Vì sao đi bộ tập thể dục thường xuyên mà không giảm cân?
Đi bộ là hình thức tập thể dục phù hợp với hầu hết mọi người và có thể tập dù bạn đang sinh sống ở bất cứ đâu. Đi bộ không những có tác dụng giúp các khớp linh hoạt mà còn giúp giảm cân.
Đi bộ với cùng một tốc độ trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến kết quả giảm cân – SHUTTERSTOCK
Bất kỳ ai cũng có thể giảm cân bằng cách đi bộ. Tuy nhiên, đi bộ thời gian dài mà không giảm được cân thì có thể do một số nguyên nhân sau:
Đi chưa đủ nhanh
Nếu đi bộ trong thời gian dài mà chưa thể giảm cân thì hãy tăng tốc độ đi. Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo mọi người nên tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần.
“Tập thể dục ở cường độ vừa phải thì hơi thở phải cảm thấy mệt khi tập và khó nói chuyện cho trôi chảy”, MSN dẫn lời huấn luyện viên chuyên nghiệp người Mỹ Chris Kelly.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo 30 phút/ngày là khoảng thời gian tối thiểu để tập luyện. Nếu bạn quá bận rộn không có đủ thời gian để đi bộ 30 phút một lần thì hãy chia nhỏ ra.
Người đi bộ vẫn có thể có được những lợi ích sức khỏe nhờ đi bộ khi họ chia thời gian đi ra nhiều lần trong ngày, chẳng hạn đi trước khi vào giờ làm, đi khi nghỉ trưa hay buổi tối. Quan trọng là phải đảm bảo đi bộ ít nhất 30 phút/ngày.
Video đang HOT
Đi với cùng một tốc độ trong thời gian dài
Đi bộ với cùng một tốc độ trong thời gian dài có thể khiến cơ thể thích ứng được với cường độ vận động đó và làm việc giảm cân không còn hiệu quả.
“Phương pháp tập luyện cường độ cao ngắt quãng (HIIT) được chứng minh là có lợi cho sức khỏe và giúp giảm cân”, ông Chris cho hay.
Với đi bộ, cách áp dụng HIIT là hãy đi với tốc độ nhanh hơn trong thời gian ngắn, sau đó đi lại tốc độ chậm để hồi phục sức và tiếp tục đi lại với tốc độ nhanh, ông nói thêm.
Đi bộ trên cùng một tuyến đường trong thời gian dài
Cũng giống với việc đi cùng một tốc độ trong thời gian dài, đi cùng một tuyến đường cũng có thể khiến cơ thể thích ứng. Cơ thể cần được thử thách để đốt nhiều năng lượng hơn.
Cách tốt là hãy thay đổi lộ trình đi, chẳng hạn như đi ở những con đường dốc hơn, theo MSN.
Theo thanhnien
Bí quyết khỏe hơn người thường của ông lão khỏi bệnh ung thư vòm họng hơn 48 năm
Đến BV K để khám về gan mật, ông Hà Hữu Hiệu (77 tuổi, Yên Lãng, Hải Phòng) khiến các bác sĩ bất ngờ khi mang theo "Thẻ ra viện", Phiếu chữa quang tuyến", bệnh án của BV K từ năm 1970 ông điều trị bệnh ung thư vòm họng. Sau điều trị ung thư vòm họng gần 48 năm, đây là lần đầu tiên ông quay trở lại bệnh viện.
Giữa tháng 10/2018. ông Hiệu đến BV K Hà Nội khám do phát hiện khối u ở đầu tụy. Khi thấy trên tay ông những "dấu tích" của lần chữa bệnh 48 năm trước, các y, bác sĩ bệnh viện K đầy bất ngờ.
Xem xét kỹ lưỡng những giấy tờ ông gói ghém cẩn thận mang theo, các bác sĩ biết được ông vào BV K tại 43 Quán Sứ điều trị vào tháng 9/1970, khi đó ông mới 29 tuổi, đang là giáo viên trường trung học Nông nghiệp Hải Phòng.
Khi được chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn 1, ông được điều trị xạ trị theo phác đồ trong hơn 2 tháng. Ngày điều trị cuối cùng của ông là 19/12/1970, 3 ngày sau ông được xuất viện.
Kết quả khám lại từng lần sau đó: 1 tháng, 2, 3, 6 tháng, sau 1, 2,3 và 4 năm đều được ghi chép lại rõ ràng với kết luận bệnh ổn định.
Bí kíp sau 48 năm mới phải nhập viện
Lên thăm ông Hiệu đang nằm viện tại khoa Gan Mật, cô Hà Thị My, em gái ông Hiệu nhớ lại thời điểm điều trị ung thư vòm họng 48 năm trước, ông không ăn được cơm mà ăn cháo suốt hơn 3 tháng trời. Ông gầy rộc, hai má xám xịt vì xạ trị. Cả nhà khi ấy ai nấy đều lo lắng, thấp thỏm. Tuy nhiên sau khi khỏi bệnh trở về nhà sức khỏe ông hồi phục tốt, sinh hoạt, lao động bình thường và đây là lần đầu ông phải nhập viện sau trận ốm nặng cách đây 48 năm.
Ở tuổi 77, ông Hiệu với mái tóc, chòm râu bạc phơ vẫn giữ tinh thần lạc quan với bệnh tật của mình. Vì với ông, sống thêm 48 năm sau điều trị ung thư vòm họng đã là một kì tích.
Ông Hiệu cho biết, sau khi điều trị ung thư vòm họng, ông không còn tiếp tục làm giáo viên mà quay trở về công việc đồng áng hàng ngày và vẫn đam mê đọc sách. Công việc lao động chân tay ông chủ động được toàn thời gian, đầu óc thảnh thơi và tuân thủ một chế độ sinh hoạt đều như nhịp đồng hồ.
Ngày lạnh cũng như ngày nóng, ông đều đặn dậy tầm 4-5h sáng để tập thể dục. Vì sáng sớm, nên đầu tiên ông tập bài vẩy tay tại chỗ, cả vài trăm cái một lần, rồi đi bộ quanh nhà.
Ông cũng không uống chất kích thích, ăn uống điều độ. Ngày nào cũng như ngày nào ông ăn đủ 3 bữa, mỗi bữa 2 bát cơm. Ông Hiệu cũng tuyệt đối không ăn đồ nguội, không ăn ở chợ, không ăn thức ăn đã để qua đêm, không bao giờ bỏ bữa sáng.
Ngoài công việc đồng áng, ông cũng tham gia câu lạc bộ thơ văn, sinh hoạt văn thơ với những người cùng sở thích khiến tinh thần ông luôn phấn chấn, tươi trẻ.
Chị Hà Thị Như(52 tuổi), con gái ông Hiệu cho biết chị khâm phục việc tuân thủ giờ giấc ngủ nghỉ, lao động của bố. Mọi cái đều rất chỉn chu, tuyệt nhiên không có những điều vì đột xuất để khiến ông phải bỏ bữa, bỏ giấc. Kể cả những khi ươn người, hơi mệt ông vẫn cố gắng duy trì giờ giấc ăn uống, sinh hoạt. Có lẽ đó là bí kíp để ông luôn mạnh khỏe, đây là đợt ốm đầu tiên ông phải nhập viện sau 48 năm điều trị ung thư vòm họng.
Chị Như kể thêm, ngoài bị ngãng tai, trước đó bố chị không có bệnh gì, ít khi ốm đau, ăn uống, ngủ đều dễ. Tuy nhiên gần hai tháng nay ông đi ngoài không bình thường. Thấy có hiện tượng không bình thường, ông đã chủ động thay đổi chế độ ăn nhưng không có tác dụng và ăn ngủ kém đi khiến ông sụt đến 5kg.
Khi đi khám bệnh, ông được chẩn đoán loét dạ dày, giãn ống mật, nang thận, thận có sỏi bùn, phì đại tuyến tiền liệt, có u ở đầu tuỵ. Từng điều trị tại Bệnh viện K trước đó 48 năm và rất tin tưởng Bệnh viện nên lần này gia đình cũng xin chuyển viện cho ông lên Bệnh viện K.
Trước bệnh tật của mình, ông Hiệu vẫn giữ tinh thần lạc quan. Ông còn động viên con cháu, lẽ ra ông đã chết từ mấy chục năm trước khi bị ung thư vòm họng nhưng các bác sĩ BV K đã cứu ông, giúp ông sống thêm 48 năm nữa để con cái trưởng thành.
Lần này lên Bệnh viện K khám chữa bệnh, ông phải gặp bằng được Ban Giám đốc Bệnh viện để cảm ơn vì đã điều trị khỏi bệnh cho ông trong những năm qua. Hiện ông đang được điều trị nội trú tại khoa Gan Mật Tụy để các bác sĩ đánh giá, hội chẩn phương pháp điều trị tốt nhất cho ông.
Hồng Hải
Theo Dân trí
4 cách hiểu sai về việc tập thể dục sau tuổi 50 Trên 50 tuổi vẫn chưa phải là quá muộn để một người bắt đầu tập luyện và có được cơ thể săn chắc. Nếu ai đó từng nghe lời khuyên không nên tập thể dục quá nhiều khi bước qua tuổi 50 thì chúng có thể sai. Tập nâng tạ đúng cách với trọng lượng vừa phải có thể giúp tăng cường sức...