Bố là giảng viên ĐH bị “sang chấn tâm lý”, không nói không rằng suốt 3 ngày sau khi nhận kết quả thi gây shock của con gái lớp 3
Ông bố là giảng viên đại học vô cùng sốc trước kết quả mà con đạt được.
Trong quan niệm của nhiều người, con cái dù có thế nào đi nữa thì ít nhiều cũng sẽ thừa hưởng được một phần gen của cha mẹ. Khi cha mẹ là những người học rộng hiểu cao, con cái có thể không đạt được mức xuất sắc , nhưng cũng không đến nỗi nào. Tuy nhiên, thực tế đôi khi không phải như vậy.
Không ít phụ huynh có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực học thuật hay công việc, sở hữu chỉ số IQ cao ngất ngưởng, đạt được rất nhiều thành công đáng tự hào… nhưng con cái của họ đôi khi lại không đạt được thành tựu như kỳ vọng. Thật ra, mỗi đứa trẻ là một cá thể đặc biệt với khả năng đặc biệt, không có đứa trẻ nào là kém cỏi cả. Dẫu biết là vậy, nhưng khi thấy con có lực học không tốt, phụ huynh nào cũng sẽ cảm thấy lo lắng. Thậm chí như ông bố đến từ Trung Quốc dưới đây chẳng hạn, sau quá trình “thất bại” trong việc truyền đạt kiến thức cho con, ông bố rơi vào trạng thái “sang chấn tâm lý” khiến dân tình cười đau bụng.
Chuyện là thế này, vào ngày 11/11 vừa qua, một bà mẹ đến từ tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đã chia sẻ lên MXH câu chuyện con gái mình chỉ đạt 8 điểm/thang điểm 100 môn Toán và phản ứng của người bố. Trước kết quả con đạt được, ông bố là giảng viên đại học – người thường xuyên dạy con học bài, vô cùng shock. Được biết, ông bố này là “học bá” hàng thật giá thật khi từng tốt nghiệp Thạc sĩ tại một trường đại học top đầu.
Ông bố là giảng viên đại học vô cùng sốc trước kết quả mà con đạt được.
Việc con cái chỉ thi được 8/100 điểm môn Toán, cha mẹ bình thường shock 1 thì với ông bố giảng viên này chắc phải là shock 10. Bởi vậy nên ông bố đã có loạt phản ứng hết sức hài hước như liên tục trầm tư, thỉnh thoảng lại lôi tờ giấy kiểm tra của con ra nhìn và nghiêm trọng nhất là giữ trạng thái 3 ngày liên tiếp không nói không rằng gì, chỉ im lặng như đang suy nghĩ một điều gì đó.
Ông bố rơi vào trầm tư sau khi biết điểm bài kiểm tra môn Toán của con.
3 ngày liên tiếp ông không nói không rằng.
Video đang HOT
Sau tất cả, người bố “chốt” lại vấn đề nằm ở việc con gái không chú tâm học hành. Để cải thiện tình hình, người bố bắt đầu ngiên cứu sách giáo khoa của con. Tuy nhiên, “plot twist” đã xảy ra ở chút 89.
Người mẹ kể lại: “ Tôi cảm thấy thương cho anh ấy. Hôm qua giúp con gái kiểm tra bài tập về nhà, anh nói rằng con gái đã giải sai bài tập. Nghe bố nói vậy, con cũng nằng nặc bảo mình đúng, còn người sai mới là bố.
Hai cha con vì một bài tập mà tranh cãi um tỏi. Cuối cùng, lên mạng tìm đáp án, ai ngờ người sai lại là bố. Lúc đó, bố ôm đề kiểm tra, than thở không thôi. Giờ chẳng biết phải dạy con thế nào nữa”.
Người mẹ tâm sự, thật ra con gái cũng không phải học kém, chỉ là điểm môn toán không được “lý tưởng” lắm thôi. Về phần mình, người mẹ cũng đã an ủi con cái rằng chỉ cần con cố gắng là khó khăn mấy cũng sẽ vượt qua. Bản thân chị luôn chủ trương không ép con học quá căng thẳng.
Cha mẹ làm gì nếu con có học lực không tốt?
Trong trường hợp này, cha mẹ cần bình tĩnh và sáng suốt để tìm ra phương pháp hỗ trợ con cái hiệu quả. Đầu tiên, cha mẹ nên trò chuyện với con, lắng nghe một cách chân thành mà không chê , để tìm hiểu sâu hơn về những khó khăn mà con đang gặp phải. Sau đó, tạo điều kiện cho con một môi trường học tập yên tĩnh và thoải mái, cung cấp những dụng cụ học tập cần thiết, và có thể cân nhắc việc thuê gia sư nếu xác định con cần sự giúp đỡ về kiến thức.
Cha mẹ cần đặt ra những mục tiêu cụ thể và khả thi cùng con, và lập kế hoạch đạt được chúng thông qua việc xác định thời gian học tập hợp lý và kỷ luật. Việc theo dõi sát sao tiến trình học tập và đánh giá sự tiến bộ thường xuyên giúp cha mẹ có thể điều chỉnh phương pháp giáo dục phù hợp.
Cha mẹ nên khuyến khích và động viên con mỗi khi có cơ hội, nhấn mạnh vào nỗ lực hơn là kết quả, và tôn trọng sở thích cũng như năng khiếu của con để từ đó phát triển tiềm năng trong những lĩnh vực con thực sự yêu thích. Cuối cùng, cha mẹ cần liên hệ chặt chẽ với giáo viên để hiểu rõ hơn về tình hình học tập của con, qua đó nhận được sự hỗ trợ và lời khuyên từ những người có kinh nghiệm giáo dục.
Điều quan trọng là cha mẹ phải luôn kiên nhẫn, cung cấp tình yêu và sự hỗ trợ không điều kiện cho con, nhằm giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn, từng bước cải thiện và phát triển toàn diện.
Cha mẹ phải luôn kiên nhẫn, cung cấp tình yêu và sự hỗ trợ không điều kiện cho con.
Mỗi đứa trẻ đều là một cá thể độc lập với những phẩm chất, sở thích và khả năng riêng biệt. Không có hai đứa trẻ nào hoàn toàn giống nhau, ngay cả khi họ là anh chị em ruột hay sinh đôi. Mỗi em bé mang trong mình một tiềm năng vô hạn và khả năng phát triển đặc biệt theo những cách thức khác nhau.
Có trẻ thể hiện xuất sắc trong môn toán và khoa học, trong khi những đứa trẻ khác lại nổi bật với khả năng âm nhạc hay thể thao. Một số trẻ có thể tự học một cách nhanh chóng và độc lập, trong khi những đứa trẻ khác lại cần sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiều hơn. Đó là lý do vì sao việc giáo dục và nuôi dưỡng cần được tiếp cận một cách linh hoạt, tôn trọng sự đa dạng cá nhân và khuyến khích mỗi trẻ phát triển theo những hướng đi riêng của mình. Nhận thức rõ rằng mỗi đứa trẻ là một thực thể độc lập và duy nhất không chỉ giúp chúng ta tạo ra môi trường giáo dục phù hợp mà còn giúp mỗi em bé có cơ hội phát huy tối đa khả năng của mình.
Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ
Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt
Ngày 3-11, thầy Trương Thế Quý, Phó Phòng Đào tạo ĐH và Công tác sinh viên, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế, cho biết đã cùng với các giảng viên và sinh viên trường này đến Bệnh viện Trường ĐH Y Dược Huế thăm hỏi, động viên gia đình sinh viên Lê Ngọc Trâm.
Tổng cộng 17 triệu đồng do các giảng viên, sinh viên Khoa Sinh học - Trường ĐH Sư phạm Huế; Đoàn ĐH Huế và các mạnh thường quân ủng hộ đã được thầy Quý chuyển tới nữ sinh viên này.
Số tiền này giúp Trâm có kinh phí chữa trị bệnh cho mẹ là bà Nguyễn Thị Lâm (SN 1973) đang điều trị tại Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình - lồng ngực, Bệnh viện Trường ĐH Y Dược Huế.
Lực lượng chức năng xã An Thủy dùng ghe nhôm đưa bà Lâm vượt lũ đến bệnh viện cấp cứu.
Trâm quê ở thôn Thạch Bàn, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và là thủ khoa hệ chính quy tuyển sinh năm 2024 của ngành sư phạm Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế với 25,95 điểm. Ngoài ra, người em song sinh của Trâm là Lê Ngọc Loan cũng học chung lớp ĐH sau khi trúng tuyển với 25,1 điểm.
Thầy Trương Thế Quý (bìa phải) đến thăm và trao tặng số tiền 17 triệu đồng.
Vào ngày 1-11, nữ sinh viên Lê Ngọc Trâm Trâm lên Facebook cá nhân của mình kể về tình hình gia đình khó khăn, mẹ bị đau phải nhập viện cấp cứu, mong mọi người giúp đỡ.
"Do ảnh hưởng của bão số 6 (Trami) vừa qua nên nhà em bị lụt khá nghiêm trọng. Nước lên, trong lúc bố đang dọn đồ lên cao thì mẹ em bị sàn kê đồ sập, đè trúng người. Mẹ em bị gãy 2 xương chậu, trật khớp xương chậu, gãy 3 xương sườn, tràn dịch màng phổi. Sau khi đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy, mẹ em được chuyển vào Bệnh viện Trường ĐH Y Dược Huế để điều trị.
Ba mẹ em đều là nông dân, có 4 người con, hiện 3 người đang học ĐH, người em sau cùng đang học lớp 11. Gia đình em khó khăn nhưng chi phí nằm viện và điều trị thì vô cùng lớn. Em viết bài này xin được kêu gọi sự giúp đỡ của các anh, chị, cô, chú, các mạnh thường quân để mẹ em có thể được mổ kịp thời, vượt qua hoạn nạn này ạ" - bài viết của Trâm trên trang cá nhân Facebook của mình gây xúc động cho mọi người.
Căn nhà cấp 4 của gia đình nữ sinh viên Lê Ngọc Trâm nằm ở vùng thấp trũng tại xã An Thuỷ.
Trâm cho biết cha của em bị bệnh cột sống nên mẹ là lao động chính. Hằng ngày, ông phụ vợ bán đồ ăn sáng ở trước điểm trường mầm non, thu nhập chỉ đủ cho các con ăn học. Người chị gái của Trâm hiện đang là sinh viên năm thứ 3 Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) và từ lâu đã tự kiếm ít tiền trang trải cuộc sống, học hành.
Ông Lê Văn Quyết, Chủ tịch UBND xã An Thuỷ, xác nhận bà Lâm bị sự cố vào ngày 29-10, vào thời điểm nước lũ ở địa phương vẫn còn khá cao, có nơi sâu đến 1,7-1,8 m.
"Sàn kê đồ trong nhà bị sập đè trúng bà Lâm. Nhận được tin báo, lực lượng của xã đưa ghe đến vận chuyển nạn nhân lên cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thuỷ" - ông Quyết nói thêm.
Theo ông Quyết, vợ chồng bà Lâm ngoài bán đồ ăn sáng thì cũng nhận trông coi cụm trường mầm non ở thôn Thạch Bàn để có thêm nguồn thu nuôi con cái ăn học. Gia đình họ sống trong căn nhà cấp 4 xây dựng đã lâu, ở vùng thấp trũng.
Trâm cho biết dự kiến vài ngày nữa, mẹ mình sẽ được các bác sĩ phẫu thuật. Đến nay, ngoài sự hỗ trợ, giúp đỡ của giảng viên, sinh viên Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế, sau khi viết tâm sự lên Facebook, Trâm cũng nhận được khoảng 3 triệu đồng của nhiều người gửi, chia sẻ. Một số bà con, xóm giềng ở quê cũng cho gia đình Trâm mượn tiền để lo chữa trị cho bà Lâm.
Đoạn video chưa đầy 1 phút về giảng viên VinUni khiến ai cũng sốc Thầy cô VinUni "đỉnh chóp" thế! VinUni là trường đại học tư thục phi lợi nhuận nổi tiếng tại Việt Nam. Mục tiêu của VinUni là trở thành một trường đại học xuất sắc với sứ mệnh đào tạo nhân tài cho tương lai. Vì là ngôi trường mơ ước của rất nhiều học sinh, sinh viên, chính vì lẽ đó mà các...