Vì sao giá nhà tăng bất chấp đại dịch?
Lãi suất thấp khiến giới đầu tư địa ốc đổ tiền vào nhà đất, đẩy giá nhà tăng cao bất chấp đại dịch. Cùng với đó là nhu cầu về một ngôi nhà rộng hơn vì xu hướng làm việc tại nhà.
Thị trường chứng khoán đã sụt giảm vào tháng 9 nhưng nhìn chung vẫn tăng giá trong cả năm 2020. Theo The Economist, tuy ít được chú ý hơn, bất động sản cũng là một thị trường không kém phần nổi bật. Nhiều quốc gia giàu có đang chứng kiến giá nhà ở tăng vọt bất chấp làn sóng Covid-19 thứ hai.
Trong quý II/2020, giá nhà ở tăng lên ở 8 trên tổng số 10 quốc gia có thu nhập cao và trung bình. Theo một số dữ liệu không chính thức, giá nhà tại Anh đã tăng lên mức kỷ lục vào tháng 8, trong khi giá nhà ở Mỹ và Đức tăng lần lượt 5% và 11% so với một năm trước đó.
Tại Hàn Quốc và Trung Quốc, chính quyền sở tại phải thắt chặt các quy định đối với người mua khi tốc độ tăng giá nhà đất quá nhanh.
Giá nhà tại các quốc gia có thu nhập cao và trung bình gia tăng bất chấp đại dịch. Ảnh: Reuters.
Lãi suất giảm
Giống với thị trường chứng khoán, giá nhà được hỗ trợ bởi những chính sách nới lỏng tiền tệ của các chính phủ. Những khoản thanh toán thế chấp sụt giảm. Cùng với đó, lãi suất giảm cũng khiến việc đầu tư địa ốc trở nên hấp dẫn hơn vì lợi nhuận của các tài sản rủi ro lao dốc.
Bên cạnh đó là các chính sách kinh tế khác như gói hỗ trợ thu nhập, giãn nợ giúp người lao động thất nghiệp không phải bán nhà. Nhật Bản đã yêu cầu các ngân hàng hoãn thu nợ gốc, trong khi Hà Lan tạm cấm tịch biên tài sản. Riêng tại Anh, số tài sản bị tịch thu giảm 93% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, khi nhân viên văn phòng làm việc tại nhà nhiều hơn, họ sẽ muốn một không gian thoải mái và tiện nghi hơn.
Làm việc tại nhà dẫn đến nhu cầu mua một ngôi nhà thoải mái và tiện nghi hơn. Ảnh: Reuters.
Những tác động của đại dịch đối với bất bình đẳng cũng khiến giá cả tăng vọt. Ở Mỹ, tỷ lệ cho vay dành cho những khách hàng giàu có đang tăng lên. Tại Anh, sự bùng nổ giá nhà dường như được thúc đẩy bởi cuộc chiến giữa các khách hàng đã từng mua nhà, chứ không phải những người mua lần đầu.
Nhà ở là loại tài sản lớn hơn cổ phiếu. Thị trường chứng khoán bùng nổ dẫn đến những lời chỉ trích về sự giàu có ngày càng gia tăng của các tỷ phú. Trong khi đó, giá nhà tăng cao cũng khiến một nhóm người mua chật vật với mức trả trước cao hơn.
Video đang HOT
Hệ quả lâu dài
Theo The Economist, cuộc bùng nổ giá nhà có thể hạ nhiệt khi sự hỗ trợ của các chính phủ đối với nền kinh tế giảm. Tuy nhiên, tác động của đại dịch lên lãi suất trong dài hạn vẫn khó thay đổi, cũng như nhu cầu của người tiêu dùng đối với những ngôi nhà rộng rãi hơn.
Vậy nên, giá nhà tăng cao có thể là một hệ quả lâu dài của dịch Covid-19. Điều này sẽ làm sâu sắc hơn sự căng thẳng thế hệ đã xuất hiện từ những năm 2010.
Trong những năm 2010, các chính trị gia đã thất bại trong việc chấm dứt đà tăng của giá nhà đất. Họ thường giải quyết bằng cách trợ cấp cho việc mua nhà. The Economist cho rằng điều chính phủ nên làm là cắt giảm thuế trước bạ càng nhiều càng tốt. Bởi chúng làm méo mó thị trường nhà đất.
Giá nhà tăng cao có thể là một hệ quả lâu dài của dịch Covid-19. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, sẽ rất khó, thậm chí không thể, ngăn cản việc tăng giá nhà về lâu dài do lãi suất thấp và sự thay đổi nhu cầu của các hộ gia đình. Thay vào đó, những nhà hoạch định chính sách nên làm giảm nỗi ám ảnh của người dân đối với việc sở hữu tài sản.
Chẳng hạn, theo The Economist, có thể tạo ra một khu vực cho thuê được quản lý chặt chẽ, loại bỏ các khoản trợ cấp đối với việc sở hữu nhà và nới lỏng hạn chế về quy hoạch…
Thuế đánh vào giá trị tài sản, nhất là giá đất, cũng sẽ tăng lên. Những khoản thu như vậy còn là một cách hiệu quả giúp bù đắp thâm hụt ngân sách.
Ở một khía cạnh nào đó, mức độ tăng trưởng giá nhà thể hiện niềm tin vào triển vọng phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, sự tương phản giữa giá nhà và điều kiện lao động hiện tại sẽ khiến cuộc sống của nhiều người lao động khốn đốn hơn.
Kinh tế toàn cầu: Hy vọng mong manh giữa muôn trùng nỗi lo
Bất chấp số liệu GDP quý II của các nền kinh tế chính ở châu Âu và Mỹ giảm 20-33%, thị trường cổ phiếu tiếp tục đi lên. Trong đó những thị trường bị tác động rất xấu như Anh, hay số liệu GDP gây thất vọng như Đức vẫn có ngày tăng hơn 2%. Đỉnh điểm của niềm hy vọng là chỉ số chứng khoán S&P 500 của Mỹ đã quay lại rất gần đỉnh cao lịch sử 19-2-2020 trước dịch Covid-19.
Quý III "bại binh phục hận"
Sự lạc quan của nhà đầu tư ở Mỹ và châu Âu chủ yếu đến từ hy vọng của những gói kích thích kinh tế, cũng như niềm tin về một sự hồi phục mạnh mẽ trong quý III của các nền kinh tế này.
Bất chấp số ca bệnh Covid-19 vẫn tăng cao ở nhiều nước, các số liệu phân tích từ các lệnh tìm kiếm trên Google, đặt chỗ nhà hàng... vốn là những dữ liệu tần suất nhanh, không chậm chạp như GDP hay lạm phát, cho thấy hoạt động kinh tế đang tăng trưởng trở lại trong tháng 7 và 8.
Chẳng hạn chỉ số đánh giá hoạt động kinh tế của JP Morgan được lấy từ các dữ liệu lớn và tần suất nhanh như tìm kiếm trên internet, di chuyển, đặt chỗ nhà hàng, khách sạn... cho thấy sự hồi phục mang hơi hướng hình chữ V mà nhiều người mong đợi.
Dùng chỉ số này để dự báo so với đầu năm, GDP Mỹ chỉ giảm khoảng 5%, mức cải thiện vô cùng lớn so với con số tệ hại của quý II.
Một đợt sụp đổ các ngân hàng nhỏ, tiệm bán hàng nhỏ ở Mỹ sẽ kéo theo vài triệu người thất nghiệp. Đó sẽ là làn sóng đánh mạnh vào nền kinh tế cũng như tâm lý thị trường tài chính.
Dự báo của JP Morgan hoàn toàn dựa trên số liệu thời gian thực và diễn biến nhanh của hoạt động kinh tế, chưa tính đến những tác động tích cực nếu gói kích thích kinh tế đang tranh cãi giữa quốc hội Mỹ và Tổng thống D. Trump được thông qua.
Ngay cả trong trường hợp gói kích thích kinh tế "kẹt" lại ở quốc hội, ông Trump vẫn đang tìm các giải pháp thực thi chiến lược giảm thuế không cần thông qua quốc hội.
Ở phía ngược lại, dù nước Anh vừa chính thức đi vào suy thoái kinh tế "chưa có tiền lệ" (lời của Bộ trưởng Tài chính Anh), thị trường nhà trong tháng 7 đã khởi sắc, với việc giá nhà tăng 1,7% và khối lượng giao dịch tăng 31,7% so với tháng trước.
Con số này vẫn thấp hơn 35% so với tháng 6-2019, nhưng trong bối cảnh dịch bệnh, đây là tín hiệu lạc quan. Bởi ít nhất thị trường nhà ở Anh không còn tụt dốc mạnh như tháng 5-2020 nữa.
Với những số liệu kinh tế như vậy, nhiều đại diện quỹ đầu tư lớn đã mạnh dạn dự đoán quý III-2020 sẽ nhìn thấy một loạt "bại binh phục hận", với việc nhiều nền kinh tế lớn có mức tăng GDP 8-15%.
Tuy mức tăng này không thể lấy lại hoàn toàn những gì đã mất trong quý II, nhưng đó là tiền đề tốt để các quỹ đầu tư dự đoán các cổ phiếu vẫn còn nằm gần đáy như ngân hàng, khách sạn, máy bay sẽ bắt đầu đợt tăng mạnh, trong khi nhóm cổ phiếu công nghệ tạm ngừng một chút.
Với giới kinh doanh tiền tệ và chứng khoán, kinh tế chỉ là một lý do để người ta đẩy giá cổ phiếu. Sự thật đằng sau là bởi vì họ rất tự tin rằng Fed đang hậu thuẫn cho thị trường tài chính, và sẽ giữ cho thanh khoản và lãi suất ở mức gần 0, thậm chí âm trong một thời gian dài nữa.
Nhiều đại diện quỹ đầu tư đã không ngần ngại thừa nhận "có rất nhiều tiền trên thị trường" như một lý lẽ ủng hộ cho cái nhìn lạc quan của họ. Khi người ta có Fed, người ta không cần nền kinh tế hoạt động tốt để giá cổ phiếu tiếp tục lên.
Đừng quá vui vì chẳng thể kéo dài do dịch bệnh
Trong lúc nhiều người hưng phấn và chờ đợi S&P 500 vượt qua cột mốc lịch sử, kéo thị trường toàn cầu tăng điểm, vẫn còn một số người cảnh báo cuộc vui này chẳng được bao lâu. Thông điệp đầu tiên được những nhà phân tích thị trường kỳ cựu như Jim Cramer của CNBC hay Mohamed El-Erian của Allianz, cảnh báo nhà đầu tư nên "vui thôi, đừng vui quá".
Nỗi lo của những nhà phân tích này, không biết vô tình hay cố ý, lại cùng nằm ở vấn đề một đợt phá sản lớn đang chờ đợi kinh tế Mỹ và châu Âu. Đây là vấn đề chuỗi bình luận FT Alphaville của Financial Times đã đề cập từ tháng 6. Trong nửa cuối 2020, các nền kinh tế lớn có thể đối mặt với chuỗi phá sản các nhà hàng, tiệm ăn, công ty lữ hành và các dịch vụ hỗ trợ lớn chưa từng có.
Các ngân hàng lớn cũng đã dự đoán điều này và tiếp tục gia tăng thêm dự phòng rủi ro không thu được nợ trong quý II, bất kể đã tăng mạnh dự phòng trong quý I. Với những mức dự phòng lớn chưa từng có của Bank of America (BOA) ở Mỹ hay Barclays ở Anh, họ ngầm giả định mức phá sản 5-10% cho một số lĩnh vực của nền kinh tế.
Đây là tỷ lệ chưa từng có tiền lệ trong hơn 10 năm trở lại đây, một bạn học của tôi làm quản trị rủi ro ngân hàng ở Canada chia sẻ. Tỷ lệ phá sản 5-10% ngoài sức tưởng tượng này hiện tại không còn là xa lạ với dân trong nghề định giá rủi ro phá sản, khi hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch cũng thừa nhận vào giữa tháng 7, là tỷ lệ phá sản của doanh nghiệp Mỹ có thể đạt 5,5%, cao nhất trong vòng 10 năm qua.
Trong nửa cuối 2020, các nền kinh tế lớn có thể đối mặt với chuỗi phá sản các nhà hàng, tiệm ăn, công ty lữ hành và các dịch vụ hỗ trợ lớn chưa từng có. Các ngân hàng lớn cũng đã dự đoán điều này và tiếp tục gia tăng thêm dự phòng rủi ro không thu được nợ trong quý II, bất kể đã tăng mạnh dự phòng trong quý I.
Chesapeake Energy, công ty dầu đá phiến thuộc hàng lớn của nước Mỹ, đã đánh dấu thương vụ phá sản lớn nhất ngành dầu khí Mỹ trong năm nay. Nhưng người ta cho rằng mọi việc không dừng lại ở đó. Sẽ có thêm nhiều công ty dầu khí phá sản nếu dịch bệnh bùng phát vào mùa thu-đông.
Một chút tiền huy động được để chống đỡ của các công ty dầu khí sẽ khó trụ được qua đợt sụt giảm giá dầu về dưới 30USD/thùng lần nữa. Ngay cả trong trường hợp giá dầu không sụt giảm dưới 30USD/thùng, nhiều nhà hàng, tiệm bán quần áo, hàng xa xỉ ở Mỹ cũng vẫn đang đóng cửa và đứng trước bờ vực phá sản.
Kéo theo là những ngân hàng cho vay nhiều ở các lĩnh vực này, đặc biệt các ngân hàng khu vực có quy mô nhỏ. S&P Market Intelligence đã làm bảng xếp hạng các ngân hàng có mức độ cho vay cao ra khu vực cửa hàng bán lẻ.
Theo đó, những ngân hàng lớn như BOA đứng đầu về số cho vay tuyệt đối, tỷ trọng trong toàn bộ danh mục cho vay của họ chỉ khoảng 5% trở lại, trong khi nhiều ngân hàng nhỏ lại có tỷ trọng cho vay các cửa hàng bán lẻ tới 19-23% danh mục.
Một đợt sụp đổ các ngân hàng nhỏ, tiệm bán hàng nhỏ ở Mỹ sẽ kéo theo vài triệu người thất nghiệp. Đó sẽ là làn sóng đánh mạnh vào nền kinh tế cũng như tâm lý thị trường tài chính.
Vì vậy, sự xoay chuyển dòng vốn trong mấy ngày vừa qua của thị trường cổ phiếu toàn cầu vào các ngân hàng, hãng máy bay, tàu du lịch và nhà hàng, có lẽ sẽ sớm dừng lại. Người ta rồi sẽ nhận ra họ vẫn phải trải qua đợt hồi phục kinh tế chậm chạp trong quý IV sau đợt tăng mạnh của các chỉ số kinh tế trong quý III.
Và nếu đợt bùng phát dịch bệnh mùa thu-đông thật sự đáng sợ như dự đoán của nhiều chuyên gia y tế, dòng vốn trên thị trường sẽ lại dịch chuyển vào những cổ phiếu công nghệ và dược phẩm.
Khi đó sẽ không có đợt lạm phát mạnh như dự đoán (hỗ trợ giá vàng) hay đợt tăng giá ào ạt của ngân hàng, nhà hàng, tàu du lịch và máy bay như người ta chờ đợi kéo dài từ đây đến hết quý IV. Thay vào đó, dòng cổ phiếu y dược và công nghệ vẫn sẽ là tài sản an toàn giúp người ta vượt dịch bệnh.
Vì dịch bệnh, vắcxin, và thuốc trị là những yếu tố không ai có thể dự đoán, nên nhóm lạc quan với hồi phục kinh tế lẫn nhóm thận trọng cho rằng đợt bùng nổ thị trường này sẽ chẳng thế kéo dài quá vài tuần đều có thể đúng.
Niềm hy vọng đang chiếm ưu thế trên thị trường tài chính quốc tế, và đang kéo giá nhiều tài sản lên. Nhưng đằng sau nó vẫn là muôn trùng những nỗi lo.
Đồng USD yếu không mang lại lợi ích cho các thị trường mới nổi Thông thường, sự suy yếu của đồng USD sẽ đem lại lợi ích cho các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, sự sụt giảm của đồng USD vừa qua có thể sẽ không phải là tin vui với các nền kinh tế đang phát triển, vì đại dịch COVID-19. Đồng tiền đô la Mỹ tại Washington D.C. Ảnh: THX/TTXVN Tháng 7 vừa qua,...