Vì sao Google Reader đóng cửa?
Google Reader là một minh chứng cho câu nói: Không có bữa ăn nào miễn phí. Kể từ khi Larry Page lên làm CEO, tại Google tồn tại một hoạt động được xem như là “văn hóa” của công ty có tên “dọn dẹp mùa xuân”.
Bản chất của nó là việc gã khổng lồ này chọn lọc và ngừng cung cấp các dịch vụ, sản phẩm mà họ cho là yếu kém, không còn cần thiết, hay không mang lại lợi nhuận…Thế nhưng, khác với những lần “dọn dẹp” trước, hồi tháng Ba năm nay, khi Google tuyên bố sẽ đóng cửa Google Reader, nhiều người đã rất ngạc nhiên bởi đây là một dịch vụ có không ít người dùng, và đều là người dùng trung thành, yêu thích cách đọc tin RSS. Bạn cần bằng chứng? Ngay sau công bố của Google, trang Change.org đã thu thập được chữ kí của 100.000 người yêu cầu Google tiếp tục cung cấp dịch vụ này. Con số này sau đó còn tăng lên rất nhiều sau đó nữa. Bên cạnh đó, ngay sau khi Google phát đi tin tức này, một loạt các công ty khác cho biết họ đang phát triển những dịch vụ tương tự để thay thế sau khi Google Reader bị đóng cửa.
Như vậy có vẻ lời giải thích rằng Google có quá ít người dùng và cách đọc tin RSS đã lỗi thời không phải là một câu trả lời thỏa đáng. Vậy đâu là cốt lõi của vấn đề?
Hết thời miễn phí
Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân chính cho quyết định của gã khổng lồ tìm kiếm.Google Reader được phát hành miễn phí, giống như rất nhiều dịch vụ khác của Google: Gmail, Android…và bạn không phải mất 1 xu để sử dụng nó. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Google Reader với các dịch vụ miễn phí kia đó là nó không giúp Google có thể kiếm được tiền.
Video đang HOT
Có một sự thật là khi phát triển Reader, kiếm tiền từ dịch vụ này không phải là mục đích của hãng. Có lẽ đó là vì số lượng người dùng, mặc dù không nhỏ, nhưng về tiềm năng, nó không đủ lớn để giúp Google kiếm ra những khoản lợi nhuận kếch xù như trên Android hay Google Search…Google là một doanh nghiệp và khai tử 1 sản phẩm không tạo ra tiền là một điều hoàn toàn dễ hiểu.
Hy sinh cho Google
Một cựu kĩ sư, giám đốc sản phẩm làm việc cho dự án Google Reader tiết lộ rằng động thái đóng cửa dịch vụ này là nhằm thúc đẩy cho mạng xã hội đang trong tình trạng trì trệ của gã khổng lồ tìm kiếm: Google . Reader đã phải đấu tranh để được tồn tại cho tới hôm nay. Google thực ra đã có quyết định đóng cửa dịch vụ từ 2010 nhưng họ đã chờ tới hôm nay nhằm tích hợp một phần nội dung của Reader vào Google mà bằng chứng là sự xuất hiện của nút bấm 1 và nút Share trong các feed.
Google muốn đưa đội ngũ kĩ sư mà họ phải “nuôi không” để phát triển Google Reader chuyển sang phát triển mạng xã hội này. Larry Page – người kiến thiết công cuộc “mùa dọn dẹp” từng tuyên bố rằng ông sẽ tìm mọi cách kéo người dùng chuyển sang sử dụng Google , và việc đóng cửa Google Reader rất có thể là một trong những hành động để biến tuyên bố trên thành hiện thực, bởi đội ngũ kĩ sư làm việc cho Google Reader đều là những người có am hiểu về mạng xã hội. Triệt tiêu 1 sản phẩm không giúp ích được gì trong việc thúc đẩy Google đi lên là một sự lí giải thích đáng.
Các vấn đề chính sách
Google gặp rất nhiều vấn đề về bản quyền, chính sách riêng tư với các cơ quan quản lý. Họ từng bị phạt những khoản tiền không nhỏ vì bị tố cáo theo dõi người dùng hay vì các vấn đề liên quan đến bảo mật. Họ từng bị phạt 7 triệu USD vì thu thập dữ liệu cho Street View thông qua mạng lưới Wi-Fi công cộng, bị phạt 22,5 triệu vì cài cookies theo dõi người dùng Safari.
Những nguy cơ đó có nghĩa rằng mỗi một sản phẩm của hãng phải có đội ngũ luật sư, chuyên gia chính sách…riêng để đảm bảo tất cả được vận hành tốt. Trong khi đó, đến thời điểm đóng cửa, Google không có một đội ngũ kĩ sư full-time để vận hành Google Reader. Việc bổ sung nhân sự sẽ làm tăng thêm chi phí cho một sản phẩm vốn không kiếm được tiền như đã nói trên và cái chết của Reader như là một tất yếu.
Kết
Dẫu sao, Google Reader cũng sẽ ngừng hoạt động trong nay mai và chúng ta cũng đã có nhữnggiải pháp thay thế. Tuy nhiên, cái kết của Google Reader là một minh chứng cho thấy rằng không có gì được gọi là “miễn phí” với người dùng, bởi những gì được coi là “cho không” như Google Reader cũng sẽ dễ dàng bị đối xử 1 cách bạc bẽo và người phải hứng chịu sự hụt hẫng, thất vọng vẫn sẽ là chính chúng ta.
Theo genK
Facebook bất ngờ gửi thư mời sự kiện 20/6
Sau thời gian dài không để lộ bất kỳ thông tin nào về sản phẩm mới, mạng xã hội lớn nhất đã mời các nhà phát triển tới buổi ra mắt của mình tại trụ sở ở Menlo Park, California (Mỹ) cuối tuần sau.
Nội dung thư mời của Facebook. Ảnh: Electronista.
Thư mời của Facebook không nói rõ nội dung của sự kiện. Hãng này chỉ úp mở rằng: "Một nhóm phát triển của chúng tôi đang nghiên cứu một ý tưởng lớn. Hãy đến ngồi cà phê cùng chúng tôi để biết thêm về sản phẩm mới này". Lời nhắn này được in trên một tờ giấy ăn đi kèm với một vệt cà phê.
Hiện tại vẫn chưa rõ sản phẩm được đề cập trong thư mời của mạng xã hội lớn nhất là gì. Nguyên nhân bởi sau buổi ra mắt giao diện Home và điện thoại First không mấy thành công, Facebook khá im ắng về các sản phẩm, dịch vụ mới. Tuy vậy, Electronista dự đoán sản phẩm mà hãng sắp ra mắt có thể là công cụ đọc RSS để thay thế cho dịch vụ Google Reader vừa bị khai tử.
Theo VNE
Google chính thức "khai tử" dịch vụ tìm kiếm qua SMS Dịch vụ SMS Search của Google đã chính thức đóng cửa vì nhu cầu sử dụng người dùng không cao. Mới đây Google đã cho "khai tử" dịch vụ tìm kiếm qua tin nhắn (SMS Search) của mình. Đây là dịch vụ giúp người dùng sử dụng điện thoại phổ thông không có kết nối internet có thể tìm kiếm thông tin bằng...