Vì sao gửi tiền lãi suất 8% nhưng thực nhận chỉ 5%?
Khi kỳ vọng lạm phát tăng đồng nghĩa tiền lãi thực nhận của người gửi tiết kiệm sẽ bị thu hẹp.
Trong tháng 10, lạm phát đã tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước trong khi mức tăng của tháng 9 là 2%, chủ yếu đến từ mức tăng của giá thực phẩm khi giá bán lẻ thịt heo vọt khoảng 8% do sự bùng phát dịch tả lợn Châu Phi ở Việt Nam.
Hầu hết quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán đều có nhận định nguyên nhân dẫn đến lạm phát tháng 10 tăng tốc bắt nguồn từ giá thịt heo tăng mạnh.
Quỹ đầu tư VinaCapital nhấn mạnh, dịch tả heo Châu Phi bùng phát ở Việt Nam chậm hơn so với Trung Quốc khoảng 6 tháng. Trước đó, Trung Quốc cũng tăng giá thực phẩm khoảng 11% từ việc giá thịt heo tăng 100% so với cùng kỳ. Do đó, VinaCapital tin rằng mức lạm phát của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng đến đầu năm 2020.
Và khi kỳ vọng lạm phát tăng đương nhiên lãi suất thực tế mà người gởi tiền tiết kiệm nhận được sẽ giảm đi.
Video đang HOT
Theo VinaCapital, lãi suất gửi tiền tại các ngân hàng thương mại nhỏ tăng khoảng 20 điểm cơ bản trong tháng với mức hơn 8% cho tiền gửi kỳ hạn một năm, tương đương 5% lãi suất thực sau điều chỉnh lạm phát.
Đây cũng là một lựa chọn của nhà đầu tư khi chọn hình thức tiết kiệm thay vì rót tiền vào thị trường chứng khoán. Điều này một phần giải thích vì sao VN-Index gần như không biến động trong tháng.
PHƯƠNG MINH
Theo Plo.vn
Lãi suất vì sao không giảm?
Mới đây, nhiều ngân hàng Trung ương của một số nước đã giảm lãi suất theo FED, nhưng tại Việt Nam, lãi suất không giảm, vẫn duy trì ở mức cao.
Hơn 1 tuần sau quyết định hạ lãi suất cơ bản lần thứ 3 trong năm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), trên thế giới, nhiều ngân hàng Trung ương của một số nước cũng đã đi theo xu hướng này.
Cụ thể, mới đây, Thái Lan tiếp tục giảm lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục. Trung Quốc cũng vừa cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn (MLF) lần đầu tiên kể từ đầu năm 2016...
Theo Thống kê của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), từ đầu năm 2019 đến nay đã có 46 ngân hàng Trung ương trên thế giới cắt giảm lãi suất.
Ngân hàng Trung ương của một số nước đã giảm lãi suất theo FED, nhưng tại Việt Nam, lãi suất vẫn duy trì ở mức cao. (Ảnh minh họa: KT)
Còn tại Việt Nam, gần đây một số ngân hàng thương mại đã rút dần các mức lãi suất huy động cao vượt trội qua đợt tăng trong quý III vừa qua, tuy vậy, theo nhận định chung, lãi suất huy động vốn trung và dài hạn tại Việt Nam hiện vẫn khá cao, nhiều ngân hàng vẫn đang áp từ 8,5% đến gần 9%/năm.
Theo lý giải của TS. Nguyễn Trí Hiếu, lý do Mỹ và các nước khác đang giảm là vì các nước muốn thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao hơn nên đã đẩy lãi suất xuống theo chính sách nới lỏng tiền tệ. Rất nhiều nước khác cũng giảm theo lãi suất của Mỹ bởi họ lo ngại vấn đề tỷ giá, nếu không giảm lãi suất thì giá trị đồng bảng trong nước so với USD sẽ tăng giá trị lên. Khi tăng giá trị lên thì tỷ giá của họ so với đồng USD sẽ giảm xuống, từ đó ảnh hưởng tới lĩnh vực xuất khẩu.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam lại đi ngược lại với xu hướng này, lãi suất không những không giảm mà lại tăng lên. TS. Nguyễn Trí Hiếu phân tích, thứ nhất, thời điểm này, tình trạng phát triển của nền kinh tế đất nước tương đối khả quan, hết năm nay có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng là 6,8%. Lạm phát cũng đang kiểm soát tốt, nếu đẩy lãi suất xuống thì có thể lại khiến lạm phát "bùng" lên. Thành ra với tình hình kinh tế vĩ mô như vậy, Việt Nam chưa cần hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế.
Cũng theo ông Hiếu, lãi suất tại các ngân hàng tại thời điểm này lại tăng lên là do theo chu kỳ kinh tế, cứ đến cuối năm, các doanh nghiệp cũng như các thành phần kinh tế rất cần nguồn vốn, do đó, các ngân hàng phải huy động để có đủ vốn cho vay. Khi huy động vốn thì thường các ngân hàng hoặc là giữ nguyên lãi suất hoặc là tăng lãi suất. Ít có ngân hàng nào "dám" hạ lãi suất, vì như vậy là chứng tỏ ít có khả năng hấp thụ nguồn vốn và cạnh tranh như vậy sẽ có nguy cơ mất khách hàng.
"Quy định của NHNN, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn rút xuống 40%, trong tương lai sẽ rút xuống 1 lộ trình còn 30%, đồng nghĩa với việc, các ngân hàng ngày càng cần vốn trung và dài hạn, điều này đã thúc đẩy các ngân hàng phải tăng lãi suất cho các kỳ trung và dài hạn để thu hút vốn nhằm đáp ứng điều kiện của NHNN dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.
Thêm vào đó, bước sang năm 2020, Ngân hàng sẽ áp dụng Thông tư 41 về tỷ lệ an toàn vốn, trong tỷ lệ an toàn vốn mặc dù tỷ lệ kéo từ 9% xuống 8%, nhưng nếu tính đúng, tính đủ thì nhiều ngân hàng hiện tại không đạt được 8%. Vì vậy, các ngân hàng đang "lục tục" gây vốn, huy động vốn", TS. Nguyễn Trí Hiếu phân tích.
Nhiều ý kiến trong giới nghiên cứu và phân tích cùng nghiêng về khả năng các lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước sẽ dừng lại như hiện nay mà khó có giảm thêm nữa cho đến năm 2020./.
Theo Chung Thủy/VOV.VN
Lãi suất liên ngân hàng tăng tất cả các kỳ hạn Hoạt động bơm ròng của NHNN đang có dấu hiệu giảm dần khi thanh khoản bắt đầu có dấu hiệu dồi dào. Lãi suất liên ngân hàng trong tuần tăng ở tất cả các kỳ hạn. Lãi suất liên ngân hàng tăng, nguồn cung ngoại tệ vẫn dồi dào Tuần qua, NHNN thực hiện bơm ròng 5.998 tỷ đồng qua thị trường mở....