Vì sao dưới 100 ca mới/ngày, Hà Nội vẫn tiếp tục giãn cách diện rộng?
Mặc dù số ca mắc mới khống chế dưới 100 ca/ngày và có dấu hiệu giảm nhẹ, nhưng Hà Nội vẫn quyết định giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, vì sao?
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 diện rộng tại Hà Nội, dự kiến ngày 21-8 sẽ kết thúc với tổng số 1,3 triệu mẫu xét nghiệm đợt này – Ảnh: NAM TRẦN
Hôm nay 20-8, Hà Nội ghi nhận thêm 81 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có chùm bệnh nhân từ khu nhà HH 4C Linh Đàm với hàng chục bệnh nhân, được coi là ổ dịch mới và đang bùng phát mạnh.
Tuy nhiên so với các ngày trước đó, số mắc hôm nay ở Hà Nội vẫn đang “đi ngang” và có dấu hiệu giảm nhẹ, một số ngày trong 2 tuần gần đây không ghi nhận ca bệnh cộng đồng.
Chính vì vậy, quyết định được thông báo tại cuộc họp chiều 20-8 rằng Thường trực Thành ủy Hà Nội đã đồng ý tiếp tục thực hiện cách ly xã hội toàn TP Hà Nội đến 6h ngày 6-9 để phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ thị 16 của Thủ tướng, có ý kiến cho là “mạnh tay”.
Với quyết định mới này, Hà Nội đã kéo dài thời gian giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 kéo dài trong 1,5 tháng (tính từ 24-7 đến 6-9).
Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online vì sao Hà Nội quyết định tiếp tục giãn cách xã hội, trong khi số ca mắc mới ghi nhận chưa vượt quá khả năng kiểm soát, ông Khổng Minh Tuấn, phó giám đốc CDC Hà Nội, cho rằng tình hình chưa ổn định hẳn, nếu mở lại sớm nguy cơ “bao nhiêu công sức chống dịch thời gian qua sẽ mất hết”.
“Đến nay các ổ dịch cũ đã kiểm soát hết, nhưng lại bung ra một số ổ dịch mới đáng ngại, như ổ dịch tại khu HH 4C Linh Đàm. Khu vực này không hẳn là ổ dịch mới nhưng mới bùng lên mạnh. Ngoài ra có các ổ dịch mới ở huyện Hoài Đức, quận Đống Đa (khu vực Văn Chương, Văn Miếu – Quốc Tử Giám), các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Đông Anh, Thạch Thất cũng vừa ghi nhận các ca bệnh mới và vẫn còn những đối tượng ở chưa giám sát hết” – ông Tuấn nói.
Dự kiến đến hết hôm nay 21-8, Hà Nội sẽ hoàn tất 1,3 triệu xét nghiệm diện rộng, từ xét nghiệm tính đến chiều 20-8 ghi nhận trên 20 trường hợp dương tính không có yếu tố dịch tễ, yếu tố chỉ điểm, nếu không xét nghiệm diện rộng thì không tìm ra các ca bệnh này vì bệnh nhân không có triệu chứng.
Video đang HOT
Ông Tuấn cho rằng nội đô của Hà Nội hiện dịch vẫn còn phức tạp và tiếp tục giãn cách, vì thế dịp nghỉ lễ sắp tới các tỉnh sẽ không về Hà Nội, Hà Nội cũng không về các tỉnh, không lây nhiễm từ các tỉnh vào Hà Nội và ngược lại, mà tập trung rà soát, bóc tách các ca F0 tại Hà Nội khỏi cộng đồng, mở rộng các vùng xanh.
Với tốc độ xét nghiệm và tình hình dịch cũng như các biện pháp chống dịch như hiện nay, ông Tuấn cho rằng sau 6-9 Hà Nội sẽ thay đổi được biện pháp chống dịch, thay vì giãn cách xã hội diện rộng.
Hà Nội cần làm gì để tránh bùng dịch nếu "mở cửa" trở lại?
Theo chuyên gia, nguy cơ của Hà Nội vẫn rất cao. Qua việc sàng lọc cho thấy vẫn có các F0 lẩn khuất trong cộng đồng. Việc giãn cách, thực hiện nghiêm 5K là biện pháp quan trọng để cắt đứt nguồn lây.
Nhiều vùng nguy cơ "lộ diện" nhờ xét nghiệm diện rộng
Từ đợt bùng phát dịch mới, Hà Nội đã ghi nhận 2.306 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 1.232 ca phát hiện tại cộng đồng. Hiện tại, quận Đống Đa, huyện Thanh Trì, Thường Tín đang là những "điểm nóng" của Thủ đô. Tuy nhiên vẫn có những dấu hiệu tích cực khi số F0 ghi nhận mới trong ngày đang có xu hướng đi ngang, trong đó số ca phát hiện mới trong cộng đồng đã giảm đáng kể so với giai đoạn cao điểm.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam, Hà Nội không để dịch bùng lên đã là thành công và thể hiện sự nỗ lực cố gắng của hệ thống chính trị đến nhân dân.
PGS Phu chia sẻ: "Ngay lập tức không thể đưa số ca bệnh mới trở về "0" nhưng hạn chế, cắt đứt được nguồn lây là hiệu quả rõ nét công tác phòng dịch đạt được trong thời gian qua".
Chuyên gia này cũng đánh giá chiến lược lấy mẫu xét nghiệm diện rộng có chỉ định của Hà Nội là một biện pháp hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh.
Xét nghiệm sàng lọc Covid-19 tại Hà Nội.
"Trong vòng một tuần qua, Hà Nội đã lấy hơn 300.000 mẫu xét nghiệm để sàng lọc, qua đó phát hiện một số ca F0. Đặc biệt, qua xét nghiệm rộng, sớm các trường hợp sốt phát hiện nhiều vùng nguy cơ ở các địa phương", PGS Phu phân tích.
Cùng với kiểm soát chặt chẽ người ra đường tại chốt kiểm dịch trên các tuyến đường, phố, Hà Nội cũng đã và đang triển khai hiệu quả các "Vùng xanh", trong đó phát huy được vai trò của tự quản, giám sát ngay được người ra vào từng ngõ, ngách.
Theo bà Lã Thị Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, một kênh thông tin rất hiệu quả để phát hiện ca bệnh là việc khai báo ho, sốt qua Bluezone, tờ khai y tế điện tử. Thực tế trong thời gian qua, từ tổng hợp của Sở Thông tin và Truyền thông hàng ngày, các trường hợp khai báo ho, sốt đã được lấy mẫu xét nghiệm và đã phát hiện nhiều ca F0. Do đó, người dân hãy tích cực khai báo y tế, đặc biệt là khi có các biểu hiện như ho, sốt, khó thở để được lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm, sàng lọc kịp thời.
Cần có chiến lược phù hợp nếu mở cửa trở lại
PGS Phu lưu ý rằng, nguy cơ của Hà Nội vẫn rất cao, qua việc sàng lọc cho thấy vẫn có các F0 rải rác, lẩn khuất trong cộng đồng, do đó việc giãn cách, thực hiện nghiêm 5K là biện pháp vô cùng quan trọng để cắt đứt nguồn lây. Bên cạnh đó, những nguy cơ lây nhiễm từ các chuỗi như: ngân hàng, bưu điện, shipper, đơn vị cung cấp hàng hóa vào siêu thị,... cũng cần phải được tập trung có biện pháp, không để lây lan từ đây.
Biện pháp mua hàng mới tại khu chợ truyền thống ở Hà Nội giúp đảm bảo giãn cách.
Ngoài ra, theo bà Lã Thị Lan, vẫn còn hiện tượng phong tỏa chưa chặt, người dân trong khu phong tỏa vẫn gặp gỡ, đi chợ trong khu vực,...
"Một số khu phong tỏa như Liên Ninh (Thanh Trì), Văn Chương (Đống Đa) hay Đông Anh,... vẫn phát hiện những ca dương tính. Vì vậy, giãn cách là biện pháp hiệu quả nhất để tránh lây lan, cần phải giám sát chặt các khu vực này thì mới không bùng phát dịch", bà Lan nhấn mạnh.
Để có thể kiểm soát tốt dịch bệnh, PGS Phu cho rằng, Hà Nội cần tiếp tục triển khai việc xét nghiệm diện rộng có chỉ định, tập trung vào đối tượng, địa bàn nguy cơ. Nhưng cần xác định rằng, xét nghiệm chỉ là thời điểm hiện tại, còn khi mở cửa, di biến động ra vào Hà Nội tăng thì vẫn có khả năng bùng dịch. Vì vậy, thành phố cần triển khai mạnh mẽ hơn việc giãn cách, 5K, quét mã QR ở các cơ quan, đơn vị, siêu thị, điểm công cộng kết hợp với đẩy mạnh tiêm vắc xin và nên tiêm cả đối tượng người già, người có bệnh nền.
"Đặc biệt, phải thực hiện nghiêm không được để tụ tập đông người tại các điểm tiêm, điểm lấy mẫu xét nghiệm, người dân thực hiện nghiêm giãn cách, không ra đường khi không có việc thực sự cần thiết", PGS Phu nhấn mạnh.
Người dân trên địa bàn Hà Nội khi có một trong các biểu hiện như: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, cần thực hiện ngay một trong các hình thức sau để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí:
- Khai báo y tế trên website www.tokhaiyte.vn hoặc trên ứng dụng Bluezone.
- Liên hệ CDC Hà Nội (0969.082.115 hoặc 0949.396.115);
- Liên hệ đường dây nóng của Sở Thông tin và Truyền thông: 0889.55.66.55 và 0889.55.77.55.
- Liên hệ Trạm y tế phường, xã nơi cư trú.
Phó Thủ tướng: Báo động tình trạng dịch "tấn công" hệ thống chợ, siêu thị Theo Phó Thủ tướng, qua phân tích dịch tễ ở nhiều địa phương, tình trạng lây nhiễm dịch qua hệ thống phân phối rất đáng báo động; là nguy cơ lớn làm bùng phát dịch trên diện rộng. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 (Ảnh: VGP). Văn phòng Chính phủ...