Vì sao giới trẻ muốn rời khỏi thành phố nhưng về quê cũng đối mặt không ít áp lực?
Gần đây, giới trẻ có xu hướng rời bỏ thành phố nhộn nhịp và xô bồ, thậm chí còn về quê tìm cơ hội mới. Tuy nhiên, không phải cứ tìm về quê là tương lai rộng mở, thậm chí có người còn gặp nhiều áp lực hơn.
Hồi còn nhỏ, ai nấy đều mong muốn được rời khỏi quê hương, bước ra nơi chân trời rộng lớn hơn. Tìm đến những thành phố lớn để học tập, làm việc… trở thành lựa chọn của nhiều người. Tại đây, chúng ta được tiếp xúc với nhiều người, trải qua nhiều thăng trầm và dần trưởng thành hơn.
Thế nhưng khi đối mặt cuộc sống áp lực, tài chính đè nặng… nhiều người lại có xu hướng bỏ phố về quê sinh sống và làm ăn. Đây quả thực là 1 quyết định khó khăn với người trẻ bởi nhiều người cũng hoang mang với câu hỏi: “Về quê thì làm gì để sống”.
Xu hướng bỏ phố về quê ngày càng thịnh hành, rất nhiều người trẻ tìm hướng đi mới cho tương lai của mình. Thế nhưng trên thực tế không phải ai bỏ phố về quê nhỏ sống cũng đều thành công. Thậm chí còn có những người mắc kẹt trong chính quyết định của mình, rơi vào tình trạng khổ sở, không có đường lui.
Người trẻ chỉ muốn bỏ thành phố, tìm bình yên
Những năm gần đây, trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội xuất hiện rất nhiều thông tin giới trẻ bỏ phố về quê sinh sống, làm việc. Thậm chí còn có rất nhiều bạn trẻ mới ra trường đã tìm về trải nghiệm cuộc sống trên đảo, trên biển, lên rừng…
Thực chất, đằng sau việc bỏ phố về quê tồn tại những lý do khác nhau, nhưng chủ yếu là liên quan tới cuộc sống của giới trẻ ở thành phố.
Sau khi ra trường, tìm việc làm và sinh sống trên thành phố lớn, không thể phủ nhận các bạn trẻ có nhiều cơ hội hơn. Họ được gặp gỡ, va chạm nhiều người, thử thách mình trong nhiều công việc nên trưởng thành hơn.
Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với những yêu cầu cao hơn từ lãnh đạo, áp lực công việc tăng khiến người trẻ mệt mỏi. Dĩ nhiên để có được mức lương tốt, môi trường năng động, con đường thăng tiến rộng mở, họ phải “hao tâm tổn trí”, dồn nhiều công sức vào công việc mỗi ngày. Điều đó làm nhiều người cảm thấy “nghẹt thở”, muốn thay đổi thực tại và tìm 1 cơ hội khác.
Chưa kể, mức sống, sinh hoạt ở thành phố lớn cũng khiến nhiều người áp lực hơn. Trên thành phố, đồ ăn, thức uống hay quần áo, dịch vụ… đều đắt hơn 1 chút. Trong khi đó nhiều người chỉ đạt được mức thu nhập trung bình. Họ vừa phải lo sinh hoạt phí hàng tháng, vừa phải tiết kiệm để mua nhà, mua xe… nên áp lực đè nặng vô cùng.
Hơn nữa, để mỗi người mua được 1 căn nhà đàng hoàng ở thành phố lớn không phải vấn đề đơn giản. Nếu như không gia tăng thu nhập hoặc không tiết kiệm, chắt bóp từng đồng, chúng ta khó mà sở hữu được 1 căn nhà ưng ý và an cư lạc nghiệp.
Video đang HOT
Đây là câu chuyện của nhiều bạn trẻ, điển hình là Trần Quang Huy (ở Đồng Nai). Anh vốn là 1 nhân viên bảo trì ở 1 công ty trên thành phố. Nhận mức lương ổn nhưng lại mâu thuẫn với đồng nghiệp, áp lực công việc kéo dài nên Quang Huy đã quyết định rời thành phố, xách balo về quê lập nghiệp.
Về quê yên bình… nhưng không yên ổn
Nhiều người có xu hướng bỏ phố “về quê nuôi cá và trồng thêm rau”, thế nhưng thực tế không phải ai cũng thành công. Bên cạnh những người có cuộc sống phát triển, ổn định ở quê nhà, nhiều bạn trẻ phải đối mặt với tình trạng lạc lõng, mất định hướng.
Khi về quê, chúng ta cần 1 khoảng thời gian để thích nghi với công việc, cuộc sống ở quê. Khoảng thời gian chông chênh này sẽ qua đi nếu như bạn có định hướng rõ ràng. Thế nhưng nó sẽ tiếp diễn mãi nếu bạn không đưa ra những quyết định đúng đắn.
Về quê, chúng ta bắt đầu đi tìm những cơ hội nghề nghiệp khác. Mức lương mà ta nhận được chưa chắc đã bằng với thu nhập trên thành phố dù mức sinh hoạt thấp hơn. Chưa kể, chúng ta sẽ phải gây dựng các mối quan hệ mới trong công việc và không chắc chắn có thể gắn bó.
Hơn nữa, khi bỏ phố về quê chúng ta sẽ đối mặt với những lời bàn tán, gièm pha. Những người không hiểu biết sẽ nghĩ ta kém cỏi, phải bỏ về xóm nhỏ để kiếm kế sinh nhai. Những lời bàn tán khó nghe này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng, tâm lý của chúng ta.
Khi đã quyết định về quê sinh sống và làm việc, sau này chúng ta sẽ khó quay trở lại thành phố hơn. Khi quen với nếp sống ở quê nhà, lên lại thành phố dễ làm ta choáng ngợp, áp lực hơn nhiều. Vì thế, dù có thành công hay thất bại ở quê nhà, nhiều bạn trẻ vẫn không tìm lên thành phố.
Ảnh minh họa: Internet
Câu chuyện của chàng trai Trần Quang Huy nói trên cũng là 1 ví dụ điển hình. Sau khi về quê, Quang Huy dồn vốn liếng và mở trang trại. Anh bỏ cả gia tài vào mảnh đất hơn 1ha, trồng rau, nuôi cá, nuôi heo.
Những tưởng công việc sẽ ổn định và có được lợi nhuận, Quang Huy nhận cái kết đắng khi dịch tả ập tới khiến đàn lợn chết gần hết, giá cá giảm nên doanh thu không đáng mấy.
Khi bế tắc, Huy chuyển sang làm trang trại nuôi gà nhưng cũng chật vật chẳng kém. Mỗi 1 năm anh chỉ thu được khoảng 100 triệu đồng, số tiền này cũng chỉ đủ sống, không được bằng thời đi làm công ty.
Trên thực tế, nhiều người bỏ phố về quê làm ăn nhưng chỉ yên bình chứ không… yên ổn. Vấn đề nằm ở mỗi con người, nếu như chúng ta có năng lực, luôn có ý thức vươn lên và phát triển thì dù ở quê hay ở thành phố ta cũng là “ngôi sao sáng”.
Dù ở thành phố hay về quê chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau, lợi có, hại có nên bản thân mình mới là yếu tố quan trọng nhất. Nếu bạn chứng minh được năng lực của mình, tìm được 1 công việc phù hợp thì dù sống ở đâu cũng chỉ là thứ yếu.
Người trẻ hở chút than khổ lại quên thời ông bà, bố mẹ vất vả ra sao
Thế hệ trẻ ngày nay được sinh ra trong thời kỳ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
Từ mức sống, học tập đến công việc, nghề nghiệp đều có nhiều sự lựa chọn. Thế nhưng, đi kèm với những tiện ích dễ có được lại kèm theo những vấn đề phát sinh trong thời đại mới. Chẳng khó để tìm thấy những người trẻ "kêu gào" mệt mỏi, mất định hướng cuộc sống. Buổi sáng có thể vẫn đang vui vẻ vì thời tiết đẹp, đến chiều lại "cảm thấy buồn bã" do hôm nay nhiều việc, sếp yêu cầu tăng ca. Ngồi lướt mạng xã hội thấy cô bạn học cũ được ông xã đưa đi du lịch khắp mọi nơi, còn mình ngồi với đống deadline cần gửi đi gấp, chỉ từng đó thôi cũng có thể khiến tâm trạng "tụt dốc không phanh",....
Người trẻ hiện đại gặp nhiều áp lực trong cuộc sống. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Thường xuyên than nghèo vì làm cả năm vẫn thiếu thốn
Hiện nay, nhiều người trẻ rơi vào hoàn cảnh khốn khó chỉ vì không biết cách quản lý chi tiêu mặc dù hàng ngày họ vẫn chăm chỉ đi làm, kiếm tiền. Chưa nhận lương tháng này đã chi hụt vào tiền lương tháng trước. Với nhiều bạn trẻ hiện đại, trang trải chi phí sinh hoạt còn nan giải chứ đừng nói đến tiết kiệm, tích cóp mua nhà, sắm xe.
Người trẻ hiện đại thường xuyên cảm thấy mệt mỏi với áp lực xung quanh. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Áp lực phần lớn đến từ công việc và vấn đề tài chính. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Có rất nhiều lý do cho việc dù được sinh ra trong điều kiện tốt hơn nhưng thế hệ trẻ hiện đại lại luôn cảm thấy không đủ sống. Bởi lẽ, mỗi thời mỗi khác, hiện tại khác với quá khứ ở chỗ ngày nay, nhiều hình thức giải trí, nhiều thú vui xuất hiện khắp mọi nơi khiến người trẻ bị phân tâm. Nếu như thế hệ ông bà, bố mẹ chúng ta tập trung làm việc, sau đó trở về nhà, thì cuộc sống ngày nay có nhiều điều hấp dẫn thu hút sự chú ý và "túi tiền" của con người.
Vấn đề chi tiêu, quản lý tiền bạc khiến các bạn trẻ đau đầu. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Cuộc sống hiện đại có nhiều thú vui làm cho người trẻ bị thu hút. (Ảnh minh họa: Pinterset)
Có thể nói người trẻ hiện đại biết cách hưởng thụ cho bản thân hơn thế hệ trước. Họ kiếm ra tiền nhưng nhu cầu chi tiêu, mua sắm cũng rất cao. Nhiều người chọn cách tiêu pha thoải mái cho hôm nay mà không có kế hoạch tiết kiệm bài bản, chặt chẽ. Họ sẵn sàng bỏ tiền vào những thú vui sang chảnh, những cuộc gặp gỡ để kết nối, hẹn hò, những chuyến du lịch khắp mọi nơi,... Sau đó, như một vòng lặp luẩn quẩn mãi không tìm thấy lối thoát, những người này lại "vò đầu bứt tóc" vì chưa hết tháng đã hết tiền.
Nhu cầu mua sắm của người trẻ hiện đại ngày càng cao. (Ảnh minh họa: Pinterset)
Vì sao thế hệ trước thành công sớm?
Ông bà, bố mẹ chúng ta cũng từng là những người trẻ. Họ cũng phải đi làm, vất vả "chắt chiu" từng đồng mới có được cuộc sống ổn định. Thế hệ nào cũng không tránh khỏi áp lực cuộc sống, cơm áo gạo tiền, nhưng cách thế hệ trước xử lý khủng hoảng được cho rằng khác với những cô gái, chàng trai trẻ tuổi bây giờ.
Thế hệ trước không quản ngại công việc vất vả, nắng mưa. (Ảnh minh họa: Đồng Văn Hùng)
Ai cũng từng có quãng đường tuổi trẻ nhớ mãi không quên. Ông bà, bố mẹ chúng ta trước khi có được cuộc sống ổn định như hiện tại cũng đã từng có những năm tháng gian truân, tuổi trẻ "nếm mật nằm gai", khổ cực đủ đường. Nói đến thời thanh xuân của thế hệ trước, đó là câu chuyện dài mà tôi nghĩ có thể viết thành những cuốn sách. Sinh ra trong thời kỳ khó khăn, đến ăn còn chẳng đủ phải chạy lo từng bữa. Thế nhưng, ông bà, bố mẹ chúng ta vẫn luôn tự hào về những năm tháng ấy. Đó là khoảng thời gian họ được tôi luyện, rèn giũa ý chí kiên cường. Lúc ấy, con người ta không sợ mệt mà chỉ sợ đói, lo gia đình không có bữa cơm no, sợ nhất là không có việc để làm.
Thế hệ trước thường gắn bó với công việc làm nông, đòi hỏi nhiều sức lao động. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Khi ông bà, bố mẹ chúng ta ở tuổi đôi mươi, họ cũng không có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp, đơn giản có việc gì mình làm việc ấy. Chỉ cần là công việc chân chính, nắng mưa vất vả không phải là vấn đề.
Không giống thế hệ trẻ bây giờ, ông bà, bố mẹ ngày xưa đã học được cách tiết kiệm ngay từ khi còn nhỏ. Chưa nói đến vấn đề tiền bạc, ngay từ đồ ăn, thức uống họ đã không bao giờ lãng phí. Thế hệ xưa cũng xác định mục tiêu sống và kế hoạch cuộc đời của mình một cách bài bản, rõ ràng. Làm việc có mục đích đó là kiếm tiền, xây nhà, ổn định cuộc sống gia đình.
Cũng không giống người trẻ hiện nay, ông bà, bố mẹ không có thời gian để kêu ca, than vãn. Vì họ làm việc không chỉ cho bản thân mà còn cho cả gia đình.
Thời nào khổ hơn?
Để nói thời nào khổ hơn, thế hệ nào sướng hơn sẽ khó có được câu trả lời chính xác. Mỗi giai đoạn mỗi khác, khó khăn cũng sẽ khác nhau. Áp lực cũng khó để đem ra so sánh. Thế hệ trẻ hiện đại được sinh ra trong thời buổi xã hội phát triển, họ cũng có quyền được hưởng thụ những đặc quyền mang lại sự vui vẻ, thoải mái cho bản thân. Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn cần phải suy tính cho tương lai, dù có tiêu pha cũng cần lên kế hoạch bài bản, có chi tiêu cũng nên có tiết kiệm cho bản thân và cả gia đình.
Giới trẻ ám ảnh, mệt mỏi khi cứ phải sống theo kỳ vọng của bố mẹ Là cha, là mẹ, ai cũng muốn con mình có cuộc sống tốt nhất, đầy đủ nhất. Khi còn nhỏ thì là học tập tốt, lớn hơn chút lại mong con có công việc ổn định. Chính vì vậy, nhiều phụ huynh đã vạch ra những hướng đi cho con mình ngay từ nhỏ. Thế nhưng, đôi khi, những định hướng mà bố...