Vì sao Guardiola thất bại trước Chelsea?
Vậy là thêm một lần nữa, Manchester City và HLV Pep Guardiola lại phải nếm mùi thất bại trước Chelsea của Thomas Tuchel.
Nhưng thất bại ở chung kết Champions League sáng nay không khỏi khiến nhiều người bất ngờ với cách tiếp cận trận đấu, cũng như vận hành chiến thuật lẫn cách dùng người của Guardiola.
Man City được đánh giá cao hơn Chelsea trong trận chung kết năm nay, nhưng thay vào đó, họ lại để thua với tỷ số 0-1 bởi bàn thắng trong hiệp một của Kai Havertz. Và thêm một lần nữa, HLV người Tây Ban Nha lại bị đối thủ người Đức Tuchel đánh bại.
Dưới thời Guardiola, Man City đã vươn mình trở thành một thế lực thống trị bóng đá Anh, giành được ba trong bốn chức vô địch Premier League gần nhất. Với một chiến lược gia tài ba và đầy sáng tạo trên băng ghế huấn luyện, cùng với dàn cầu thủ tài năng, Man City đã tạo ra một thứ bóng đá rất đáng xem, giúp họ nổi lên như là một ứng cử viên nặng ký cho chức vô địch Champions League. Ấy vậy mà trong hai mùa giải qua, Man City lại vấp ngã ở những thời điểm quan trọng, đành tiếp tục lỗi hẹn với đỉnh vinh quang.
Mùa giải trước, để đối đầu Lyon ở trận tứ kết Champions League, Guardiola bất ngờ từ bỏ cách tiếp cận trận đấu vốn rất nhất quán và ổn định của mình để tung vào sân một hàng thủ ba người đầy lạ lẫm. Và hậu quả là Man City thất bại với tỷ số 1-3. Năm nay, trước ngưỡng cửa làm nên lịch sử khi tiến vào chung kết Champions League ở thế cửa trên, một lần nữa, Pep lại khiến nhiều người bất ngờ, và rồi ông lại thêm một lần thất bại.
Cảm xúc trái ngược sau trận đấu. (Ảnh: Getty Images)
Video đang HOT
“Phương án của chúng tôi sẽ là tấn công”, Pep nói chắc nịch trước khi trận chung kết lịch sử bắt đầu. Thế nhưng thật trớ trêu, hầu như trong cả trận, thủ thành Edouard Mendy của Chelsea chẳng mấy khi phải đổ mồ hôi cứu thua cho đội nhà. Phong độ ấn tượng của đội đã giành được cả chức vô địch League Cup và Premier League mùa này đã không được thể hiện vào đêm trọng đại của họ, khi Man City chỉ có duy nhất một cú sút trúng đích suốt cả trận.
Rút kinh nghiệm từ hai lần để thua gần nhất, Pep – một bậc thầy về chiến thuật đã xáo trộn đội hình quen thuộc trong nỗ lực điều chỉnh để khiến Tuchel bất ngờ. Nhưng có vẻ như chiến lược gia người Tây Ban Nha đã quá cầu toàn và tính toán quá nhiều. Những thay đổi bất ngờ ấy vô hình trung lại khiến Man City thiếu đi những nhân tố đột biến quan trọng, có thể giải quyết trận đấu như đã từng đưa họ đến trận chung kết Champions League.
Trong 60 trận ở mùa giải vừa qua, Guardiola mới chỉ một lần tung vào sân đội hình xuất phát mà không có Rodri hoặc Fernandinho, những tiền vệ trụ gần như không thể thay thế trong hai mùa giải qua, và đó là trận gặp Olympiakos trên sân nhà đã cách đây hơn sáu tháng. Song ở trận chung kết sáng nay, trận đấu quan trọng nhất của mùa giải, thật bất ngờ khi cả Rodri và Fernandinho đều được cất trên băng ghế dự bị. Còn Ilkay Gundogan, chân sút số 1 của Man City ở Premier League mùa này lại được yêu cầu đá trụ lùi sâu hơn so vị trí ưa thích của mình, vừa làm cả nhiệm vụ phòng ngự lẫn hỗ trợ cho hàng công.
Và cách tiếp cận trận đấu như vậy đơn giản là không hiệu quả. Man City không thể kiểm soát thế trận, thậm chí những mối đe dọa đã trở nên rất rõ ràng ngay từ đầu. Do không có sự bọc lót từ hàng tiền vệ như những trận đấu trước đó, hàng thủ của Man City đã sớm bộc lộ sơ hở và thường xuyên bị Chelsea khai thác. Nếu tiền đạo Timo Werner sắc bén hơn, chắc chắn mành lưới của Man City đã sớm rung lên chỉ trong vòng 30 phút đầu.
Trớ trêu thay, như càng làm nổi bật lên sự vắng mặt của Fernandinho, sức mạnh, khả năng tranh chấp và hoán đổi từ phòng ngự sang phản công như vốn có của Man City lại chuyển hết sang một nhân tố vô cùng xuất sắc ở cùng vị trí bên kia chiến tuyến, đó là NGolo Kante, cầu thủ đã thể hiện một cách cực kỳ xuất sắc những phẩm chất đó suốt cả trận.
Nước mắt đã rơi và Kevin De Bruyne gục ngã, cũng giống như cách Man City tiếp tục thất bại trước Chelsea. (Ảnh: AP)
Một sự thay đổi khác khiến người hâm mộ lẫn giới chuyên môn cũng rất bất ngờ, đó là việc Pep bố trí cầu thủ chạy cánh đang không có phong độ cao Raheem Sterling bên cánh trái, đồng nghĩa với việc Phil Foden, người vốn đang chơi cực kỳ tốt ở vị trí này buộc phải chuyển sang đá trung tâm. Và không có gì ngạc nhiên khi Sterling chơi không hiệu quả ở bên cánh, trong khi vai trò của Foden cũng hết sức mờ nhạt khi tiền vệ 21 tuổi chật vật phía sau “số 9 ảo” Kevin De Bruyne.
Đối với De Bruyne, tiền vệ trung tâm được đánh giá là xuất sắc nhất thế giới hiện tại, đây là một ngày vô cùng buồn khi phải rời sân sớm vì chấn thương ở phút 60. Được trao băng đội trưởng trong trận cầu cực kỳ quan trọng, song De Bruyne đã không thể hiện được nhiều khi bị lớp lang phòng ngữ chặt chẽ của Chelsea khóa chặt. Quá nhiều lần trong trận đấu, những đường chuyền đã trở thành thương hiệu của De Bruyne không đến được chân các đồng đội như mong muốn. Trên thực tế, tiền vệ người Bỉ đã chơi như một tiền đạo trung tâm trước khi buộc phải rời sân. Nhưng có vẻ như De Bruyne cũng không thể thích ứng được ở vị trí này khi đội bóng của Guardiola hoàn toàn bất lực trong việc tìm đường vào cầu môn Chelsea.
“Tôi đã lựa chọn những gì tốt nhất có thể, giống như khi đối đầu với Lyon, với PSG hay với Dortmund. Tôi đã chọn lựa những quân bài tốt nhất với mục tiêu giành chiến thắng và các cầu thủ đều biết rất rõ điều này”, Pep phát biểu sau trận chung kết. Ông cũng lên tiếng bênh vực các học trò, cho rằng Gundogan đã chơi tốt và Man City chỉ kém may mắn một chút trong hiệp 1. Song những thay đổi có vẻ như không cần thiết trong cách tiếp cận trận đấu và bố trí nhân sự chắc chắn sẽ khiến chiến lược gia từng hai lần vô địch Champions League với Barcelona phải đối mặt với những chỉ trích.
Tại sao Pep lại không tin tưởng vào hệ thống đã vận hành vô cùng ổn định khi sử dụng một tiền vệ trụ, thay vì điền tên Raheem Sterling vào đội hình xuất phát? Điều này chỉ có thể lý giải bởi Pep đã quá tính toán. Sự ngây ngô của Man City trước Monaco, hay hỗn loạn trước Liverpool và quá thận trọng trước Tottenham khi De Bruyne bị bỏ lại trên băng ghế dự bị và cả những gì như đã diễn ra ở trận đấu với Lyon mùa hè năm ngoái, tất cả giờ lại tái diễn ở trận chung kết với Chelsea.
Có lẽ Guardiola sẽ không bị chỉ trích nhiều nếu như không có những điều chỉnh như vậy. Song với trách nhiệm của người đứng mũi chịu sào về thành tích của đội bóng, Pep buộc phải thay đổi, đơn giản là để tạo nên sự khác biệt nhằm tránh một thất bại trong lần thứ ba đối đầu Tuchel chỉ trong vòng sáu tuần.
Những tư duy chiến thuật hay phương pháp huấn luyện của Pep vẫn có đất dụng võ, bởi dưới bàn tay của một chiến lược gia xuất sắc của bóng đá thế giới, Pep vẫn đủ sức tạo ra một thứ bóng đá tấn công mãn nhãn, và những danh hiệu đã giành được cũng là minh chứng hùng hồn cho điều đó.
“Tôi muốn nói rằng, đây thật sự là một mùa giải đặc biệt đối với chúng tôi”, HLV người Tây Ban Nha vẫn rất hài lòng với những gì đội bóng đã trải qua trong mùa giải này. “Đó là một giấc mơ khi chúng tôi có mặt ở đây, tiếc rằng chúng tôi không thể giành chiến thắng. Thật sự là một mùa giải khó khăn trong đại dịch, nhưng chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm để trở lại mạnh mẽ hơn trong tương lai”.
Pep: "Rối loạn ám ảnh cưỡng chế"?
Sáng qua 30-5, sau trận chung kết Champions League, có lẽ rất nhiều người "cháy túi" cùng Man City.
Gần như đã chạm tay và hội đủ mọi điều kiện để viết nên lịch sử lần đầu tiên lên đỉnh châu Âu (thứ duy nhất các ông chủ Ả Rập còn thiếu sau khi đổ ra hơn 2,2 tỷ euro), nhưng The Citizens lại trượt chân trước ngưỡng cửa thiên đường. Và thất bại lại "mang đậm dấu ấn" HLV thao lược Pep Guardiola. Nghịch lý, 2 trận thua Chelsea mới trước đó lại có vẻ khiến ông quá tự tin (hay chủ quan).
HLV Pep Guardiola
Là một triết gia về chiến thuật nhưng dường như Pep mắc căn bệnh "rối loạn ám ảnh cưỡng chế" về sự hoàn hảo; tính toán, suy nghĩ quá nhiều. Đúng ở thời điểm quan trọng nhất, ông lại từ bỏ lối chơi lấy phòng ngự làm bệ phóng đã mang đến thành công trong suốt mùa giải khi cất cả 2 tiền vệ trụ Fernandinho, Rodri. Muốn tấn công toàn lực nhưng lại tiếp tục chơi không có tiền đạo mục tiêu khi cả Aguero khát khao có danh hiệu cuối cùng chia tay và Jesus đều chỉ vào sân sau khi không còn nguồn cảm hứng sáng tạo và ngòi nổ De Bruyne vì chấn thương. Thay vào đó, vẫn đặt niềm tin vào Sterling, người quá sa sút mùa này.
Ngoài 2 chưc vô địch Champions League cùng Barca, sau 1 thập kỷ HLV Guardiola vẫn chưa thể có lần thứ ba. 5 năm qua, ông đã "đôt" của CLB gân 1 tỷ euro mua sắm, giờ cần thêm ngôi sao nào nữa: Messi, Kane hay Haaland, Mbappe...?
Ngược lại, chỉ mới đến Chelsea cách đây 4 tháng với bản hợp đồng tạm thời chỉ 18 tháng, nhưng HLV Thomas Tuchel đã làm nên kỳ tích. Dù đổ ra gần 300 triệu bảng, kỷ lục trên thị trường chuyển nhượng hè 2020, nhưng những tưởng The Blues đã thêm một mùa bóng vất đi cho đến khi Tuchel đến. "Bôn ba không qua thời vận", sau trận chung kết thất bại cùng PSG hùng mạnh năm ngoái, đêm Porto đã đứng về Tuchel khi bản hợp đồng đắt giá nhất Havertz tịt ngòi trong suốt 11 trận từ đầu giải (chỉ ghi 4 bàn sau 27 trận ở Premier League) bỗng lên tiếng với bàn thắng duy nhất (cũng là bàn đầu tiên tại Champions League) để giúp ông thầy đồng hương người Đức có lần đầu tiên được... bắt tay ông chủ Abramovich. Thật kỳ lạ 9 năm trước Chelsea lần đầu tiên lên đỉnh châu Âu cũng với một HLV tạm quyền: trợ lý Di Matteo thay cho Villas Boas.
Chelsea vô địch Champions League Thầy trò HLV Thomas Tuchel đánh bại Man City 1-0 ở trận chung kết trên sân Dragao rạng sáng 30/5 (giờ Hà Nội). Pep Guardiola tung vào sân đội hình "siêu tấn công". Ông cất cả hai tiền vệ đánh chặn Rodri, Fernandinho lên ghế dự bị, đồng thời yêu cầu học trò tràn lên đánh phủ đầu đối thủ sau tiếng còi...