Vì sao EVN đấu giá cổ phần EVN Finance cao hơn gần 80% thị giá?
Ngày 23/8/2019, EVN dự kiến đấu giá toàn bộ số cổ phần đang nắm giữ tại EVN Finance với mức giá 13.480 đồng/cổ phần.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ thoái toàn bộ 18,75 triệu cổ phần đang nắm giữ tại công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVN Finance – mã EVF), tương ứng với 7,5% vốn điều lệ của EVF.
Theo đó, thời gian đấu giá là 8h30 ngày 23/8/2019 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Với mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần. Giá khởi điểm: 13.480 đồng/cổ phần. Số lượng cổ phần các nhà đầu tư nước ngoài được phép mua: 18,75 triệu cổ phần.
Tháng 8/2018, EVN Finance chính thức đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn UPCoM với mã EVF. Từ lúc lên UPCoM, thị giá EVF luôn dưới mức mệnh giá. Hiện thị giá của công ty này đang xoay quanh mức 7.700 đồng/cổ phần.
Như vậy, với mức giá chào bán 13.480 đồng/cổ phần, mức giá khởi điểm này đang cao hơn gần 80% so với thị giá.
Tại sao mức giá chào cao đến vậy?
Video đang HOT
Theo thông tin tại ĐHĐCĐ thường niên 2019 của EVF, EVF đang thực hiện tái cơ cấu giai đoạn 2018 – 2020 và là công ty tài chính duy nhất với mô hình hoạt động là công ty tài chính tổng hợp, sản phẩm dịch vụ có thương hiệu Easy Credit. Lãnh đạo EVF cho rằng các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính quốc tế đang săn tìm để M&A các công ty tài chính với mục tiêu có giấy phép triển khai hoạt động tín dụng tiêu dùng.
Năm 2018, lợi nhuận còn lại sau trích lập các quỹ là 162 tỷ đồng. Công ty đã báo cáo trình Ngân hàng Nhà nước cho phép chia cổ tức năm 2018 là 9% bằng tiền mặt. Nếu công ty được chi trả cổ tức bằng tiền mặt, công ty sẽ thực hiện chi trả theo quy định, nếu trả cổ tức bằng cổ phiếu, công ty xin ý kiến cổ đông thông qua Phương án tăng vốn điều lệ để trả cổ tức bằng cổ phiếu. Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2018 là 2,04%.
Năm 2019, EVF đặt kế hoạch doanh thu ở mức 1.641 tỷ đồng, tăng 28,5% và lợi nhuận trước thuế dự kiến là 280,5 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2018.
Các chỉ tiêu kinh doanh của EVF – Nguồn: SSI tổng hợp theo công bố thông tin của EVF.
Theo báo cáo, tại thời điểm 31/12/2018 EVN Finance đang sử dụng lô đất A2.12 đường 30 tháng 4, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng có diện tích 631m2 – là đất sử dụng lâu dài.
LAN ANH
Theo bizlive.vn
Cảnh báo thiếu hụt nguồn điện trong tương lai gần
Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng thiếu hụt nguồn điện trong giai đoạn tới do nhiều dự án điện bị chậm tiến độ. Các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo và đưa ra nhiều giải pháp cho EVN.
Sẽ thiếu hụt nguồn điện
Hiện nay, EVN chỉ còn sở hữu khoảng 60% tỷ trọng công suất nguồn toàn hệ thống, bao gồm cả các công ty cổ phần, các tổng công ty phát điện. Theo lộ trình, đến năm 2020, tỉ lệ này giảm xuống còn khoảng 52%; đến năm 2025 là 30% và năm 2030 còn 18%.
Các chuyên gia cảnh báo Việt Nam sẽ phải đối mặt với thực trạng thiếu hụt nguồn điện trong tương lai gần. Ảnh: V.H
Vì vậy, vấn đề đảm bảo cung ứng điện cho đất nước phụ thuộc rất lớn vào tiến độ triển khai các dự án nguồn điện mới, khả năng sản xuất điện của các nhà máy điện do các chủ đầu tư khác. Bộ Công Thương cho biết, tổng công suất các nguồn điện có khả năng đưa vào vận hành giai đoạn 2016-2030 là khoảng 85.500 MW, thấp hơn so với dự kiến khoảng hơn 15.200 MW.
"Tại sao Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài rất lớn, nhưng không có nhà đầu tư vào ngành điện? Bởi đây không phải là "miếng bánh ngon", Việt Nam đang sử dụng điện rất lãng phí" - TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nêu vấn đề.
Trong bối cảnh đó, hệ thống điện Việt Nam đã và đang có sự tham gia ngày càng lớn của năng lượng tái tạo. Đến 30/6/2019, có tổng số gần 90 dự án điện mặt trời với tổng công suất trên 4.460 MW bổ sung vào hệ thống điện quốc gia. Trong bối cảnh này, đây là nguồn điện rất quý giá, nhưng điện mặt trời cũng có mặt trái là sự không ổn định, phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết và khó dự báo chính xác. Thực tế, do công suất phát có thể thay đổi từ 60-80% chỉ trong 5-10 phút, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) luôn phải khởi động nhiều tổ máy ở các nhà máy điện truyền thống để dự phòng nóng cho điện mặt trời, gây khó khăn và tăng chi phí trong công tác vận hành.
Cần xem xét cung - cầu
"Chúng ta hân hoan về giải pháp cứu cánh đó là điện mặt trời nhưng cũng cần làm rõ những rủi ro về vận hành, rủi ro về giá của loại hình nguồn điện này trong hệ thống điện. Đơn cử, giá điện mặt trời đang được tính với giá 9,35 cent/kWh, mà chưa bao gồm các chi phí truyền tải và phân phối. Nếu tính đúng, tính đủ thì giá thành chắc chắn còn cao hơn nhiều".
TS Trần Đình Thiên
Đề xuất giải pháp khắc phục thiếu hụt nguồn điện, đảm bảo an ninh năng lượng, TS Trần Đình Thiên cho rằng, thời gian tới cần phải xem xét từ cả 2 phía: Cung cấp điện và sử dụng điện. Nhà nước, Bộ Công Thương phải có giải pháp mang tính hệ thống, không để tình trạng sử dụng điện lãng phí để rồi phía cung phải "nai lưng" ra đáp ứng. Còn theo chuyên gia kinh tế, TS Lê Dăng Doanh, EVN cần sớm báo cáo Chính phủ để kịp thời có giải pháp trong điều kiện nguồn điện sẽ không tăng nhiều, nhưng nhu cầu điện vẫn tăng trưởng rất cao hằng năm.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng nêu ý kiến: Việt Nam cần quan tâm đến chiến lược phát triển năng lượng, trong đó chú trọng đến vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Cường độ sử dụng năng lượng ở Việt Nam được xếp vào nhóm cao nhất trong khu vực và thế giới. Cụ thể, để làm ra 1 đơn vị GDP, Việt Nam phải tiêu tốn từ 1,6 - 1,8 đơn vị điện, trong khi các nước phát triển tạo ra được 1 đơn vị GDP chỉ cần 1 và dưới 1 đơn vị điện.
Tiếp thu những ý kiến đóng góp xác đáng của các chuyên gia, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, EVN đã chủ động báo cáo Chính phủ, các bộ, ngành để có giải pháp đảm bảo điện trong thời gian tới, đồng thời kiến nghị với các bộ, ngành, địa phương có giải pháp, chính sách, cơ chế đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
Hiện nay, Tập đoàn đang phối hợp với Bộ Công Thương, chính quyền các địa phương vận động doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR) và lắp đặt điện mặt trời áp mái.
Theo Danviet
EVN : Tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án điện mặt trời Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) đã và đang gấp rút tiến hành nghiệm thu và kiểm tra điều kiện để đóng điện, hòa lưới các dự án điện mặt trời. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các chủ đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời kịp hòa...