỵ là vì tắm đêm.
HLV Henrique Calisto (phải) nhớ như in cậu học trò mà ông đưa từ Bình Định về Long An rồi lên tuyển quốc gia Phan Quý Hoàng Lâm.
Con mắt nhìn người của ông Tô
Huấn luyện viên sinh năm 1953 được mời về dẫn dắt Đồng Tâm Long An (ĐTLA) vào năm 2001 và bắt đầu những trải nghiệm đầu tiên với bóng đá Việt Nam. Ông đưa đội bóng bầu Thắng lên hạng ngay trong mùa giải đầu tiên và cùng ĐTLA bắt đầu chinh chiến những năm tháng vinh quang của đội bóng này ở V.League.
Một năm sau, ông Tô bén duyên với tuyển Việt Nam khi làm huấn luyện viên trưởng. ĐTLA hưởng lợi từ việc này khi những cầu thủ tốt nhất thường được ông đưa sẵn về ĐTLA để xây dựng đội bóng. Trong số này có tiền vệ cánh trái Hoàng Lâm, khi đó anh đang chơi trong màu áo đội bóng quê hương Bình Định.
Cựu GĐĐH đội ĐTLA, ông Phạm Phú Hòa kể lại: "Ông Calisto rất thích Hoàng Lâm và bàn với tôi là làm sao mang anh ấy về sân Long An. Tôi cũng biết cầu thủ này, chúng tôi từng chứng kiến cậu ấy gây khó dễ cho các cầu thủ ĐTLA như thế nào trên sân Quy Nhơn.
Tuy hơi nhỏ con, Hoàng Lâm có kỹ thuật tốt, khéo léo và nhanh nhẹn. Ông Calisto là một người khó tính và để vào mắt của ông ấy không phải là chuyện dễ. Những cầu thủ có tinh thần chiến đấu máu lửa, tranh chấp quyết liệt, đóng góp nhiều vào mặt lối chơi mà ông ấy xây dựng", ông Hòa nhớ lại.
Sau khi nhận được tin buồn, ông Calisto nhờ Zing gửi lời chia buồn sau sắc đến gia đình và người thân của Hoàng Lâm. Từ Bồ Đào Nha, chiến lược gia này nói: "Cậu ấy là cầu thủ chất lượng, có tính sáng tạo và kỹ thuật tốt. Đó là những gì tôi ấn tượng về Hoàng Lâm. Có nhiều người không nhớ cậu ấy từng lên tuyển, luôn có những cầu thủ không được nhớ đến như vậy, nhưng tất cả họ đều đóng vai trò quan trọng. Tôi không bao giờ quên".
Hoàng Lâm (áo đỏ) khi còn thi đấu trong màu áo SQC Bình Định. Ảnh: Hà Ngọc Chính.
Bản hợp đồng 3 năm (từ 2008 đến 2011) với ĐTLA mở ra cho Hoàng Lâm một hướng đi mới. Đó là giai đoạn mà cầu thủ sinh năm 1984 thi đấu ấn tượng và đạt phong độ tốt nhất. Những cú đá phạt của anh vẫn trong tâm trí đồng đội cũ như cựu tiền vệ Nguyễn Tuấn Phong hay thủ môn Phan Văn Santos. "Nó sút mà Santos còn sợ nữa mà. Lực chân nó mạnh lắm, bóng đi chúi như kiểu sút Ronaldo khiến thủ môn khó đoán lắm", trợ lý CLB Sài Gòn Tuấn Phong cho biết.
Rạng danh dòng họ Phan
Phan Quý Hoàng Lâm sinh ra trong một gia đình có truyền thống bóng đá ở đất Bình Định. Những cái tên Phan Quý Diệp, Phan Kim Lân, Phan Quý Sơn, Phan Tôn Quyền hay Phan Tôn Lợi gắn liền với bóng đá đất võ qua các đội như Phú Khánh, Công nhân Nghĩa Bình, Công an Nghĩa Bình.
Bố của Hoàng Lâm là ông Phan Quý Sơn, cựu tiền vệ Công an Nghĩa Bình, đá giải A1 quốc gia. HLV người Thái Lan Ajiharn Songamsuk là người phát hiện ra Hoàng Lâm ở đội hạng Nhì Kontum. Sau khi chuyển từ HAGL sang dẫn dắt Bình Định, ông Songamsuk gọi cầu thủ nhỏ con này về quê hương.
Cả nhà đều là cầu thủ nhưng Hoàng Lâm là người duy nhất khoác áo tuyển Việt Nam. Một tay của ông Calisto đã nâng tầm cựu cầu thủ bạc mệnh này lên một tầm mới. Thời điểm 2008, cầu thủ được gọi lên tuyển đều là hàng "sao số". Tuy nhiên, cái tên Hoàng Lâm là ngoại lệ, một phần do anh bị loại sau khi HLV trưởng rút danh sách dự AFF Cup 2008.
Hoàng Lâm và ông Calisto gắn liền với giai thoại gọi nhầm cầu thủ của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). Nhà cầm quân người Bồ Đào Nha gọi ngược tên của hậu vệ Lý Lâm Huy thành "Huy Lâm". Trong lúc trao đổi với Phòng các đội tuyển VFF, nhiều người nhầm Huy Lâm thành Hoàng Lâm. Sau đó, VFF phải làm công văn thay đổi cầu thủ, gọi Hoàng Lâm thay cho Lâm Huy cũng của ĐTLA.
Sự nghiệp của Hoàng Lâm thay đổi dưới bàn tay của chiến lược gia người Bồ Đào Nha.
Giới chuyên môn nhận định ông Calisto khi đó muốn tìm một cầu thủ "dị", có thể tạo đột biến trên sân và chơi máu lửa như triết lý của ông thầy Bồ Đào Nha. Hoàng Lâm khi đó có khả năng sút phạt tốt và chơi lăn xả. Tuy nhiên, có thể sau khi cân nhắc các yếu tố chuyên môn và con người, ông buộc lòng phải gạt cái tên Hoàng Lâm.
Tuy chỉ được triệu tập một lần trong sự nghiệp, Hoàng Lâm vẫn có vị trí trong lòng ông Calisto. Khoác áo đội tuyển Việt Nam vẫn là một niềm tự hào và mục tiêu của mỗi cầu thủ chuyên nghiệp. Cái duyên giữa Hoàng Lâm với Calisto và ĐTLA kết thúc vào năm 2011 khi đội bóng rớt hạng.
Anh trở về quê thi đấu cho Bình Định và mãi mãi ở lại đây.
Thử thách nào đang chờ đợi HLV Thành Công ở đội bóng xứ Thanh? Sau 1 năm chia tay CLB Sài Gòn, HLV Nguyễn Thành Công tiếp tục chuyến phiêu lưu của mình bằng vị trí dẫn dắt CLB Thanh Hóa. Đội bóng hiện đang có thành tích không tốt tại V.League 2020. Sau cuộc họp tối 7/6, toàn độ thành viên CLB Thanh Hóa đã đồng ý quyết định sa thải HLV Fabio Lopez và mời...