Vì sao dù rất giàu có đàn ông Qatar vẫn “khổ sở” để lấy được vợ?
Không phải cứ giàu có là đàn ông sẽ dễ dàng lấy được vợ. Qatar là minh chứng điển hình cho điều này.
Qatar trong thời gian gần đây được truyền thông và dư luận quốc tế đổ dồn sự chú ý khi World Cup 2022 sắp đi đến hồi kết. Mọi mặt đời sống của người dân nơi đây cũng vì thế mà nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Một trong những điểm “khác lạ” ở Qatar đó chính là đàn ông nơi đây rất khó lấy vợ dù điều kiện khá giả đi chăng nữa.
Đất nước đàn ông khổ vì lấy vợ
Qatar được biết đến là một quốc gia vùng Vịnh giàu có hàng đầu thế giới nhưng đó cũng chính là nguyên nhân khiến đàn ông nơi đây khó lấy vợ. Những đám cưới ngày càng trở nên xa hoa hơn làm đàn ông Qatar phải chật vật để có thể thanh toán các hóa đơn cho hôn lễ.
Một người đàn ông đang ở độ tuổi kết hôn tên Jamal Qassim cho biết mình phải chi đến 450 nghìn riyal Qatar (hơn 3 tỷ đồng) cho đám cưới. Anh phải mất đến 9 năm mới có đủ tiền chi trả cho hôn lễ.
” Tôi thậm chí chưa một lần đi du lịch bên ngoài Qatar. Tôi phải sống tiết kiệm từng chút một. Tôi không mua cho mình một chiếc xe sang trọng“, anh cho hay.
Video đang HOT
Tổ chức hôn lễ ở Qatar thường rất tốn kém
Và Jamal lại càng nuối tiếc nhiều hơn khi anh và vợ cuối cùng đã đường ai nấy đi chỉ sau một thời gian ngắn. Hassan Al-Ibrahim, một nhà bình luận người Qatar cho biết ở đất nước này việc muốn tổ chức một đám cưới nhỏ, tiết kiệm sẽ khiến các khách mời tham dự cảm thấy bị thiếu tôn trọng.
Vì vậy hầu hết đám cưới thường được tổ chức xa hoa, đắt đỏ và chú rể sẽ là người chi toàn bộ số tiền này bởi ở đất nước Qatar, các hóa đơn được mặc định là do đàn ông chi trả. Gánh nặng tài chính khiến đàn ông tại Qatar “khổ” vì kết hôn. Các ngân hàng ở đây thậm chí còn cung cấp các khoản vay kết hôn cho công dân với mức lãi suất hấp dẫn.
Khó khăn trăm bề
Mặc dù Qatar nổi tiếng về sự giàu có, nhưng thu nhập bình quân hàng năm của người dân bình thường ở nước này chỉ là 75.400 USD (1,7 tỷ đồng)/năm). Sự mất cân bằng giới tính ở quốc gia này khi nam nhiều hơn nữ càng làm cho tình hình càng khó khăn hơn.
Nhiều gia đình Qatar không chỉ có một con trai và họ phải trả nhiều tiền mỗi khi các con kết hôn, món tiền sính lễ đắt đỏ như vậy rõ ràng sẽ khiến họ bị choáng ngợp. Khi tỷ lệ đàn ông cao hơn phụ nữ thì gia đình cô dâu càng có nhiều sự lựa chọn hơn.
Đàn ông Qatar hiện cũng dấy lên làn sóng kết hôn với cô dâu nước ngoài. Tuy nhiên, pháp luật Qatar yêu cầu đàn ông Hồi giáo chỉ được kết hôn với phụ nữ Hồi giáo, còn phụ nữ nước ngoài nếu kết hôn với đàn ông Qatar thì phải cải đạo. Vì tình trạng “trọng nam khinh nữ” rất mạnh mẽ và việc Qatar công nhận tính hợp pháp của chế độ đa thê, không có nhiều cô dâu nước ngoài thực sự sẵn sàng muốn kết hôn với đàn ông Qatar.
Hôn lễ ở Qatar luôn được tổ chức rất hoành tráng
Đối với tầng lớp trung lưu và bình dân ở Qatar, kết hôn đồng nghĩa với việc gánh thêm một khoản nợ, khiến hôn nhân căng thẳng ngay từ khi bắt đầu. Đàn ông Qatar cũng phải tặng quà cưới, thường là trang sức đắt tiền cho cô dâu. Họ cũng phải trả tiền tiệc cưới cho cả nhà trai và nhà gái.
Fadi Attieh, nhân viên công ty tổ chức sự kiện La Noce ở Doha, cho biết đám cưới ở nhà trai rất đơn giản, thường là chỉ tới chào hỏi, ăn uống rồi tạm biệt. Tuy nhiên, đám cưới của nhà gái thường được tổ chức cực kỳ hoành tráng.
Aisha, một người phụ nữ ở Qatar, sinh ra trong một gia đình đông anh em. Vì thế, đám cưới của cô chắc chắn phải tổ chức thật lớn vì số khách nhà ngoại khoảng 100 người, còn nhà nội là 250. Phụ nữ nơi đây cho rằng đàn ông dám bỏ tiền làm đám cưới xa hoa cho vợ thì càng khẳng định giá trị của mình.
Qatar - Trung Quốc ký hợp đồng LNG dài nhất lịch sử
Thỏa thuận cung cấp LNG mới nhất giữa Qatar và Trung Quốc kéo dài đến 27 năm, khiến nó trở thành bản hợp đồng LNG dài hạn nhất trong lịch sử của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Giám đốc QatarEnergy Saad al-Kaabi. Ảnh: Reuters
Tập đoàn QatarEnergy vừa ký thỏa thuận dài 27 năm về việc cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho tập đoàn Sinopec của Trung Quốc. Hợp đồng này trị giá 60 tỷ USD và là thỏa thuận mua bán LNG lâu năm nhất của Trung Quốc tính đến nay, diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tìm cách để tăng cường an ninh năng lượng cho nhiều thập kỷ tới.
Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi cuối tháng 2, sự tranh giành trên toàn cầu đối với mặt hàng LNG đã trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Các diễn biến của thị trường biến động khó lường đã thúc đẩy người mua tìm kiếm các thỏa thuận dài hạn hơn.
Châu Âu hiện cần nhập khẩu lượng lớn LNG để thay thế nguồn cung khí đốt chảy qua các đường ống dẫn từ Nga, vốn chiếm gần 40% lượng nhập khẩu của lục địa này.
"Hôm nay là một cột mốc quan trọng đối với thỏa thuận mua bán đầu tiên của dự án North Field East. Đó là hợp đồng cung cấp 4 triệu tấn trong 27 năm cho Sinopec của Trung Quốc. Điều này cho thấy các giao dịch dài hạn quan trọng đối với cả người bán và người mua", Giám đốc QatarEnergy Saad al-Kaabi phát biểu trước khi lễ ký kết được tổ chức tại Doha ngày 21/11.
North Field là một phần của mỏ khí đốt lớn nhất thế giới mà Qatar đang chia sẻ với Iran. Đầu năm nay, QatarEnergy đã ký năm thỏa thuận cho dự án North Field East (NFE) và ba hợp đồng cho North Field South.
WORLD CUP 2022: Israel, Qatar khởi hành chuyến bay thương mại trực tiếp đầu tiên Dù chưa chính thức bình thường hóa quan hệ, song Israel và Qatar sẽ khởi hành chuyến bay thương mại trực tiếp đầu tiên giữa hai nước từ ngày 20/11 nhằm phục vụ khán giả Israel tới Doha xem Vòng chung kết World Cup 2022. Ảnh minh họa: financialmirror.com Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, chuyến bay thuê bao, do hãng hàng...