Vì sao Google bán Motorola cho Lenovo?
Thương vụ Lenovo (Trung Quốc) mua Motorola đã chấm dứt quãng thời gian ngắn ngủi mà Google đã đầu tư vào mảng sản xuất thiết bị di động tiêu dùng . Lý do đã nào khiến Google quyết định bán Motorola cho Lenovo?
Tại sao Google bán Motorola Mobility?
Gần như toàn bộ doanh thu của Google đều tới từ quảng cáo, bao gồm cả quảng cáo trên các thiết bị di động. Do đó chiến lược kinh doanh di động của Google là làm cho Android hiện diện trên càng nhiều dòng smartphone càng tốt.
Tuy nhiên các vụ kiện tụng liên quan đến bằng sáng chế của Apple với Android là một trong những nguyên nhân chính khiến các khách hàng tiềm năng của Google chần chừ, và quyết định không chọn mua các sản phẩm chạy Android. Trong khi đó Motorola lại có cả một thư viện bằng sáng chế khổng lồ, nhờ đó Google có thể dùng chúng để chống lại các cuộc tấn công mạnh mẽ đến từ Apple. Lý do mà Google thôn tính Motorola cũng vì muốn sở hữu các bằng sáng chế chứ không phải toàn bộ dây chuyển sản xuất di động.
Khi Google mua Motorola, một số đối tác Android chính của hãng bắt đầu đề phòng rủi ro và tự phát triển hoặc tự phát triển hệ điều hành của riêng mình. Ví dụ như Samsung với Tizen và LG với WebOS.
Tuy nhiên hiện tại Motorola không mang lại lợi nhuận cho Google.
Sau khi bán Motorola, Google sẽ trở lại là nhà cung cấp hệ điều hành trung lập với các nhà sản xuất điện thoại trên thế giới.
Tại sao Lenovo mua Motorola?
Lenovo (Trung Quốc) là một trong 5 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới. Tuy nhiên thị phần của Lenovo tại Mỹ, một trong những thị trường smartphone lớn nhất thế giới thì lại gần như bằng không.
Video đang HOT
Motorola có lịch sử 85 năm tại Mỹ. Nhưng hiện nay khả năng phân phối của Motorola trên các thị trường khác đã trở nên kém hiệu quả hơn nhiều. Vụ thâu tóm này sẽ giúp Lenovo thâm nhập vào thị trường Mỹ và ngược lại, đem các sản phẩm của Motorola tới thị trường toàn cầu.
Mảng kinh doanh lớn nhất của Lenovo vẫn là máy tính cá nhân và hãng hiện là một trong những nhà sản xuất máy tính số 1 thế giới. Tuy nhiên doanh số máy tính cá nhân hiện không còn tăng trưởng nhanh như trước. Nếu Lenovo muốn trở thành một công ty tiên phong trong lĩnh vực công nghệ từ nay tới 2020 thì hãng phải trở thành một nhà “lãnh đạo” trong công nghệ di động. Thâu tóm một doanh nghiệp smartphone tầm cỡ quốc tế chính là chìa khóa mở ra thành công cho chiến lược này.
Lenovo có kinh nghiệm trong việc tích hợp và điều hành các công ty công nghệ có trụ sở tại Mỹ. Hãng đã mua lại ThinkPad từ IBM và giúp nó thành công, hiện tại Lenovo có một nhà máy sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu ThinkPad tại Whitsett, North Carolina, Mỹ.
Motorola từng có mối quan hệ tốt với các nhà mạng Mỹ, điều này sẽ giúp Lenovo có thể thâm nhập tốt hơn, thuận lợi hơn vào thị trường di động Mỹ.
Lenovo không chỉ muốn trở thành nhà sản xuất smartphone cho người tiêu dùng thông thường mà còn hướng cả tới quy mô doanh nghiệp. Lenovo đã thiết lập mối quan hệ lâu dài với môi trường doanh nghiệp với các sản phẩm ThinkPad và ThinkCenter. Hiện tại, Lenovo hoàn toàn có thể cung cấp smartphone tích hợp đầy đủ công nghệ cho các khách hàng doanh nghiệp toàn cầu.
Theo PCMag
Google đang âm thầm cập nhật Android của bạn như thế nào?
Phần lớn các sản phẩm Android đều không được nâng cấp lên phiên bản Android mới đủ nhanh, hoặc tệ hơn nữa là không được cập nhật trong cả vòng đời của mình. Thật may mắn, bạn có thể không cần tới phiên bản Android mới nhất: Google vẫn đang liên tục cập nhật ngầm cho smartphone/tablet của bạn.
Có thể nói đây mới chính là kế hoạch thực sự của Google nhằm giảm thiểu sự phân mảnh của thị trường Android. Gã khổng lồ tìm kiếm sẽ cố gắng cập nhật nhiều phần của hệ điều hành trên các thiết bị cũ, ngay cả khi các nhà mạng và các nhà sản xuất còn chưa kịp nghiên cứu các phiên bản Android mới nhất.
Android 4.2, Android 4.3 và Android 4.4 đều là các bản cập nhật "nhỏ"
Đã có thời các bản cập nhật Android là cực kì quan trọng. Ví dụ, phiên bản 4.0 Ice Cream Sandwich đã mang tới một giao diện hoàn toàn mới, hiệu năng được cải thiện đáng kể và rất nhiều API (cổng giao tiếp lập trình) mới, dành riêng cho phiên bản này. Một số ứng dụng không thể chạy được trên các phiên bản Android cũ hơn, do đó tất cả các smartphone, tablet bị "kẹt" lại với 2.3 Gingerbread cho đến nay vẫn không thể chạy được Chrome và nhiều ứng dụng quan trọng khác. Cú nhảy lên Android 4.0 thực sự là một bước tiến vượt bậc của Google.
Android 4.1 cũng không kém phần quan trọng: nhờ có Project Butter, Android 4.1 có giao diện mượt mà và kém giật hơn rất nhiều. Tuy vậy, các phiên bản sau như 4.2, 4.3 và 4.4 đều không có nhiều cải tiến. Trong số 3 phiên bản này, 4.4 KitKat có thể được coi là phiên bản cải tiến nhiều nhất, giúp giảm thiểu lượng RAM đòi hỏi trên thiết bị Android. Tuy vậy, nếu thiết bị của bạn được phát hành trong vòng 2 năm gần đây, có lẽ yếu tố này cũng sẽ không giúp KitKat trở nên đáng giá hơn là bao.
Google đang cập nhật cho Android thông qua Play Services
Thực tế, Google vẫn đang liên tục cập nhật cho nhiều phần của Android trên thiết bị của bạn mà không cần phải nâng cấp toàn bộ phiên bản Android. Khi một nhà sản xuất muốn được sản xuất thiết bị Android, họ sẽ phải thương thuyết với Google và chấp nhận đặt ứng dụng Play Store cũng như các ứng dụng Google trên Android. Nhờ đó, Google sẽ luôn có thể cập nhật cho các thành phần của Android thông qua Google Play Services (dịch vụ hệ thống Google Play) trên các thiết bị. Các dịch vụ này sẽ tiến hành cập nhật một cách tự động ở dưới nền, và người dùng cũng như các nhà sản xuất sẽ không thể nào can thiệp vào quá trình cập nhật này.
Thông qua Google Play Services, Google đã cập nhật khá nhiều cho cả các thiết bị Android cũ như các thiết bị Android 2.3 Gingerbread và 2.2 Froyo.
Ví dụ, tính năng chống trộm Android Device Manager đã được Google trang bị trên hầu hết các máy Android có mặt trên thị trường, bất kể là chúng có được sản xuất trước khi ứng dụng này ra mắt hay không. Bạn chỉ cần mở ứng dụng Settings và chọn bật Android Device Manager. Google cũng đã thêm tính năng "quét" các ứng dụng không được phát hành từ Google Play để tìm mã độc. Cả Android Device Manager lẫn tính năng quét ứng dụng đều được cập nhật độc lập thông qua Google Play Services, không cần phải thông qua quá trình nâng cấp toàn bộ hệ điều hành.
Cũng thông qua Google Play Services, Google đã thêm vào nhiều API (giao thức lập trình ứng dụng, một dạng cổng giao tiếp lập trình) cho các nhà phát triển ứng dụng. Ví dụ, API mới cho dịch vụ định vị đã được cải thiện giúp giảm đáng kể thời lượng pin.
Trên đây chỉ là một vài ví dụ về các tính năng cập nhật mà Google có thể thực hiện qua Play Services. Điều quan trọng nhất cần nhắc tới ở đây là khi cập nhật cho Android theo cách này, Google sẽ không bị níu chân bởi quá trình nghiên cứu, thêm phần mềm "rác" và thử nghiệm phiên bản Android mới của các nhà sản xuất.
Các ứng dụng của Google
Google cũng đã "tách" bớt các ứng dụng trước đây vốn được tích hợp vào Android ra khỏi phần lõi của hệ điều hành này. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể cài đặt và cập nhật các ứng dụng này trên các phiên bản Android cũ thông qua Play Store, thay vì phải nâng cấp toàn bộ hệ điều hành như trước đây.
Gmail, Google Calendar, Google Keyboard, Hangouts, Chrome, Google Maps, Drive, YouTube, Keep, Google , Google Search giờ đã trở thành các ứng dụng độc lập với Android và được phát hành qua Play Store, do đó bạn có thể thoải mái cài chúng trên các smartphone và tablet cũ. Trên iOS, bạn chỉ có thể cập nhật các ứng dụng hệ thống như Mail, Calendar, Messages và Safari khi cập nhật toàn bộ iOS.
Google cũng đã tung ra bộ launcher Google Experience cho các thiết bị thông qua bản cập nhật cho Google Search. Trong khi launcher này chưa được tung ra chính thức, bạn vẫn có thể bật Google Experience Launcher thông qua một ứng dụng độc lập.
Những tính năng nào chỉ có thể được cập nhật khi bạn nâng cấp phiên bản Android?
Nhìn chung, những thay đổi lớn, mang tính chất hệ thống vẫn sẽ đòi hỏi bạn phải cập nhật Android. Các tính năng như sử dụng nhiều tài khoản người dùng, tối ưu lượng RAM cần thiết, hỗ trợ các chuẩn kết nối mới như Bluetooth 4.0 không thể được cập nhật qua Play Services. Các tính năng này đòi hỏi thay đổi cả phần lõi của hệ thống.
Tuy vậy, càng ngày tầm quan trọng của các tính năng này càng giảm xuống. Google có vẻ đang ngày càng tập trung vào phát hành các tính năng mới thông qua cập nhật Google Play và cập nhật ứng dụng. Rất có thể trong tương lai số lượng ứng dụng được tách khỏi phần lõi của Android sẽ tiếp tục gia tăng, nhằm giúp tăng khả năng tương thích của thiết bị cũ với các ứng dụng mới.
Sự thật là các bản cập nhật Android mới đang dần trở nên kém quan trọng hơn. Nếu bạn vẫn đang phải sử dụng Android 4.1 và 4.2, bạn vẫn đang sở hữu một trải nghiệm Android khá đầy đủ các tính năng hiện đại. Bạn vẫn có thể sử dụng các ứng dụng mới nhất, bởi Android 4.1 và 4.2 đều đã sở hữu API mới nhất của Android. Mặc dù trong vòng 1 năm qua đã có tới 2 phiên bản Android ra mắt, sự phân mảnh của Android đã giảm đi đáng kể.
Theo How To Geek
Google đã thay đổi Android như thế nào khi iPhone xuất hiện? Khi Apple giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên vào tháng 01/2007, nó đã vĩnh viễn thay đổi smartphone. Các đối thủ cạnh tranh có thể thích ứng với kiểu dáng mới, như Samsung, đã phát triển mạnh mẽ, trong khi những hãng thay đổi quá chậm, giống như BlackBerry và Nokia, đã vấp phải vô vàn khó khăn. Google, chủ sở hữu và...