Vì sao đến Sa Pa nhất định phải thưởng thức phở Cốn Sủi?
Cốn sủi là món ăn độc đáo của người dân tộc ở Sa Pa, tuy chỉ mới xuất hiện vài năm nhưng đã chinh phục được các thực khách khắp bốn phương.
Đến Sa Pa phải thử phở Cốn Sủi
Đây là câu nói của hầu hết du khách từng du lịch tại Sa Pa review lại khi đặt chân đến thị trấn sương mờ này những năm trở lại đây.
Phở Cốn sủi là món ăn nhất định phải thử khi du lịch đến Sa Pa
Phở cốn sủi nghe tên có vẻ giống sủi cảo nhưng thực chất đây là món ăn khô trong nước xốt (hay còn gọi là phở khan). Những ai lần đầu thưởng thức món ăn đặc biệt này, chắc hẳn sẽ rất ngạc nhiên.
Bởi cuốn sủi có sự quen thuộc của món phở Hà Nội khi cùng được làm từ những sợi bánh phở mềm mềm nhưng lại không có nhiều nước như phở.
Cả tô bánh được rưới lên thứ nước sốt đặc sệt như bánh canh Huế, Sài Gòn chỉ đủ để làm ướt bánh phở trắng tinh, sợi to đặt dưới đáy bát.
Trên lớp phở, đầu bếp rắc lên chút mỳ bằng củ rong hoặc khoai lang rang giòn cùng nhiều gia vị, thịt bò được nấu sền sệt kì công.
Tiếp theo đó là chút thịt lợn thái sợi, miếng trứng luộc cắt làm tư và một chút bột tiêu nhỏ mịn, hạt đậu phộng dã nhuyễn được đặt lên trên cùng.
Đặc biệt, nhiều du khách chia sẻ phở Cốn sủi ông Há ở 436 đường Điện Biên Phủ có vị đậm đà, hấp dẫn hơn cả
Chị Đào Mỹ Linh (du khách từ Hà Nội đi Sa Pa) chia sẻ, đến Sa Pa phải thử vị phở Cốn Sủi, đặc biệt là Cốn Sủi ông Há ở 436 đường Điện Biên Phủ bởi sự đậm đà, ngây ngất của thứ nước sốt đặc sệt rưới lên bánh. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hương vị của món cuốn sủi Sa Pa.
Video đang HOT
Theo đầu bếp tại đây chia sẻ, nước sốt cốn sủi phải được làm từ xương ống lợn ninh nhừ khoảng năm tiếng, kèm theo một số gia vị thơm đậm mùi hương của quế, của thảo quả, của núi rừng Tây Bắc.
Bát cốn sủi ngon khi nước sốt ngọt vừa đủ, không đượm quá và cũng không quá nhạt, khiến cho bát phở vừa thơm lại vừa ấm nóng và đậm đà lạ miệng.
Khi ăn, tuỳ sở thích từng người có thể cho thêm rau thơm, vài lát ớt, tương ớt… rồi cứ thế đảo đều lên là ăn được. Ngoài ra, món ăn này còn được ăn kèm với dưa cải muối thái nhỏ trộn chua ngọt để tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn.
“Xuất phát từ thương hiệu gốc Hoa đã thành danh ở thành phố Lào Cai, quán ông Há cơ sở Sa Pa tại 436 đường Điện Biên Phủ cũng nổi tiếng không khác gì quán gốc, với giá 35.000 đồng/bát, không thay đổi kể cả trong dịp Tết, lễ”, một người dân tại Sa Pa bật mí thêm.
Tại đây, ngoài cốn sủi còn có cả mì vằn thắn và sủi cảo vừa ngọt thịt, vừa ngọt rau, thanh mát và mang đến cảm giác dễ chịu, ấm áp trong những ngày đông sương mù giăng kín.
Từ Hà Nội đi Sa Pa, xe khách là phương tiện tối ưu hơn cả
Đi gì đến Sa Pa?
Để di chuyển đến Sa Pa, du khách miền Trung và miền Nam có thể di chuyển bằng máy bay ra Hà Nội, của các hãng hàng không giá rẻ như VietJet, Jetstar, Bamboo hay hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines và nên săn vé sớm để nhận được nhiều ưu đãi và giá vé rẻ hơn.
Từ Hà Nội đi Sa Pa, du khách có thể đi bằng xe khách hoặc tàu hoả. Nếu di chuyển bằng tàu hoả, khi đến ga TP Lào Cai, du khách có thể di chuyển bằng xe bus số 01 lên Sa Pa.
Để tiện lợi hơn, du khách nên lựa chọn xe khách để di chuyển thẳng từ Hà Nội – Sa Pa, một số nhà xe nổi tiếng chạy tuyến này như: Interbus Lines, Sao Việt hay Hà Sơn – Hải Vân,… với nhiều lựa chọn giường nằm (giường đơn, giường đôi hay cabin tình yêu). Trên xe được trang bị nhiều tiện ích như: tivi, ổ cắm sạc điện thoại thông minh, rèm riêng tư, điều hoà, nước uống,…
Thời gian di chuyển khoảng 5 – 6 tiếng đồng hồ với giá vé dao động từ 260 – 360 nghìn đồng/người/lượt. Du khách có thể tìm số Hotline của các hãng xe này thông qua tìm kiếm trên google.
Nhiều khách du lịch chia sẻ ấn tượng với những chuyến xe của hãng Interbus Lines trang trí đẹp mắt và tiện ích
Được biết, dịp này, hãng xe Interbus Lines đang cung cấp thêm 3 mẫu xe mới gồm Interdoremon, Interpikachu và xe ông già Tuyết cưỡi Tuần lộc đúng dịp lễ hội Giáng sinh 2022 với những hình dán Doremon, Pikachu, tuần lộc ngộ nghĩnh bên ngoài xe.
Chưa hết, ngay bên trong khoang hành khách cũng được đặt những thú bông và chăn hình Doremon và Pikachu mềm mại, ấm áp giúp du khách có trải nghiệm êm ái suốt nhiều tiếng đồng hồ trên xe chờ đến với vùng đất Sa Pa thơ mộng.
Anh Hoàng Hải (du khách đến Sa Pa) cho biết, thiết kế và trang trí của hãng xe này rất hiện đại, bắt mắt, phù hợp với giới trẻ và gia đình đi du lịch, mang đến cảm giác thích thú cho các bạn nhỏ.
Đồng thời cho biết, nếu du khách mua vé khứ hồi đặt qua app sẽ được giảm từ 40-100.000 đồng, tuỳ loại giường nằm.
Ngoài ra, hãng xe cũng hỗ trợ đặt dịch vụ combo trọn gói theo nhu cầu, giá tiền (với các dịch vụ như: di chuyển, nơi ăn nghỉ, vé vui chơi tại các điểm du lịch ở Sa Pa,…) sẽ tiện lợi và yên tâm hơn bởi mọi vấn đề phát sinh đều có nhân viên hỗ trợ xử lý.
Không phải phở bò hay phở gà, Sa Pa níu chân du khách bằng phở cốn sủi có 1-0-2
Cũng là phở nhưng cách chế biến của người Sa Pa lại khác xa với những địa phương khác. Không lâu đời như món phở truyền thống của người miền xuôi, phở cốn sủi của người Sa Pa chỉ mới xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng đã nhanh chóng thu hút khách du lịch bốn phương.
Phở cốn sủi là món ăn được nhiều người lựa chọn khi đến Sa Pa. (Ảnh: dulichchat)
Vốn là nơi gần với biên giới nên ẩm thực Sa Pa khá đa dạng khi đón nhận không ít món ăn của người Hoa theo dân buôn bán du nhập vào. Cốn sủi cũng giống như vậy. Hiện tại, món ăn này đã trở nên phổ biến và là đặc sản không thể bỏ qua khi đến Lào Cai.
Món ăn này có nguồn gốc từ người Hoa. (Ảnh: dulichvietnam.com)
Cốn sủi có nghĩa là món ăn khô trong nước sốt (cốn - khô, sủi - nước sốt) hay còn được gọi là phở khan. Món này cũng có phần bánh phở mềm như phở bò, phở gà dưới xuôi nhưng lại không được chan ngập nước dùng, thay vào đó đầu bếp sẽ rưới một phần nước sốt sánh mịn vừa đủ để làm ướt bánh phở mà thôi.
Nước dùng của phở Sa Pa hơi sánh và chỉ chan vừa đủ. (Ảnh minh họa)
Những nguyên liệu ăn kèm cũng khá đặc biệt. Người Sa Pa thường cho thêm những mì được làm bằng bột củ dong. Do đã được rang từ trước nên sợi mì ăn rất giòn, gần như tan trong miệng khi nhai. Ngoài ra còn có thịt lợn thái sợi, trứng luộc cắt làm tư và một chút bột tiêu nhỏ mịn, đậu phộng giã nhuyễn ở trên cùng.
Phở cốn sủi có thêm mì củ dong ăn lạ miệng. (Ảnh minh họa)
Linh hồn của món phở này nằm ở nước sốt sánh mịn, đậm đà. Xương ống mua về rửa sạch, hầm liên tục trong 5 tiếng để toàn bộ chất ngọt, béo từ tủy xương tiết ra, hòa quyện với mùi thơm của quế, thảo quế,... mang đến một hương vị đậm chất núi rừng Tây Bắc. Nước sốt ngon là khi đạt được độ sánh vừa đủ, vị mặn ngọt hài hòa, ăn cùng với bánh phở sẽ vừa miệng chứ không vị nào lấn át vị nào.
Nước dùng có vị đậm đà vừa phải, không quá nhạt hay quá mặn. (Ảnh minh họa)
Phở cốn sủi cũng được ăn kèm với rau thơm, tương ớt, ớt tươi thái lát và đặc biệt phải có thêm cải muối chua ngọt thái nhỏ. Đây chính là thành phần giúp vị của cốn sủi trở nên đặc biệt, có 1-0-2 và khác biệt với những món nước khác.
Cốn sủi thường ăn kèm với rau thơm và dưa muối chua ngọt. (Ảnh: dulichchat)
Món ăn này được bán quanh năm nên dù du lịch Sa Pa vào thời điểm nào, du khách cũng dễ dàng tìm được một hàng cốn sủi với mức giá trung bình khoảng 35.000 đồng/bát.
Súp rắn Trung Quốc khiến du khách toát mồ hôi vì sợ Súp rắn luôn được xem là một trong những món ăn đặc biệt nhất ở Trung Quốc. Tuy không phù hợp với mọi du khách, nhưng nhiều người đã thử và ấn tượng với hương vị của nó. Súp rắn Trung Quốc khiến du khách toát mồ hôi vì sợ Súp rắn được chuộng ở vùng Đông Nam của Trung Quốc. Người dân...