Vì sao Hàn Quốc vẫn ‘trung thành’ với trình duyệt Internet Explorer?
Sự trung thành của Hàn Quốc với Internet Explorer trong suốt 27 năm khiến nhiều người bất ngờ.
Theo The New York Times, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có nền công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Việc truy cập Internet hiếm khi gặp giới hạn, ngoại trừ việc bạn phải sử dụng một trình duyệt web đã lỗi thời.
Với Google Chrome, người dân Hàn Quốc không thể thực hiện thanh toán trực tuyến với tư cách là khách hàng doanh nghiệp của một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất cả nước. Nếu sử dụng Safari của Apple, họ cũng không thể đăng ký tài trợ cho nghệ sĩ thông qua trang web Văn hóa và Nghệ thuật Quốc gia. Điều này cũng đúng với Firefox của Mozilla khi người truy cập là chủ sở hữu của một cơ sở chăm sóc trẻ em muốn đăng ký trên trang web của Bộ Y tế và Phúc lợi.
Để khắc phục điều này, Internet Explorer của Microsoft hoặc một trình duyệt tương tự trở thành sự lựa chọn không thể thay thế.
Khi Microsoft “khai tử” Internet Explorer (IE) vào ngày 15 tháng 6, tập đoàn này cho biết sẽ chuyển hướng người dùng sang trình duyệt Edge mới hơn. Thế nhưng tại Hàn Quốc, Internet Explorer vẫn tồn tại, thậm chí được coi là trình duyệt không thể thiếu do có liên quan đến chính phủ và nhiều ngân hàng.
Sự trung thành của Hàn Quốc với Internet Explorer trong suốt 27 năm qua khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, rằng tại sao một quốc gia nổi tiếng với băng thông rộng và các thiết bị sáng tạo lại “mắc kẹt” trong một trình duyệt web không an toàn vốn đã bị thế giới lãng quên.
Hầu hết các trang web ở Hàn Quốc đều hoạt động được trên tất cả trình duyệt. Trong đó, Google Chrome chiếm đến 54% lượng duyệt web trên cả nước. Dù Internet Explorer chỉ chiếm chưa đầy 1%, song ngay sau khi Microsoft thông báo khai tử trình duyệt này, Hàn Quốc đã phải chật vật tìm giải pháp thay thế.
Hồi tháng 5, chi nhánh Hàn Quốc của ngân hàng Anh Standard Chartered đã thông báo về việc chuyển sang sử dụng trình duyệt Edge ở “chế độ IE” để truy cập vào nền tảng ngân hàng trực tuyến “Straight2Bank”. Nhiều trang web của chính phủ cũng cảnh báo rằng người dùng có thể sẽ gặp một vài gián đoạn nếu họ không chuyển sang Edge.
Naver, một trong những công ty Internet lớn nhất Hàn Quốc đã giới thiệu tính năng mới của trình duyệt Whale, cho phép người dùng truy cập vào các trang web vốn cần đến Internet Explorer. Theo Kim Hyo, người đứng đầu nhóm Naver’s Whale, điều này khiến tuyên bố “khai tử” IE của Microsoft không còn quá “chấn động”.
Tuy nhiên, phải đến khi trình duyệt của Microsoft biến mất, người đàn ông này mới nhận ra rằng nhiều website vẫn chưa thể sử dụng chế độ mới. Ông cho rằng việc tái tạo những trang web có liên quan đến Internet Explorer là một nhiệm vụ khó khăn.
Theo The New York Times, sự phụ thuộc của Hàn Quốc vào Internet Explorer bắt đầu từ những năm 1990, khi đất nước này trở thành quốc gia tiên phong trong việc áp dụng Internet cho ngân hàng và mua sắm. Để an toàn hóa các giao dịch trực tuyến, chính phủ đã thông qua một bộ luật vào năm 1999, yêu cầu các chứng chỉ kỹ thuật số được mã hóa phải có chữ ký của khách hàng. Ngoài ra, việc xác minh danh tính cũng đòi hỏi các phần mềm phải được kết nối với trình duyệt.
Video đang HOT
Để làm điều này, chính phủ Hàn Quốc đã ủy quyền cho 5 công ty phát hành các chứng chỉ kỹ thuật số có tên là ActiveX. Lúc bấy giờ, tính năng này chỉ có thể hoạt động trên Internet Explorer. Chính điều này đã khiến Internet Explorer trở thành trình duyệt phổ biến trên khắp cả nước, thậm chí chiếm đến 99% thị phần ở Hàn Quốc vào giai đoạn 2004-2009.
“Chúng tôi trở thành trình duyệt duy nhất tồn tại trên thị trường”, James Kim, Giám đốc Microsoft ở Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ năm 2009-2015 nói. Ông cho biết Microsoft không hề có ý định độc quyền thị trường, nhưng thực tế, rất nhiều trang web không thể hoạt động nếu thiếu Internet Explorer.
Vậy là, thế “độc tôn” của Microsoft đã được duy trì trong suốt những năm đầu thập niên 2000. Điều này nghiêm trọng đến mức người Hàn Quốc dường như không biết bất cứ trình duyệt nào khác ngoài Internet Explorer. Tình trạng phụ thuộc này chỉ mất đi khi smartphone và các gã khổng lồ công nghệ khác như Apple và Google xuất hiện.
Đến năm 2010, chính phủ Hàn Quốc yêu cầu các website cung cấp chứng chỉ ActiveX cho 3 trình duyệt khác. Dĩ nhiên, sự thay đổi này không mấy dễ dàng, nhất là khi các ngân hàng và doanh nghiệp đã quá quen với hệ thống trình duyệt cũ.
Đến năm 2015, Microsoft ra mắt trình duyệt Edge nhằm thay thế Internet Explorer, đồng thời ngừng hỗ trợ ActiveX. Không lâu sau đó, trình duyệt Chrome cũng soán ngôi IE và trở thành trình duyệt phổ biến nhất tại Hàn Quốc.
Năm 2020, chính phủ thông qua bộ luật loại bỏ các chứng chỉ kỹ thuật số như ActiveX trên trình duyệt. Cùng năm đó, Microsoft bắt đầu ngừng hỗ trợ Internet Explorer và thông báo sẽ sớm khai tử
Internet Explorer vẫn chưa chết
Hàn Quốc là quốc gia đi đầu thế giới về công nghệ, nhưng nhiều công ty nước này vẫn phải phụ thuộc vào một trình duyệt "đi sau thời đại" như Internet Explorer.
Hàn Quốc, một quốc gia có công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới, vẫn còn tồn tại một vài giới hạn đối với người dùng khi họ duyệt web như không thể thanh toán trực tuyến với một số ngân hàng hay đăng nhập vào một vài website nhất định.
Trong những trường hợp này, trình duyệt Internet Explorer chính là vị cứu tinh của họ.
Nghịch lý của Hàn Quốc
Hôm 15/6, khi chính thức khai tử Internet Explorer, Microsoft cho biết hãng sẽ tự điều hướng người dùng sang trình duyệt Edge. Sau khi thông tin được công bố, nhiều ảnh chế đã xuất hiện trên Internet để kỷ niệm sự kiện này.
Tuy nhiên, ở Hàn Quốc, Internet Explorer vẫn chưa phải là một trình duyệt chết vì một số ngân hàng và cơ quan chính phủ vẫn sử dụng nó như một công cụ không thể thiếu để phục vụ cho các hoạt động của mình.
Sau 27 năm, Microsoft đã chính thức ngừng hỗ trợ trình duyệt Internet Explorer từ ngày 15/6.
Thực tế này đã cho thấy một nghịch lý ở Hàn Quốc. Tuy nổi tiếng với công nghệ Internet tân tiến và hàng loạt thiết bị hiện đại nhưng xứ sở kim chi lại phụ thuộc vào một phần mềm "đi sau thời đại" với tốc độ tải trang chậm chạp, thường xuyên bị treo và không được cập nhật thường xuyên.
Hầu hết trang web ở Hàn Quốc đều hoạt động được trên tất cả trình duyệt. Trong đó, Google Chrome chiếm đến 54% lượng duyệt web trên cả nước. Internet Explorer chỉ chiếm chưa đầy 1%, theo số liệu từ Statcounter.
Tuy nhiên, ngay sau khi Microsoft thông báo khai tử Internet Explorer, quốc gia này đã rơi vào tình trạng hỗn loạn khi phải tìm cách thay thế trình duyệt này.
Hồi tháng 5, chi nhánh của ngân hàng Standard Chartered tại xứ sở kim chi đã thông báo cho khách hàng rằng họ phải chuyển sang dùng trình duyệt Edge dưới "chế độ Internet Explorer" để truy cập vào dịch vụ Internet banking. Nhiều website khác của chính phủ Hàn Quốc cũng cho biết một vài dịch vụ sẽ ngừng hoạt động nếu người dùng không dùng Edge.
Kiyoung Jung, một kỹ sư phần mềm đã dựng mộ tưởng nhớ Internet Explorer tại quán cà phê ở Gyueongju.
Naver, một trong những công ty Internet lớn nhất Hàn Quốc, đã ra mắt tính năng cho phép tải những trang web yêu cầu sử dụng Internet Explorer trên trình duyệt Whale của riêng mình.
Nhưng đến ngày trình duyệt của Microsoft biến mất, Kim Hyo, trưởng dự án Whale, nhận ra rằng nhiều website vẫn chưa thể sử dụng chế độ này. Theo ông, việc tái tạo những trang web gắn liền với Internet Explorer là một nhiệm vụ khó khăn, do đó, một vài trang đã không thể chuyển giao đúng thời hạn.
Thế độc tôn của Internet Explorer tại Hàn Quốc
Xứ sở kim chi bắt đầu phụ thuộc vào Internet Explorer từ những năm của thập kỷ 1990 khi trở thành kẻ tiên phong trong dịch vụ ngân hàng và mua sắm bằng Internet.
Để bảo mật những giao dịch trực tuyến, chính phủ quốc gia này đã ban hành các chứng chỉ kỹ thuật số có tên là ActiveX để xác minh danh tính người dùng trên trình duyệt. Vào lúc bấy giờ, tính năng này chỉ có thể sử dụng trên trình duyệt của Microsoft.
Do đó, việc sử dụng Internet Explorer là một điều bắt buộc, giúp trình duyệt này trở nên phổ biến khắp lãnh thổ quốc gia. Theo ước tính, Internet Explorer từng chiếm đến 99% thị phần ở Hàn Quốc vào giai đoạn 2004-2009.
"Ngôi mộ" của Internet Explorer trở thành điểm check in của nhiều người. Ảnh: NY Times.
"Chúng tôi trở thành kẻ duy nhất tồn tại trên thị trường", James Kim, Giám đốc Microsoft ở Hàn Quốc năm 2009-2015, nói. Ông cho biết Microsoft không hề có ý định độc quyền thị trường, nhưng thực tế cho thấy có rất nhiều tác vụ không thể hoạt động nếu thiếu Internet Explorer.
Kim Keechang, giáo sư ngành luật của Đại học Hàn Quốc, nói rằng trình duyệt của Microsoft đã duy trì thế độc tôn tại quốc gia này trong suốt những năm đầu thập niên 2000.
Điều này nghiêm trọng đến mức người Hàn Quốc dường như không biết bất cứ trình duyệt nào khác ngoài Internet Explorer. Năm 2007, Giáo sư Kim kiện Viện Tài chính Viễn thông Hàn Quốc, một trong 5 cơ sở cấp chứng nhận điện tử chính thức của nước này, vì không thể dùng trình duyệt khác để có chứng nhận điện tử.
Nhưng với sự xuất hiện của smartphone và sự tham gia của các ông lớn khác như Apple và Google, Hàn Quốc dần thoát khỏi tình trạng phụ thuộc này. Năm 2010, chính phủ nước này đã yêu cầu các website cung cấp chứng chỉ ActiveX cho 3 trình duyệt khác.
Song, thay đổi hệ sinh thái Internet của cả một quốc gia là một điều không hề dễ dàng, đặc biệt là khi các ngân hàng và doanh nghiệp đã ăn sâu bám rễ vào hệ thống cũ.
Internet Explorer sẽ là trình duyệt mãi mãi được người dân Hàn Quốc ghi nhớ.
Đến năm 2015, Microsoft ra mắt trình duyệt Edge nhằm thay thế Internet Explorer, đồng thời ngừng hỗ trợ ActiveX. 3 năm sau, Chrome soán ngôi Internet Explorer, trở thành trình duyệt phổ biến nhất tại xứ sở kim chi.
Năm 2020, chính phủ quốc gia này đã thông qua bộ luật loại bỏ các chứng chỉ kỹ thuật số như ActiveX trên trình duyệt. Cùng năm đó, Microsoft bắt đầu ngừng hỗ trợ Internet Explorer trên một vài dịch vụ của mình và thông báo sẽ khai tử nó.
Hồi tháng 6, Kiyoung Jung, một kỹ sư phần mềm người Hàn Quốc, dựng mộ tưởng nhớ trình duyệt từng phổ biến một thời này. Anh đã chi 330 USD cho ngôi mộ và khắc logo chữ "e" cùng với dòng chữ: "Đây từng là công cụ tốt để tải trình duyệt khác".
Chia sẻ với New York Times, Jung cho biết Internet Explorer cũng gây cho mình không ít khó chịu. Tuy nhiên, anh cảm thấy nó đã đưa người Hàn Quốc tiếp cận với Internet từ những ngày đầu tiên nên xứng đáng được nói lời tạm biệt.
"Mặc dù dùng Internet Explorer rất phiền phức, nó vẫn là một trình duyệt có mục đích tốt. Tôi không thích cách mọi người thể hiện thái độ ruồng bỏ nó", Jung nói.
Samsung cập nhật widget thời tiết mới đầy màu sắc trên One UI 4.0 One UI 4.0 mới nhất vừa được Samsung phát hành có widget thời tiết đẹp mắt hơn nhiều. Samsung đã phát hành bản cập nhật One UI 4.0 beta dựa trên Android 12 cho dòng Galaxy S21 tại một số thị trường nhất định, bao gồm Đức, Ấn Độ, Ba Lan, Hàn Quốc, Anh và Mỹ. Bên cạnh những tính năng có sẵn...