Chàng trai Đắk Lắk bỏ việc văn phòng, kiếm bộn tiền từ nghề nhiều bạn chê cười
Tự học được nghề tưởng chừng chỉ dành cho phụ nữ, thanh niên ở Đắk Lắk có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng dù cả ngày chỉ ngồi trong nhà.
“Ra khỏi vùng an toàn”
Cột lại mái tóc bồng bềnh như nghệ sĩ, Nguyễn Nhật Khiêm (SN 2000, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) ngồi vào bàn đặt sẵn chiếc khung thêu bằng gỗ nhỏ xinh. Khiêm tỉ mỉ xỏ chỉ rồi xuyên mũi kim một cách nhẹ nhàng qua lớp vải nhạt màu.
Xung quanh chiếc bàn nhỏ là những tranh thêu phong cảnh, tả thực đẹp, sống động như tranh vẽ. Nếu không tận mắt chứng kiến, ít ai tin các sản phẩm này do nam thanh niên tự tay thực hiện.
Nhật Khiêm vốn là dân văn phòng. Năm 2022, nam thanh niên tìm kiếm việc làm tại nhà để có thêm thu nhập. Sau khi thử làm hoa khô, móc len, may… Khiêm thấy ấn tượng nhất với nghệ thuật thêu tay.
Nhật Khiêm từng bị cười khi quyết định theo đuổi đam mê thêu thùa. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Lần đầu xuất hiện trên mạng xã hội, những sản phẩm thêu tay của Khiêm khiến nhiều người bất ngờ. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nam thanh niên tìm hiểu, nhận thấy mình có năng khiếu hội họa nên mua dụng cụ về thêu thử. Càng tìm hiểu, Khiêm càng yêu thích nghệ thuật này nên quyết định nghỉ hẳn công việc văn phòng để theo đuổi đam mê.
Để tiết kiệm chi phí, Khiêm không đăng ký học thêu ở trường lớp. Thay vào đó, Khiêm tự tìm hiểu qua mạng xã hội. Nam thanh niên tham khảo các video ngắn hướng dẫn, dạy thêu của các nghệ nhân để học hỏi kỹ thuật, rút ra kinh nghiệm cho mình.
Lần đầu tiếp xúc với loại hình nghệ thuật xa lạ, đôi bàn tay thô cứng, vụng về của Khiêm không nghe theo sự điều khiển của tâm trí. Anh chàng quyết định dành 8-12 giờ đồng hồ ngồi ở nhà để tự luyện tập.
Sau 2 năm luyện tập, Khiêm có được phong cách thêu riêng với cách chuyển màu liên tục, mềm mại, uyển chuyển.
Khiêm thêu nhiều đến nỗi đầu ngón tay bị kim đâm chi chít, phồng rộp, tróc da. Nhưng khi quyết định ra khỏi vùng an toàn để theo đuổi đam mê đường kim mũi chỉ, Khiêm bị các bạn bè chê cười, châm chọc “làm việc của con gái”, “đàn ông ngồi xó bếp”…
Đáp lại, Khiêm chỉ cười, nỗ lực luyện tập. Sau gần 1 năm kiên trì, những ngón tay thô cứng của nam thanh niên dần điều khiển được mũi kim di chuyển mềm mại, uyển chuyển theo các họa tiết trên mặt vải.
Nhật Khiêm nhớ lại: “Trong thời gian luyện thêu, tôi chụp ảnh, giới thiệu các sản phẩm của mình lên mạng xã hội cá nhân. Khi thấy các sản phẩm này, nhiều người ngạc nhiên, tỏ ra thích thú.
Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn không tin các sản phẩm này do tôi tự tay thêu. Khi biết sự thật, họ rất bất ngờ, thậm chí ngưỡng mộ và bắt đầu đặt hàng nhờ tôi thêu tranh, họa tiết mình yêu thích”.
Các sản phẩm của nam thanh niên sống động, có hồn như tranh vẽ, ảnh chụp.
Thu nhập tốt
Trước và trong lúc thêu, Khiêm thường tính toán đường chỉ, màu chỉ, mũi thêu sao cho uyển chuyển, hài hòa. Đặc biệt, nam thanh niên có cách chuyển màu liên tục nhưng mềm mại, không hề thô, cứng.
Do đó, tranh thêu của Khiêm thường mang đậm dấu ấn riêng với màu sắc, bố cục bắt mắt, sống động như tranh vẽ, ảnh chụp. Việc này giúp nam thanh niên có những tệp khách hàng riêng cho mình.
Video đang HOT
Khách hàng của Khiêm đa số là người yêu thích, có thú vui sưu tầm tranh thêu tay. Những người này sẵn sàng bỏ số tiền lớn đặt hàng, chờ đợi mua những sản phẩm thêu tay đặc sắc của anh chàng.
Các sản phẩm của Khiêm được giới sưu tầm tranh thêu lựa chọn, đặt hàng
Hiện nay, Nhật Khiêm nhận các mặt hàng thêu tả thực, phong cảnh, họa tiết trang trí phức tạp, nhiều chi tiết, màu sắc. Ngoài tranh trên vải, Nhật Khiêm còn học hỏi và thử nghiệm thêu trên lá cây khô và một số chất liệu khác.
Tùy kích thước, độ phức tạp của họa tiết, mỗi sản phẩm thêu tay được nam thanh niên hoàn thiện trong 1 tuần hoặc 1 tháng. Các sản phẩm này có giá từ 1 triệu đồng đến hàng chục triệu đồng.
Mỗi tháng, Nhật Khiêm có thể sáng tạo, hoàn thành từ 2-3 sản phẩm chất lượng cao. Công việc giúp nam thanh niên có thu nhập nhiều chục triệu đồng/tháng.
Ngoài thêu trên vải, Khiêm còn sáng tạo thêu trên lá khô khiến khách hàng bất ngờ, thích thú.
Chàng trai sinh năm 2000 tâm sự: “Với tôi, thêu tay là cách ‘vẽ’ nên những tác phẩm nghệ thuật bằng đường kim, mũi chỉ.
Tôi yêu thích công việc này. Bởi nó giúp tôi thỏa mãn, theo đuổi đam mê, sáng tạo những tác phẩm mình yêu thích. Hạnh phúc hơn, công việc này còn giúp tôi có được thu nhập tốt từ chính đam mê của mình”.
Bỏ việc văn phòng ngồi nhà "tu luyện" 8-12 tiếng/ngày, chàng trai tạo nên những bức tranh thêu tay sống động như thật khiến chị em cũng phải trầm trồ
Nhật Khiêm khiến người ta phải trầm trồ trước những bức tranh thêu tay sống động và cả sự quyết tâm đáng nể của cậu.
Nghệ thuật thêu tay với từng đường kim, mũi chỉ tỉ mỉ và tinh xảo, đó là một trong những nét văn hóa từ ngàn đời, thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ Việt Nam. Vậy nên khi ngắm nhìn một bức tranh thêu tay, bất giác mỗi người đều mường tượng trong đầu hình ảnh một cô gái nhẹ nhàng, nền nã ngồi bên khung thêu, sáng tạo nên những tác phẩm tuyệt đẹp.
Bộ môn nghệ thuật gắn liền với những đường kim mũi chỉ, tưởng đâu chỉ hợp với phụ nữ, nào ngờ lại có một chàng trai trẻ đam mê đến vậy. Vốn là một người yêu thích hội họa, Nhật Khiêm từng chọn công việc thiết kế áo phông với mức lương 7 triệu, ngày làm 8 tiếng để trang trải cuộc sống.
Chàng trai dũng cảm bước ra khỏi "vùng an toàn", theo đuổi đam mê với đường kim mũi chỉ
Tuy nhiên, đam mê hội họa và sáng tạo đã thôi thúc Nhật Khiêm dũng cảm bước ra khỏi "vùng an toàn" của mình. Anh chàng quyết định nghỉ việc bàn giấy 8 tiếng/ngày, để theo đuổi một công việc sáng tạo và tự do hơn. Nhật Khiêm bắt đầu học thêu từ tháng 3/2022, tính đến nay anh chàng đã có hơn 2 năm theo đuổi đam mê với đường kim, mũi chỉ.
Với hơn 2 năm tuổi nghề, quãng thời gian không dài đối với một người làm nghệ thuật, tuy nhiên khi ngắm nhìn những tác phẩm thêu của Nhật Khiêm, không ít người phải trầm trồ thán phục.
Những bức tranh thêu do anh chàng thực hiện, từ phong cách, màu sắc đến những đường thêu đều vô cùng tinh xảo. Là tranh thêu nhưng bố cục, màu sắc... tất cả đều sống động như một bức ảnh chụp. Nếu không nhìn kỹ, và không tìm hiểu, chẳng ai có thể ngờ đây là những tác phẩm được thực hiện qua đôi bàn tay của một chàng trai mới học thêu hơn 2 năm.
Cận cảnh chi tiết từng đường thêu của bức tranh.
Tự nhận chân tay thô kệch, từng phải tập thêu 8-12 tiếng/ngày, đến mức phồng rộp cả đầu ngón tay
Là con trai, lại theo đuổi bộ môn thêu thùa đặc trưng của phụ nữ, những ngày đầu tiên bắt tay vào học thêu, Nhật Khiêm gặp không ít khó khăn.
Tập thêu nhiều giờ liền, có những lúc đầu ngón tay của Nhật Khiên phồng rộp hết cả.
Nhật Khiêm chia sẻ, bản thân không quan tâm hay bị áp lực đến những suy nghĩ "định kiến" của người ngoài như: "Đàn ông con trai lại đi thêu thùa may vá", "đàn ông không ra ngoài đi làm kiếm tiền, lại cứ ngồi lỳ ở nhà" ... Tuy nhiên điều mà anh chàng cảm thấy khó khăn trong những ngày đầu học thêu đó là đôi bàn tay thô cứng của mình, bởi nhìn chung đôi tay của phụ nữ lúc nào lúc mềm mại và khéo léo hơn của đàn ông.
Nhật Khiêm, chàng trai Gen Z theo đuổi nghệ thuật thêu tay.
"Thời gian đầu, tay chân cũng hơi cứng và lực tay mạnh nên mũi thêu sẽ hơi xấu và dễ nhăn vải, mình từng dành 8 - 12 tiếng/ngày để tập thêu, điều chỉnh lại lực tay sao cho nhẹ nhàng hơn. Mình cũng khắc phục bằng cách xem các video trên mạng để học hỏi, quan sát và cảm nhận mũi thêu để các nét uyển chuyển, ít gây tổn thương tới bề mặt vải và đôi tay của mình" - Nhật Khiêm tâm sự.
Nói về những tác phẩm thêu tay của mình, Nhật Khiêm chia sẻ: "Công đoạn khó nhất là chọn màu chỉ, vì nếu chọn sai thì tranh nhìn sẽ bị 'cứng', màu sẽ không hài hòa và có thể bị phô và 'gắt'.
Công đoạn mất thời gian nhất là đi nét thêu, vì có những hình nét chuyển động liên tục để tạo khối và đường nét cho bức tranh. Có những hình chỉ tả cành cây, mặc dù nhỏ thôi nhưng để tạo khối, gợi chi tiết và độ cong của cành cây thì có thể mất hết một ngày để thêu, nếu nhiều thì 2 - 3 ngày chỉ để thử nghiệm và hoàn thiện cành cây đó.
Skip
Chưa kể chỉ sai một mũi kim thôi là cũng ảnh hưởng đến các nét thêu trước đó. Nói chung công việc thêu thùa này, đòi hỏi sự tập trung, tỉ mỉ và kiên nhẫn rất nhiều".
Nhật Khiêm chia sẻ, một trong số những bức tranh thêu dùng nhiều màu nhất mà anh chàng từng thực hiện, chính là bức chim Setophaga Americana. Bức tranh dùng hơn 80 màu chỉ khác nhau. Khối lượng chỉ không quá nhiều vì anh chàng đã tính toán cẩn thận để cả mặt sau có ít chỉ thừa nhất có thể. "Bức tranh đó, mình thêu trong khoảng 10 ngày, mình thường chọn màu thêu theo cảm nhận và thêm một chút tính toán để khi lên tranh nhìn hài hòa và đa dạng màu sắc hơn. Bức tranh đó, mình bán với giá hơn 5 triệu cho một chị khách ở Hà Nội" - Nhật Khiêm chia sẻ.
Mặt trước - mặt sau của bức tranh thêu.
Ngoài tranh trên vải, Nhật Khiêm còn học hỏi và thử nghiệm thêu trên nhiều chất liệu đặc biệt khác. Một trong những tác phẩm thêu được mọi người quan tâm và hỏi mua nhiều nhất, chính là những bức tranh thêu trên lá cây khô.
Một tác phẩm thêu trên xương lá của Nhật Khiêm.
"Thêu trên lá thì khó hơn trên vải nhiều, do lá khô giòn, không xử lý hay xịt keo được. Lá dễ mục, gãy, rách nên rất khó thêu vì không thể căng trên khung và phải cầm một tay để tay kia thêu.
Thêu trên lá quan trọng là phải đâm thẳng kim, rút chỉ cẩn thận để không làm ảnh hưởng tới bề mặt lá, cần phải đâm thẳng kim và giữ đầu ngón tay quanh khu vực đâm kim để bề mặt lá 'chắc chắn' hơn. Khi rút chỉ cũng cần quan sát, lúc gần hết phải rút cẩn thận và hơi lỏng tay một chút, để mũi thêu sau nếu có rút mạnh cũng ít tổn thương tới lá. Chọn kim phù hợp với lượng chỉ thêu cũng là một lưu ý, vì nếu kim to quá thì lá rất dễ rách" - Nhật Khiêm chia sẻ về các bước thực hiện tranh thêu trên lá khô.
Nói về đam mê thêu và dự định tương lai của mình, Nhật Khiêm khiêm tốn chia sẻ: "Mình cũng có dự định mở lớp dạy thêu và workshop nhưng cảm thấy mình vẫn còn nhiều thứ cần phải học để có thêm kinh nghiệm, cũng như kiến thức chuyên môn hơn nữa để việc chỉ dạy và truyền đạt tới mọi người được tốt hơn.
Mình cũng hi vọng những bức tranh thêu do mình thực hiện sẽ giúp mọi người có cái nhìn mới mẻ, hiện đại và cũng thêm yêu thích bộ môn nghệ thuật truyền thống này hơn".
Cận cảnh góc làm việc tại nhà của Nhật Khiêm.
Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ" "Tôi không ngờ bà cụ có hành động như vậy. Tử tế quá", một netizen bình luận. Mới đây trên mạng xã hội chia sẻ nhiều clip chỉ 30 giây, ghi lại khoảnh khắc một bà cụ xin tiền từ thiện bên đường nhưng có hành động ấm lòng khi chàng trai trẻ thật thà nói: "Con đi chơi hết tiền rồi". Clip:...