Vì sao hàng công nghệ Trung Quốc chưa tìm được “cửa” ở Âu Mỹ?
Không chỉ có Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan và cả Việt Nam cũng đang tìm chỗ đứng trên thị trường công nghệ quốc tế.
Trong rất nhiều thương hiệu tham dự Hội chợ Công nghệ điện tử hàng tiêu dùng – CES 2013 vừa qua, sự hiện diện của những công ty đến từ Trung Quốc nhiều hơn cả. Điều đó cho thấy các công ty công nghệ mới đầy tiềm năng của châu Á đang tìm chỗ đứng trên thị trường công nghệ quốc tế.
Xu hướng tất yếu
Cơn sóng các nhãn hiệu Trung Quốc bắt đầu nổi lên sau thời kỳ bùng nổ kinh tế và công nghệ tại đất nước này. Nhờ trở thành nhà máy sản xuất lớn nhất thế giới cho hàng loạt “ông lớn” trong giới công nghệ, từ Apple cho đến Dell, Trung Quốc đã nhanh chóng tích lũy được nguồn vốn, nhân lực và công nghệ đủ để tự tạo ra các sản phẩm của riêng mình.
Gian hàng của Hisense tại CES 2013. Ảnh: INTERNET
Lướt theo làn sóng phát triển công nghệ đang bùng nổ ở châu Á, việc xây dựng các thương hiệu công nghệ nổi tiếng thế giới trong tương lai của các hãng công nghệ Trung Quốc là tất yếu. Những cái tên như Huawei, Hisense sẽ trở thành những cơn “gió chướng” cạnh tranh với các tên tuổi công nghệ lớn ở phương Tây, kéo theo đó sẽ là các hãng công nghệ từ Ấn Độ, Đài Loan và cả Việt Nam.
Tuy nhiên, con đường để có thể thành công của những công ty Trung Quốc còn nhiều trở ngại. Các công ty này vốn không có kinh nghiệm trong việc tự tạo ra những sản phẩm mang tính đột phá và quan trọng nhất là phải sản xuất những sản phẩm bán được. Ngoài ra, vấn đề xây dựng thương hiệu, uy tín về chất lượng sản phẩm, vượt qua được tiếng xấu vốn đã gắn chặt với sản phẩm Trung Quốc từ lâu, thực sự là trở ngại lớn nhất.
Tại CES 2013, các công ty Trung Quốc như Hisense, TCL, Haier đã tung tiền quảng bá rất rầm rộ. Richard Yu – CEO của hãng Huawei – tuyên bố: “Smartphone tốt nhất đến từ Huawei chứ không phải từ đối thủ của chúng tôi”. Các màn quảng cáo như vậy là lố lăng và không thích hợp, chứng tỏ sự hiểu biết yếu kém về thị trường Mỹ và châu Âu. Các sản phẩm mà các công ty này mang đến CES 2013 không chỉ yếu kém về chất lượng mà còn là hàng loạt thiết kế nhái các sản phẩm như Haipad (bắt chước iPad).
Thiếu sản phẩm đột phá
Mặc dù được sống trong dòng xu thế phát triển nhanh đến chóng mặt của công nghệ thế giới nhưng thị trường công nghệ nội địa của Trung Quốc gần như được xây dựng độc lập. Với rào cản về pháp lý của nước này, các tên tuổi đến từ Mỹ và châu Âu luôn gặp khó khăn, thậm chí là phải từ bỏ (như trường hợp của Google), để trống một trong những thị trường lớn nhất thế giới. Điều này cho phép các hãng công nghệ trong nước mọc lên thay thế. Các hãng này không chỉ dễ dàng thống trị thị trường nội địa mà còn hoàn toàn tự do trong vấn đề bản quyền. Họ tập trung vào các mảng thị trường rẻ tiền, dễ thu lợi nhuận.
Video đang HOT
Hiện tại, sản phẩm của các hãng từ Trung Quốc này cũng đã được đón nhận tại nhiều thị trường trên thế giới, dù chỉ là những linh kiện bên trong các sản phẩm danh tiếng khác, hay chỉ đóng vai trò sản xuất. Có lẽ ít người biết rằng Foxconn – hãng sản xuất các sản phẩm cho Apple và nhiều hãng máy tính khác – cũng có một vài dòng sản phẩm riêng, thậm chí đang được bày bán tại Việt Nam; hay Hisense – một công ty chuyên sản xuất hàng điện tử tiêu dùng đứng đầu các thị trường như châu Phi.
Nhưng tại một thị trường cực kỳ năng động, có giá trị cao như Mỹ và châu Âu, người tiêu dùng đòi hỏi sản phẩm phải thực sự xuất sắc với nhiều bứt phá về công nghệ và tỉ mỉ trong từng chi tiết thiết kế. Các công ty Trung Quốc vẫn chưa thể tạo ra những sản ph ẩm thực sự đạt được những yêu cầu này.
Phải chơi theo luật quốc tế
Các công ty công nghệ Trung Quốc đã bắt đầu nhận ra điểm yếu của mình. Hisense đang tập trung mở thêm các phòng nghiên cứu công nghệ và hợp tác cùng các trung tâm nghiên cứu công nghệ tại Mỹ để nâng cao chất lượng, tính độc đáo cho sản phẩm. Chính phủ Trung Quốc cũng tiến hành nhiều biện pháp chống lại nạn làm hàng giả, hàng kém chất lượng tại thị trường trong nước.
Điều quan trọng là chính các công ty công nghệ này phải ý thức được rằng để tồn tại và thành công trên thị trường quốc tế thì việc chơi theo luật quốc tế là bắt buộc. Nếu muốn thành công, phải vượt lên trên những gì mà họ đã từng sao chép, để có những sáng tạo bứt phá. Bài học này không chỉ các công ty Trung Quốc phải học mà nhiều công ty ở châu Á cũng phải ghi nhớ.
Hàng nhái, kém chất lượng
Mỗi khi nhắc đến các sản phẩm Trung Quốc, người tiêu dùng thường nghĩ về hàng nhái, hàng kém chất lượng. Đây là yếu kém cố hữu do việc phát triển độc lập trong thị trường nội địa và lờ đi các nguyên tắc quốc tế, đặc biệt là vấn đề bản quyền. Thói ăn cắp kiểu dáng thiết kế, thậm chí cả tên thương hiệu cũng sẽ làm cho các hãng này dễ biến mình thành mục tiêu của các vụ kiện tụng, giảm đi khả năng cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường công nghệ.
Theo Người Lao Động
Năm 2013, thị trường sẽ tràn ngập TV 4K và OLED
Với việc diễn ra thường niên vào đầu năm, triển lãm hàng điện tử tiêu dùng CES tại Mỹ thường là nơi đón nhận những xu hướng mới của thị trường điện tử và công nghệ trong cả năm sau đó. Nếu như ở CES 2011 là cuộc đổ bộ của TV 3D, năm ngoái là TV thông minh thì năm nay, 4K Ultra HD và màn hình OLED đang nổi lên để trở thành hai xu hướng công nghệ mới của làng TV.
TV độ phân giải 4K Ultra HD đang gây chú ý với người dùng.
TV 4K Ultra HD thành tâm điểm ở CES 2013. Sau khi được hiệp hội điện tử tiêu dùng CEA duyệt thành một định dạng chính thức với tên gọi Ultra High Difination (Ultra HD) vào tháng 10/2012, các mẫu TV 4K đã bắt đầu được LG và Sony tung ra thị trường vào cuối năm ngoái. Nhưng tới CES 2013, chủ đề này mới thực sự nổi bật và nhận được nhiều quan tâm.
Samsung, hãng TV lớn nhất thế giới trình làng những mẫu TV 4K lên tới 85 hay 110 inch, cũng là TV có kích thước "khủng" nhất trên thị trường. Trong khi các thương hiệu ít tên tuổi hơn như Westinghouse (Mỹ), Hisense hay TCL (Trung Quốc) cũng bị thu hút bởi 4K khi trình làng các model 4K lên tới 110 inch. Không đơn giản chỉ trưng bày, Samsung, Westinghouse hay TCL đều lên kế hoạch sẽ bán ngay mẫu TV 4K "khổng lồ" ngay trong năm 2013.
Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm có kich thước cả trăm inch mà không phải gia đình nào cũng có thể sở hữu, các nhà sản xuất thể hiện mong muốn phổ biến hơn nữa TV 4K bằng các model có kích thước nhỏ hơn, phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng TV hiện nay. Sau Sony, LG, đến lượt Toshiba, Sharp cũng bị thu hút với công nghệ 4K Ultra HD. Sony mang đến CES 2013 các mẫu TV kích thước vừa vặn 55 với 65 inch trong dòng Bravia X900, LG với model LA970 4K kích thước 65 inch.
Giống 3D trước đó, thách thức của 4K là nội dung và giá. Dù TV 4K có thể sử dụng các nội dung Full HD thông thường và sử dụng phương pháp kích chất lượng hình ảnh, người dùng vẫn thích các nội dung 4K chuẩn vì như vậy mới thể hiện được rõ chất lượng sắc nét và vượt trội của công nghệ.
Sony là nhà sản xuất đầu tiên tính đến việc cung cấp cả nội dung song song với phần cứng khi hứa hẹn sẽ mở dịch vụ 4K vào giữa năm nay tại Mỹ, tung ra các bộ phim Blu-ray phiên bản 4K. Toshiba thì khác, trình diễn từng giải pháp 4K, từ việc dùng đầu HD, đầu phát chuyên dụng cho tới máy tính chạy Windows 8 hay camera... Trong khi một số hãng truyền hình châu Âu cũng lên kế hoạch phát sóng ở định dạng 4K từ giữa năm nay.
Dù vậy, giá bán đắt đỏ của TV 4K, như Samsung S9000 85 inch có giá lên tới 37.000 USD, vẫn sẽ là thách thức để công nghệ này phổ biến trong năm sau.
Các nhà sản xuất TV bắt đầu theo đuổi lĩnh vực OLED.
TV OLED sẽ bắt đầu được thương mại hóa từ 2013. Xuất hiện từ năm 2007 trên model 11 inch của Sony, và liên tục góp mặt tại các triển lãm hình ảnh và công nghệ hàng đầu thế giới, nhưng phải tới đầu năm nay, TV OLED mới chính thức đặt chân ra thị trường và tới với người tiêu dùng. Trước triển lãm CES 2013, LG bắt đầu cho khách hàng đặt mua chiếc TV OLED 55 inch EM9600 của hãng với giá bán 10.000 USD. Còn ngay tại triển lãm, Samsung cũng công bố model OLED 55 inch F9000. Thậm chí, bộ đôi OLED này đều nằm trong kế hoạch đưa về Việt Nam vào giữa năm 2013.
Tín hiệu quan tâm của thị trường TV với OLED còn thể hiện ở việc Sony hay Panasonic, đã mang tới triển lãm CES 2013 những chiếc TV OLED 4K đầu tiên và lớn nhất thế giới. Cả hai mới dừng lại ở phiên bản thử nghiệm, nhưng sản phẩm mang tới CES 2013 đã xuất hiện trong vóc dáng của TV thực thụ.
OLED là công nghệ màn hình sử dụng các diode hữu cơ tự phát quang nên ưu điểm là chất lượng hiển thị hình ảnh cao hơn nhiều so với LCD và LED, thậm chí vượt cả Plasma. Công nghệ này còn giúp cho TV trở nên mỏng hơn với độ dày có khi chỉ 4 mm như model của LG. Với OLED, Samsung và LG còn trình làng được những chiếc TV màn hình cong tại CES 2013, với hiệu quả trình diễn hình ảnh ấn tượng hơn màn hình phẳng thông thường. Tuy nhiên, cũng như 4K thì giá bán còn đắt đỏ là cản trở chính để TV OLED trở nên phổ biến nhanh.
3D không còn là ngôi sao. Không còn những logo to đùng, hay banner quảng cáo hoành tráng hay được nhiều hãng TV tung hô nhưng điều này không có nghĩa 3D đã biến mất khỏi thị trường. Tại triển lãm CES 2013, không khó để bắt gặp được cảnh người dùng đang trải nghiệm hình ảnh của TV với một chiếc kính trên mắt. Dù là TV OLED, 4K hay những mẫu TV khổng lồ 85, 110 inch thì đều được tích hợp sẵn 3D chủ động hoặc thụ động.
Thay vì được tung hô như công nghệ cao cấp vào 2 năm trước, 3D giờ xuất hiện một cách thầm lặng nhưng trở thành một thành tính năng phổ biến khó thiếu trên các mẫu TV trung và cao cấp. Năm 2013 không chứng kiến nhiều sự thay đổi về công nghệ hình ảnh này, vẫn sẽ là cuộc chiến giữa 3D chủ động (kính màn trập) và thụ động (kính phân cực), trong khi 3D không cần chưa hoàn thiện về chất lượng.
Một điểm đáng chú ý, công nghệ 3D trong năm 2013 hứa hẹn có chất lượng tốt hơn những năm trước khi đi kèm với độ phân giải 4K (gấp 4 lần Full HD) giúp cho khả năng hiển thị hình ảnh nổi sắc nét, chi tiết hơn đặc biệt với loại 3D thụ động.
TV LED và Smart TV vẫn là dòng sản phẩm chủ đạo của năm 2013.
Smart TV và LED, dòng TV chủ đạo của năm 2013. Trong khi OLED quá đắt để phổ biến còn LCD và Plasma đều đã quá cũ, thị trường TV năm 2013 hứa hẹn sẽ chứng kiến xâm chiếm của LED. Không mẫu TV Bravia nào của Sony được công bố tại CES 2013 là LCD, Samsung và LG cũng chỉ hướng chính vào các model trung và cao cấp với màn hình LED. Còn Sharp gây chú ý với dòng HDTV LED kích thước lên tới 90 inch. Trong khi Panasonic, nhà sản xuất vốn mạnh về Plasma cũng không đưa ra nhiều cải tiến cho dòng TV Plasma 2013 của hãng, ngoài thiết kế mới và tính năng dùng bút cảm ứng. Sự áp đảo về số lượng cho thấy LED sẽ là công nghệ màn hình chủ đạo của năm 2013.
Giống LED, Smart TV hay TV thông minh đang trở thành trang bị không thể thiếu trên các dòng TV trung và cao cấp của năm sau. Bên cạnh nền tảng mới với giao diện đa màn hình như trên smartphone, Samsung còn đưa ra giải pháp nâng cấp TV thông minh đời cũ lên đời mới bằng phụ kiện Evolution Kit. LG trình làng hai mẫu Google TV thế hệ mới nằm trong dòng Cinema 3D 2013. Bộ xử lý 4 nhân cũng bắt đầu xuất hiện trên TV thông minh nhằm đạt tới khả năng xử lý mượt mà, hiệu quả hơn.
Nhà sản xuất Hàn Quốc cũng tổ chức một sự kiện đặc biệt, công bố liên minh Smart TV Alliance hợp tác với Philips phát triển nền tảng riêng cho TV thông minh và kêu gọi các nhà phát triển phần mềm. Trong khi các hãng TV tới từ Nhật như Toshiba, Sharp hay Sony cũng không để thua kém khi trang bị nền tảng Smart TV mới, bổ sung khả năng kết nối Internet không dây hoặc có dây trên hầu hết các model phát hành trong năm 2013.
4K và OLED là gia vị giúp cho thị trường TV 2013 trở nên hấp dẫn và sôi động hơn so với năm ngoái, nhưng TV LED và Smart TV mới là "món ăn" chính của làng TV trong năm nay.
Theo VnExpress
Hisense sắp ra TV 4K 110 inch Tại triển lãm CES 2013, bên cạnh việc trưng bày TV 4K 65 inch của mình, Hisense cũng công bố dòng TV 4K năm 2013 trong đó có mẫu 110 inch. TV 4K XT900 65 inch của Hinsense có độ phân giải mặc định Ultra HD 3.840 x 2.160 pixel, tích hợp kết nối Wi-Fi, cổng kết nối camera USB để chat Skype,...