Vì sao đến nay chưa có kết luận thanh tra tại Bộ Y tế?
Hơn một năm trôi qua, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra tại Bộ Y tế, Thanh tra Chính phủ vẫn chưa thể công bố kết luận thanh tra về 3 nội dung được xã hội cực kỳ quan tâm: sử dụng quỹ bảo hiểm y tế; mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư tiêu hao; đấu thầu thuốc chưa bệnh.
Chuyện gì đang diễn ra ở Bộ Y tế và Thanh tra Chính phủ?
Cuộc thanh tra lớn, nhiều kỳ vọng
Sáng 23/9/2019, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra việc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế; mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư tiêu hao; đấu thầu thuốc chưa bệnh.
Tham dự lễ công bố quyết định có ông Trần Ngọc Liêm, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế; đại diện lãnh đạo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, và các đại diện vụ, cục trực thuộc bộ Y tế, lãnh đạo các đơn vị y tế thuộc Bộ Y tế, các sở Y tế…
PGS.TS.Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi công bố quyết định thanh tra
Theo Quyết định Thanh tra số 656/QĐ-TTCP ngày 17/9/2019, Đoàn thành tra gồm 16 thành viên do ông Vũ Đức Tâm, Thanh tra viên cao cấp, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I), Thanh tra Chính phủ làm Trưởng Đoàn sẽ thanh tra việc sử dụng quỹ bảo hiểm; mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư tiêu hao; đấu thầu thuốc chữa bệnh tại Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và một số cơ sở khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế. Kiểm tra, xác minh nội dung liên quan tại một số cơ sở y tế thuộc bộ, địa phương.
Thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2014 đến ngày 31/12/2018 (khi cần thiết có thể xem xét trước hoặc sau thời kỳ này). Thời hạn thanh tra là 80 ngày làm việc thực tế kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra (không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).
Video đang HOT
Chia sẻ về cuộc thanh tra quy mô lớn lần này, Phó Tổng thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm cho hay, đây là cuộc thanh tra với nội dung rất rộng. Thanh tra Chính phủ cũng chưa có đoàn thanh tra nào mà đông thành viên như cuộc thanh tra này. Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đánh giá đây là một đoàn thanh tra lớn đảm nhận trách nhiệm thanh tra với 3 nội dung rất phức tạp, đang được dư luận xã hội rất quan tâm.
Ông Trần Ngọc Liêm, Phó Tổng thanh tra Chính phủ phát biểu tại buổi công bố quyết định thanh tra
“Cuộc thanh tra này xác định với mục tiêu chính là giúp Thủ tướng Chính phủ nhìn thấy được những cơ chế, chính sách bất cập thì cần phải được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp, đặc biệt là trong lĩnh vực liên quan đến người bệnh”, Phó Tổng thanh tra Trần Ngọc Liêm cho biết.
Việc thanh tra này căn cứ theo ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Chuyện gì đang diễn ra?
Đoàn Thanh tra có 80 ngày làm việc thực tế, nhưng đã một năm vẫn chưa có kết luận. Vậy có vướng mắc gì không?
Thanh tra nhằm vào 3 vấn đề rất dân sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân: sử dụng quỹ bảo hiểm y tế; mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư tiêu hao; đấu thầu thuốc chưa bệnh.
Chính vì vậy, dư luận đặt câu hỏi: Vì sao thời gian vừa qua xảy ra chuyện ở Bệnh viện Bạch Mai, CDC Hà Nội, khiến cơ quan công an phải khởi tố vụ án, bắt tạm giam một số người liên quan, vậy sao Thanh tra Chính phủ vẫn đang “nghiên cứu” gì mà chưa ra được kết luận?
Chưa kể đến một số vụ việc đã xảy ra liên quan 3 vấn đề quan trọng mà Thanh tra Chính phủ đang làm (bảo hiểm y tế, mua sắm thiết bị và đấu thầu thuốc chưa bệnh) gây xôn xao ở một số địa phương, nhưng chưa thấy kết luận nào liên quan từ đoàn Thanh tra tại Bộ Y tế.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm bị khởi tố, bắt giam do liên quan sai phạm trong mua sắm trang thiết bị y tế chống dịch.
Theo nguồn tin riêng của Đại Đoàn Kết, Trưởng đoàn thanh tra tại Bộ Y tế là ông Vũ Đức Tâm, Vụ Phó Vụ 1 Thanh tra Chính phủ đã về hưu từ 1/9/2020 (năm 2018, ông Tâm từng là Trưởng Đoàn thanh tra dự án mở rộng thanh tra Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2- Công ty Gang thép Thái Nguyên). Ông Vũ Đức Tâm có đề nghị với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ được gia hạn thời gian về hưu để tiếp tục theo đuổi việc thanh tra tại Bộ Y tế, tuy nhiên đề nghị của ông không được chấp thuận. Ngay sau đó, ông Tâm đã có ý kiến với các cơ quan chức năng, rằng quá trình thanh tra của ông tại Bộ Y tế không được suôn sẻ.
Hiện nay, người thay ông Tâm làm trưởng đoàn thanh tra tại Bộ Y tế là ông Lê Hồng Lĩnh, Vụ trưởng Vụ 3 (Thanh tra Chính phủ).
Đây là cuộc thanh tra diện rộng, Thanh tra Chính phủ làm việc tại Bộ Y tế và các bệnh viện lớn; còn sở Y tế 64 tỉnh, thành là do Thanh tra tỉnh tiến hành.
100% doanh nghiệp phải công khai giá thiết bị y tế vào cuối năm nay
Thừa nhận có tình trạng nâng giá thiết bị y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết sắp tới Bộ ban hành thông tư hướng dẫn để dự kiến tới 31/12/2020 tất cả các đơn vị, doanh nghiệp phải công khai giá trang thiết bị y tế.
(Ảnh minh họa)
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết tại họp báo chính phủ chiều 2/10 khi trả lời báo chí liên quan tới sai phạm nâng giá thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khẳng định chủ trương xã hội hoá về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế là chủ trương đúng đắn, đã được thông qua trong Nghị quyết của Quốc hội, các Nghị định 16, 42, 43 của Chính phủ và Bộ Y tế đã ban hành thông tư về vấn đề này.
Chủ trương xã hội hóa đã đạt được nhiều thành tựu, người dân được thụ hưởng ở mức chi phí không cao, hạn chế việc ra nước ngoài điều trị. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận, thông qua xã hội hóa xảy ra tình trạng nâng giá thiết bị, cụ thể như vụ việc tại Bệnh viện Bạch Mai - ông Sơn nói.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Bộ Y tế không phải bây giờ mới có rà soát đề án đầu tư trang thiết bị y tế. Trước đây, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị rà soát lại các đề án, Giám đốc các Sở Y tế, người đứng đầu các bệnh viện phải có trách nhiệm khi phê duyệt đề án dịch vụ y tế, công khai đến người dân.
Từ năm 2019, Bộ Y tế đã được Thủ tướng chỉ đạo xây dựng 2 thông tư về giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ y tế theo yêu cầu. Bộ đã xây dựng dự thảo thông tư từ quý I, quý II năm 2019. Tuy nhiên, khi ban hành thông tư cần phải có sự chấp thuận của các bộ, ngành, phụ thuộc vào chỉ số giá tiêu dùng, không để ảnh hưởng tới CPI, mặt khác dịch COVID-19 cũng có ảnh hưởng.
Bộ Y tế dự định ban hành thông tư sớm nhất để hướng dẫn các đơn vị có trách nhiệm công khai giá dịch vụ theo yêu cầu, tuân thủ theo khung giá của Bộ Y tế. Gần đây nhất, Bộ Y tế cũng đã thực hiện việc công khai giá trang thiết bị lên Cổng TTĐT Bộ Y tế. Giá thuốc, vật tư y tế cũng được công khai để làm kênh thông tin khi tổ chức mua sắm, xã hội hoá.
"Các doanh nghiệp phải có trách nhiệm công khai giá dịch vụ lên Cổng TTĐT Bộ Y tế. Chúng tôi dự kiến từ tháng 9/2020, hoàn tất vào 31/12/2020, tất cả các doanh nghiệp phải công khai giá các trang thiết bị y tế như vậy" - Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho hay.
Vụ nâng giá ở BV Bạch Mai không phải đầu tiên, cũng không phải cuối cùng Tại phiên họp báo thường kỳ của Chính phủ tháng 9 diễn ra chiều 2/10, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng - người phát ngôn Bộ Công an, cho biết vụ việc nâng giá thiết bị y tế ở Bệnh viện Bạch Mai không phải là vụ đầu tiên, nhưng cũng không phải là vụ cuối cùng được điều tra tại...