Vì sao Hàn Quốc giảm mạnh số ca bệnh COVID-19, số bình phục tăng?
Theo Hãng tin Reuters, hôm nay 13-3 Hàn Quốc công bố số người bệnh bình phục thống kê theo ngày đã cao hơn số ca nhiễm mới kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở nước này hồi tháng 1-2020.
Các nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm ngay trên đường phố theo mô hình ‘drive-through’ đối với các tài xế lái xe ở Seoul trong ảnh chụp ngày 3-3 – Ảnh: REUTERS
Cụ thể, thống kê lần đầu ngày 13-3 của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hàn Quốc (KCDC) cho biết đã ghi nhận 110 ca bệnh COVID-19 mới (so với 114 ca ngày trước đó), nâng tổng số ca bệnh của Hàn Quốc là 7.979 người.
Tuy nhiên cùng ngày đã có 177 bệnh nhân được xuất viện. Con số này đánh dấu sự kiện tích cực khi lần đầu tiên số người bệnh bình phục đã cao hơn số ca bệnh mới (tính theo ngày) kể từ khi Hàn Quốc ghi nhận ca bệnh COVID-19 đầu tiên ngày 20-1.
Xu hướng giảm dần các ca bệnh mới tăng thêm theo ngày làm tăng hi vọng về việc dịch bệnh tại Hàn Quốc đang chậm lại và sẽ sớm được kiểm soát.
Dù vậy, giới chức Hàn Quốc vẫn kêu gọi đề cao cảnh khác sau khi xuất hiện các ổ dịch mới tại một trung tâm tổng đài điện thoại đặt tại khu vực đông dân cử ở thủ đô Seoul và ở một cơ quan chính phủ tại thành phố Sejong.
Phát biểu trong cuộc họp tại thành phố Daegu, Thủ tướng Chung Sye Kyun, “tổng tư lệnh” chỉ đạo chiến dịch phòng chống dịch bệnh COVID-19, bày tỏ lo ngại về nguy cơ lây lan từ những dòng nước ở nước ngoài tới, từ các cơ sở như tổng đài điện thoại, quán cà phê và phòng karaoke.
Trả lời phỏng vấn D(ài CNN, Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc, ông Park Neunghoo, ngày 11-3 cũng nói ông hi vọng Hàn Quốc đã đi qua đỉnh dịch và sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm để tiến tới kiểm soát thành công dịch bệnh.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In chỉ đạo phòng dịch COVID-19 – Ảnh: CHEONG WA DAE
Quy trình thao tác chuẩn
Trang The Diplomat chia sẻ bài viết của ông Justin Fendos, tiến sĩ về sinh học tế bào từng tốt nghiệp Đại học Yale hiện đang sống và làm việc tại Busan, Hàn Quốc, cho biết thêm về cách chống dịch COVID-19 hiệu quả của nước này.
Ông Justin Fendos là người trong tháng qua đã làm việc nhiều với chính quyền địa phương, giúp xúc tiến những giải pháp chống dịch hiệu quả trong cộng đồng.
Ông này cũng là người có trao đổi với các nhóm tôn giáo, người lao động và các lãnh đạo cộng đồng, giải đáp cho họ những câu hỏi về dịch bệnh từ góc độ khoa học.
Theo ông Justin Fendos, hiểu theo cách đơn giản, việc ngăn chặn một dịch bệnh là xác minh và cách ly những người bị bệnh càng nhanh càng tốt, ngăn họ không làm lây lan bệnh cho người khác.
Trong quá trình đó, yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là phải có một quy trình thao tác chuẩn (“standard operating procedure” – SOP).
Chuyên gia Justin Fendos cho rằng giống như những gì đã diễn ra tại Iran khi dịch bệnh bùng phát, nhiều quốc gia khác đã không có một SOP hiệu quả, khiến việc phản ứng dịch một cách có tổ chức khó khăn hơn nhiều.
Tuy nhiên tới nay, Hàn Quốc là một trong số không nhiều quốc gia đã chứng tỏ có một SOP mạnh mẽ và nhất quán. Thực tế này không gây ngạc nhiên, căn cứ vào thực tế mỗi quốc gia này đều đã đầu tư rất nhiều cho hệ thống kiểm soát bệnh truyền nhiễm sau khi đã trải qua hai dịch bệnh SARS và MERS trước đây.
SOP của Hàn Quốc về cơ bản yêu cầu 5 bước: chiến dịch thông tin mạnh mẽ và minh bạch, xét nghiệm số lượng lớn, cách ly người bị ảnh hưởng, điều trị người bệnh và tẩy trùng những môi trường phơi nhiễm mầm bệnh.
Đây dường như là những biện pháp rất hiển nhiên, nhưng việc thực hiện hợp lý, đúng cách mới là cái quyết định mức độ hiệu quả của chúng.
Thông tin minh bạch luôn là bước đầu trọng yếu trong bất cứ nỗ lực chống dịch nào. Tại Hàn Quốc, thông tin được chính quyền cung cấp hằng ngày thông qua các cuộc họp báo, qua các trang web chính thống và tin nhắn tự động.
Những biện pháp hữu ích khác còn bao gồm việc giải thích chi tiết các bước trong SOP và thông tin tư vấn nói chung về sự lây nhiễm virus.
Những thông tin này xuất hiện hàng ngày trên truyền hình, báo chí và quảng cáo trên mạng Internet, nhắc nhở mọi người tránh những nơi đông người và áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng ngừa phù hợp.
Chiến dịch thông tin kiểu này ngoài việc giúp người dân biết cách tự bảo vệ mình và người khác, còn góp phần minh định, bác bỏ các tin đồn, thuyết âm mưu và những thông tin thất thiệt về dịch bệnh.
WHO: Hàn Quốc, Trung Quốc có xu hướng giảm tích cực
Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, mới đây đã xác nhận xu hướng tích giảm tích cực và rất đáng kể số ca bệnh COVID-19 tại hai nước Trung Quốc và Hàn Quốc những ngày qua.
“Trong số 118.000 ca bệnh COVID-19 ghi nhận tại 114 nước, hơn 90% số ca này chỉ thuộc 4 nước, và hai nước trong đó là Trung Quốc và Hàn Quốc đã giảm đáng kể dịch bệnh”, Đài CGTN dẫn phát biểu ngày 12-3 của ông Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc họp báo tại Geneva, Thụy Sĩ.
Ông tổng giám đốc WHO cũng lưu ý số ca bệnh COVID-19 bên ngoài Trung Quốc đã tăng gấp 13 lần trong 2 tuần qua trong khi số nước bị ảnh hưởng đại dịch này tăng gấp 3.
D. KIM THOA
Theo tuoitre.vn
Nhiều nước lơ là phòng dịch, WHO cảnh báo Covid-19 chẳng chừa ai
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo dịch Covid-19 là mối đe dọa cho mọi quốc gia, cả giàu lẫn nghèo.
Video: Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trả lời họp báo
Ngày 5/3, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo có quá nhiều quốc gia không thực hiện các bước cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới.
Người đứng đầu WHO lo ngại rằng một "danh sách dài" các quốc gia không thể hiện đủ "cam kết chính trị" cần thiết để đương đầu với "mối đe dọa mà tất cả chúng ta phải đối mặt".
"Đây không phải là một cuộc diễn tập", Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh.
Mặc dù tốc độ lây nhiễm dịch Covid-19 ở Trung Quốc có dấu hiệu chững lại, song dịch bệnh này đã lan rộng ra nhiều nước, biến thành dịch nghiêm trọng ở Hàn Quốc, Iran, Italy...
"Dịch Covid-19 là mối đe dọa cho mọi quốc gia, cả giàu lẫn nghèo", Tedros nói, cảnh báo rằng "ngay cả những nước có thu nhập cao cũng cần chuẩn bị cho những trường hợp bất ngờ".
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Reuters)
Tổng giám đốc WHO đánh giá, nhiều quốc gia dường như không coi dịch Covid-19 là mối đe dọa nghiêm trọng, đẩy việc xử lý khủng hoảng cho Bộ Y tế của nước họ. Ông Tedros khẳng định cách tiếp cận đó là "sai".
Đồng thời, người đứng đầu WHO chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 đang ảnh hưởng đến mọi thành phần trong xã hội, kêu gọi "cách tiếp cận của tất cả chính phủ các nước". Ông nhấn mạnh rằng những người đứng đầu chính phủ ở mọi quốc gia cần phải chịu trách nhiệm trong việc "điều phối tất cả các lĩnh vực".
Mặc dù chỉ trích các quốc gia chưa đủ cam kết với việc chống dịch Covid-19, song Tổng giám đốc WHO cũng phủ nhận việc dịch Covid-19 đã đạt mới mức "đại dịch".
"Dịch chưa ở mức đó", ông Tedros nói và cho biết việc kiểm soát dịch bệnh vẫn còn khả thi, và các chính phủ cần xem đó là ưu tiên trong việc phản ứng, có những chuẩn bị tích cực.
Đến ngày 5/3, dịch Covid-19 lây nhiễm hơn 95.000 người và khiến hơn 3.200 người đã chết. Covid-19 lan đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tại Hàn Quốc, số ca nhiễm virus corona chủng mới đã vượt qua mốc 6.000 người, 40 người thiệt mạng. Trong khi đó, Italy đang là ổ dịch lớn nhất châu Âu khi có 148 người chết và số ca nhiễm là 3.296.
KÔNG ANH (Nguồn: Straitstimes)
Theo vtc.vn
Tổng giám đốc WHO công bố bước ngoặt lớn của dịch virus corona Có nhiều trường hợp nhiễm virus corona mới bên ngoài Trung Quốc hơn trong nước. Đây là bước ngoặt lớn đánh dấu sự lây lan toàn cầu của dịch virus corona. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có nhiều trường hợp nhiễm virus corona mới bên ngoài Trung Quốc hơn trong nước. Đây là một bước ngoặt...